Hãy nhặt một cọng rác cho quê hương sạch hơn

Lê Thanh Phong |

Những con đường ở Huế sạch đến bất ngờ, bất ngờ không phải với du khách mà ngay chính người dân Huế. Mỗi tuần đến “Ngày chủ nhật xanh” là thêm nhiều người tham gia dọn rác trồng hoa, Huế sạch đẹp thêm từng ngày. Câu chuyện dọn rác ở Huế lan tỏa đến cộng đồng, các địa phương khác cũng muốn bắt tay hành động để sạch như Huế.

Lãnh đạo phải xông lên trước

Các phong trào dọn rác có nhiều rồi, nhưng không thành công, bởi vì nó chỉ là phong trào. Dọn rác không thể làm theo phong trào ồn ào, mà kiên nhẫn, liên tục, bền bỉ, may ra việc mới thành.

Ban đầu, người ta thấy ông Phan Ngọc Thọ, Chủ tịch tỉnh Thừa Thiên - Huế đi dọn rác, có vẻ như chưa mấy ai tin, cho rằng là “diễn”. Nhưng mặc cho những tiếng xì xào, không chỉ ông chủ tịch, mà các vị phó chủ tịch tỉnh cũng tham gia dọn rác theo chương trình “Ngày chủ nhật xanh”.

Trong thư gửi người dân Huế kêu gọi dọn rác, ông Phan Ngọc Thọ viết: “Có thể một thời gian nữa nền kinh tế của tỉnh nhà mới theo kịp các địa phương bạn, nhưng điều mà chúng ta có thể tự hào và sánh vai với bất cứ đô thị nào về những giá trị văn hóa, lịch sử, con người và SẠCH, tại sao không?”.

Đối với chuyện xả rác, nhiều người lên tiếng “đổ lỗi” do nhận thức của dân kém. Đồng ý rằng nhận thức của người dân kém, nhưng trách nhiệm của chính quyền là phải có giải pháp để thay đổi nhận thức của người dân. Nhận thức của người dân không phải thay đổi theo những câu khẩu hiệu giăng đầy đường đầy phố, mà bằng hành động của chính người lãnh đạo. Lãnh đạo phải thay đổi nhận thức trước, hiểu rõ rác thải là “bi kịch” của con người, đe dọa tương lai của một đất nước. Lãnh đạo phải có quyết tâm dọn rác, làm sạch địa phương, và phải xông lên, bắt tay vào hành động.

Khi ông chủ tịch tỉnh đã bắt tay hành động thì cấp dưới không thể quay lưng. Một Group “Ngày chủ nhật xanh” trên zalo được thành lập, các địa phương, đơn vị trong tỉnh gửi báo cáo dọn rác hàng tuần cho lãnh đạo tỉnh và gửi kết quả công việc của “Ngày chủ nhật xanh”. Lãnh đạo theo dõi, kiểm tra, xem hoạt động này là một trong những nội dung đánh giá năng lực cán bộ.

Vậy là “Ngày chủ nhật xanh” đi vào thực chất, lãnh đạo các đơn vị, huyện, phường, xã lăn vào cùng với bà con. Một tuần, hai tuần, nhiều tuần trở thành thói quen, nhà nhà dọn rác, người người dọn rác, từ trẻ em cho đến người già. Bộ đội, công an, đoàn thanh niên, cán bộ viện kiểm sát, Bộ đội Biên phòng cùng tham gia với dân, đi dọn rác như đi hội, vui vẻ và hăng say, coi việc dọn sạch thôn xóm như dọn cho nhà mình.

Thú vị nhất là trẻ em, học sinh các trường tiểu học, trung học cùng tham gia dọn rác, trồng cây, trồng hoa. Nhiều em ngoài tham gia chương trình dọn rác của nhà trường, còn theo cha mẹ đi dọn rác trong phường, xã. Đây chính là bài giáo dục nhận thức bảo vệ môi trường hiệu quả nhất. Những đứa trẻ tham gia dọn rác dứt khoát sẽ không bao giờ xả rác. Với cách giáo dục này, Huế sẽ có một thế hệ công dân không xả rác.

Hy vọng lan tỏa đến địa phương khác

Huế dọn rác giỏi được cộng đồng ghi nhận, và được Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc gửi thư khen. Trong thư, Thủ tướng yêu cầu tỉnh Thừa Thiên - Huế “tiếp tục kiên trì, hành động quyết liệt đưa phong trào vào thực chất, thiết thực và hiệu quả”. Thủ tướng hy vọng các mô hình hay, sáng tạo từ Thừa Thiên - Huế sẽ được nhân rộng đến các địa phương khác, mang lại môi trường sống trong lành cho mọi người dân.

Góc phố sạch sẽ dễ thương của Huế.  -Ảnh: Phan Thiên Định
Góc phố sạch sẽ dễ thương của Huế. -Ảnh: Phan Thiên Định

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc rất chú trọng đến các hoạt động bảo vệ môi trường, nhất là chống rác thải nhựa. Tại các hội nghị về kinh tế, du lịch, Thủ tướng luôn cảnh báo nguy cơ về rác thải nhựa ở các địa phương, tác động tiêu cực đến môi trường và ảnh hưởng phát triển du lịch.

Phát biểu tại Lễ ra quân toàn quốc chống rác thải nhựa ngày 9.6, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đưa thông tin, mỗi năm lượng rác thải nhựa do con người thải ra đủ để phủ kín 4 lần diện tích bề mặt trái đất, trong đó có 13 triệu tấn trôi nổi trên biển. Rác thải nhựa tác động tiêu cực đến hệ sinh thái, môi trường sống, sức khỏe con người và sự phát triển bền vững của mọi quốc gia.

Các địa phương khác như Quảng Trị, Quảng Bình, Hà Tĩnh, Nghệ An, Thanh Hóa, một dải đất miền Trung tươi đẹp, có nhiều di tích lịch sử, phong cảnh tuyệt đẹp, đặc biệt là Di sản Thiên nhiên Thế giới Phong Nha - Kẻ Bàng. Dọc dài bờ biển từ Huế kéo dài ra đến tỉnh cuối cùng của Bắc Trung Bộ, nơi đâu cũng xứng đáng là danh thắng của nước Nam. Mỗi người Việt Nam đều có quyền tự hào nước mình rất đẹp, có thể sánh với những đất nước đẹp nhất của địa cầu này.

Nhưng phải thành thật nói rằng, chúng ta đang hủy hoại cái đẹp đó bằng những can thiệp thô bạo, trong đó có tàn phá môi trường, xả rác không thương tiếc. Bãi rác khổng lồ Sầm Sơn, Thanh Hóa gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng. Bãi rác Thạch Tân, Hà Tĩnh làm đảo lộn đời sống người dân...

Không thể bó tay ngồi nhìn mà phải hành động, mỗi người dân đều có trách nhiệm với chính quê hương của mình. Nhưng muốn dân ra tay thì lãnh đạo phải ra tay trước.

Hãy bắt đầu bằng từng việc cụ thể

Nếu chỉ nói, chỉ hô hào bằng những câu khẩu hiệu thì vô ích, mà phải bắt tay làm ngay, không chậm thêm được nữa vì đã quá muộn. Nhiều địa phương khác trong cả nước có sáng kiến hay, độc đáo, hiệu quả thì cứ thế mà học. Đầu tiên là cấm ngay các cơ quan, đơn vị nhà nước sử dụng nước đóng chai nhựa, và thay thế bằng cốc thủy tinh, chai đựng nước thủy tinh.

Tất cả các cơ sở y tế không cung cấp kết quả X - quang bằng bản phim nhựa trừ có yêu cầu riêng, vừa tiết kiệm cho bệnh nhân, vừa hạn chế rác thải nhựa. Bệnh viện Hữu nghị Việt Xô lưu giữ phim chụp X quang, cộng hưởng từ, CT trên hệ thống truyền tải hình ảnh, không in thành bản nhựa.

Nhiều siêu thị hạn chế sử dụng túi ni lon, thay bằng giỏ đi chợ sử dụng nhiều lần, dùng các loại lá như lá chuối, lá sen để gói thực phẩm. Hàng quán sử dụng ống hút làm từ các loại bột, giấy, thay cho ống hút nhựa. Có nhiều quán không cung cấp ống hút, đó cũng là điều cần làm, cần vận động để hạn chế rác thải nhựa.

Lãnh đạo vào cuộc, triển khai các đề án, kế hoạch dọn rác trên địa bàn tỉnh, nhưng giới trẻ cũng phải vào cuộc bằng các sáng kiến bảo vệ môi trường của mình. Ai cũng nói yêu nước, và bảo vệ môi trường chính là hành động để thể hiện lòng yêu nước.

Trường THPT chuyên Lý Tự Trọng Cần Thơ nổi tiếng với sáng kiến “Trường học không rác thải nhựa”, đây không chỉ là slogan, mà là hành động. Một số trường đại học như Trường Đại học Mở TPHCM, Trường Đại học Kinh tế - Tài Chính TPHCM, Trường Đại học Hà Nam - Hà Nội nói không với đồ nhựa sử dụng một lần.

Hãy cứ sạch và xanh, cuộc sống đã vui tươi và hạnh phúc, bởi vì chúng ta sống trong một môi trường trong lành và bình yên.

Nhưng không chỉ thế, sạch và xanh là một giá trị của du lịch. Du khách sẽ đến các tỉnh miền Trung không chỉ vì danh lam thắng cảnh, mà vì từng con đường góc phố sạch sẽ ngăn nắp. Vì vậy, hãy nhặt một cọng rác cho quê hương sạch hơn.

Box: Năm 2019, du khách đến Huế ước đạt 4,8 triệu lượt, tăng 10,8%. Trong đó khách quốc tế đạt 2,2 triệu lượt, tăng 62%. Doanh thu từ du lịch ước đạt 4.900 tỉ đồng, tăng 9,6%. Doanh thu xã hội từ du lịch đạt 12.000 tỉ đồng.

Lê Thanh Phong
TIN LIÊN QUAN

Để Tết không còn rác

Nhóm phóng viên |

Mỗi năm vào các dịp trước, trong và sau Tết, tình trạng rác thải tràn ngập phố phường, nhất là các khu vui chơi, giải trí tạo ra hình ảnh phản cảm. Theo thống kê, trong dịp Tết, lượng rác tăng khoảng 40% so với ngày thường. Chính vì thế, ngay thời điểm này, nhiều địa phương đã lên triển khai dọn dẹp và lên các phương án để có một cái Tết không có rác.

Bộ đội biên phòng Huế cùng dân dọn rác

lê thanh phong |

Năm qua, Thừa Thiên - Huế được cả nước biết đến với chương trình “Chủ nhật xanh”. Từ ông Chủ tịch tỉnh đến em học sinh, từ thị thành đến nông thôn, cứ chủ nhật là tham gia, mỗi người một việc, mỗi người một tay.

Biến rác thải nhựa thành chậu hoa

NGUYỄN TRƯỜNG |

Từ năm 2012, câu lạc bộ “Phụ nữ hạn chế sử dụng túi nilon” đầu tiên trên địa bàn tỉnh Ninh Bình được Hội Phụ nữ tỉnh Ninh Bình xây dựng, đi vào hoạt động. Đến nay, toàn tỉnh Ninh Bình đã có 34 câu lạc bộ với gần 500 thành viên tham gia. 

Nhìn lại diễn biến vụ bé trai rơi xuống trụ bê tông ở Đồng Tháp

Bảo Bình - Dương Anh |

Liên quan vụ bé trai rơi xuống trụ bê tông ở Đồng Tháp, sau hơn nửa tháng tìm kiếm, lực lượng cứu hộ đã đưa được đoạn cọc thứ nhất (dài 12m) trong số 3 đoạn của cọc bêtông lên mặt đất và đang tiến hành các bước cứu hộ tiếp theo.

Khoảnh khắc AFF Cup: Khép lại hành trình của ông Park Hang-seo

NHÓM PV |

Bản tin Khoảnh khắc AFF Cup ngày 17.1. AFF Cup 2022 kết thúc, khép lại hành trình của huấn luyện viên Park Hang-seo với bóng đá Việt Nam.

Rung lắc thượng tầng tại Eximbank: Thập kỷ rối ren chưa kết thúc

Đức Mạnh |

Cơ cấu thượng tầng tại Ngân hàng Eximbank đã có nhiều biến động mạnh. Cổ đông ngoại gắn bó 16 năm đã chuyển nhà, thế chân bởi nhân tố bí ẩn liên quan đến Tập đoàn Bamboo Capital.

Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đã có nhiều giải pháp hỗ trợ người lao động mất việc

PHƯƠNG NGÂN - CHÂN PHÚC |

TPHCM - Tại LĐLĐ quận Bình Thạnh, sáng ngày 17.1, ông Trần Thanh Hải - Phó Chủ tịch Thường trực Tổng LĐLĐ Việt Nam đã đến thăm, động viên và trao quà Tết cho người lao động có hoàn cảnh khó khăn đang làm việc trên địa bàn. Đồng thời, ông Trần Thanh Hải cũng đã thông tin một số giải pháp nhằm hỗ trợ người lao động bị mất việc, giảm việc.

Hà Nội: Sau chấn chỉnh, loạt lô cốt vẫn án ngữ trên đường Vũ Trọng Khánh

PHẠM ĐÔNG |

9 chiếc lô cốt đang án ngữ trên đường Vũ Trọng Khánh khiến giao thông đông đúc, quá tải dù đã cận kề Tết Nguyên đán Quý Mão. Sở Giao thông vận tải (GTVT) Hà Nội lại yêu cầu chấn chỉnh tình trạng thi công hệ thống xử lý nước thải Yên Xá gây ùn tắc.

Để Tết không còn rác

Nhóm phóng viên |

Mỗi năm vào các dịp trước, trong và sau Tết, tình trạng rác thải tràn ngập phố phường, nhất là các khu vui chơi, giải trí tạo ra hình ảnh phản cảm. Theo thống kê, trong dịp Tết, lượng rác tăng khoảng 40% so với ngày thường. Chính vì thế, ngay thời điểm này, nhiều địa phương đã lên triển khai dọn dẹp và lên các phương án để có một cái Tết không có rác.

Bộ đội biên phòng Huế cùng dân dọn rác

lê thanh phong |

Năm qua, Thừa Thiên - Huế được cả nước biết đến với chương trình “Chủ nhật xanh”. Từ ông Chủ tịch tỉnh đến em học sinh, từ thị thành đến nông thôn, cứ chủ nhật là tham gia, mỗi người một việc, mỗi người một tay.

Biến rác thải nhựa thành chậu hoa

NGUYỄN TRƯỜNG |

Từ năm 2012, câu lạc bộ “Phụ nữ hạn chế sử dụng túi nilon” đầu tiên trên địa bàn tỉnh Ninh Bình được Hội Phụ nữ tỉnh Ninh Bình xây dựng, đi vào hoạt động. Đến nay, toàn tỉnh Ninh Bình đã có 34 câu lạc bộ với gần 500 thành viên tham gia.