KÊU GỌI NGƯỜI DÂN ĐI XE BUÝT:

Hãy bắt đầu từ cán bộ, công chức

MINH QUÂN |

TP.Hồ Chí Minh đang kêu gọi người dân đi xe buýt để giảm lượng xe cá nhân, giảm ùn tắc giao thông. Tuy nhiên, người dân lại ít thấy cán bộ, công chức nhà nước đi làm bằng xe buýt. Vì vậy, đối tượng đầu tiên cần tập trung kêu gọi là đội ngũ công chức, viên chức thành phố để người dân nhìn vào đó hưởng ứng.

Khách bỏ đi xe buýt ngày càng nhiều

Theo ông Trần Quang Lâm - Giám đốc Sở GTVT TP.Hồ Chí Minh, trong 8 tháng đầu năm 2019, khối lượng vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt đạt 131 triệu lượt, giảm hơn 13% so với cùng kỳ năm 2018 và chỉ đạt 51% kế hoạch năm 2019. Xu hướng khách đi xe buýt giảm đều trong các năm qua, bình quân giảm 6,6% mỗi năm trong giai đoạn 2014 - 2018.

Lý giải về việc giảm này, ông Trần Quang Lâm cho biết, xe buýt hiện nay không đảm bảo tính đúng giờ. Trong 7 tháng đầu năm 2019, có 330.000 chuyến chậm trên 15 phút do ảnh hưởng của các điểm ùn tắc giao thông. Ngoài ra, hiện nay xe ôm công nghệ phát triển mạnh, cạnh tranh với xe buýt khiến lượng khách giảm. Các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xe ôm công nghệ trong và ngoài nước ngày càng tăng với nhiều ưu đãi hấp dẫn khách. Một phần hành khách có xu hướng sử dụng xe ôm công nghệ cho các chuyến đi ngắn do cơ động, giá cả tương đương xe buýt...

Việc khách đi xe buýt ngày càng giảm dẫn đến thu không đủ bù chi khiến nhiều hợp tác xã xe buýt đang gặp khó khăn và xin trả lại luồng tuyến, ngừng hoạt động. Trong năm 2018 - 2019, đã có 6/105 tuyến trợ giá ngừng hoạt động. Trong hai năm qua, nhiều lần các đơn vị xe buýt gửi kiến nghị lên các cấp thành phố bày tỏ do quá khó khăn dẫn đến nhiều tuyến phải ngưng, các tuyến còn lại ít nhiều đều rơi vào tình trạng mất ổn định. Năm 2019, kinh phí trợ giá được UBND TP.Hồ Chí Minh giao 1.000 tỉ đồng. Tuy nhiên, với tình hình khách giảm, bộ đơn giá cũ, cách tính trợ giá vẫn khiến nhiều đơn vị vận tải càng chạy càng lỗ.

Vận động cán bộ đi xe buýt

Nhiều năm qua, một số giải pháp cụ thể “kéo” người dân đến với xe buýt đã được Sở GTVT TP.Hồ Chí Minh áp dụng như gia tăng số lượng, chất lượng xe buýt, mở rộng mạng lưới đường xe chạy và trạm đón, hỗ trợ giá vé... Tuy nhiên, những điều này cần nhưng chưa đủ, bởi nếu so sánh thuận lợi - bất tiện giữa xe buýt và xe cá nhân thì nhiều người dân vẫn chọn xe riêng.

Do đó, nhiều người cho rằng nên ưu tiên những biện pháp nhân văn để “kéo” người dân đến với xe buýt như vận động cán bộ, công chức đi xe buýt. Đặc biệt là cán bộ Sở GTVT thành phố và Trung tâm quản lý giao thông công cộng - những đơn vị trực tiếp quản lý hệ thống xe buýt - phải tiên phong đi xe buýt để làm gương cho người dân. “Lãnh đạo Sở GTVT cũng nên tăng cường đi xe buýt để làm gương và kiểm tra chất lượng xe buýt, từ đó có những điều chỉnh cho phù hợp” - anh Nguyễn Văn Năm - hành khách thường đi xe buýt nói.

Theo ông Trần Chí Trung - Giám đốc Trung tâm Vận tải hành khách công cộng TP.Hồ Chí Minh - từ năm 2016, trung tâm đã khuyến khích cán bộ, nhân viên của đơn vị sử dụng xe buýt đi lại hằng ngày. Mỗi tuần, một nhân viên đi xe buýt ít nhất hai lần nhằm giảm tần suất sử dụng xe cá nhân, góp phần giúp thành phố giảm kẹt xe, giảm ô nhiễm môi trường. Việc cán bộ, nhân viên ngành xe buýt đi lại bằng xe buýt hằng ngày như vậy còn giúp đánh giá chất lượng xe buýt, thái độ phục vụ của tài xế xe buýt một cách trực tiếp. Qua đó, trung tâm phát hiện những ưu điểm, hạn chế mà ngành xe buýt đang mắc phải để kịp thời có phương án khắc phục. “Bản thân tôi cũng thường xuyên dùng xe buýt để đi làm. Nhờ vào đó, tôi nhìn từ góc nhìn của hành khách để lên kế hoạch thay đổi xe buýt cho gần gũi với người dân hơn, thu hút họ chọn xe buýt để đi lại” - ông Trung chia sẻ.

Trong số các cán bộ của Trung tâm vận tải hành khách công cộng TPHCM hưởng ứng tích cực đi xe buýt là anh Đoàn Chí. Anh Chí cho hay, thường xuyên đi xe buýt từ nhà ở phường Linh Tây (quận Thủ Đức) vào cơ quan (đường Phạm Viết Chánh, quận 1) với quãng đường dài khoảng 7 km.

Đừng vận động cán bộ đi xe buýt theo kiểu phong trào

Trao đổi với PV Lao Động ngày 15.11, ông Cao Thanh Bình - Phó ban Kinh tế - Ngân sách HĐND TP.Hồ Chí Minh - cho biết, chuyện khuyến khích cán bộ công chức, viên chức ở TP.Hồ Chí Minh đi làm bằng xe buýt không phải mới. Khoảng năm 2014-2015 đã có một đợt vận động khá sôi nổi, nhiều cơ quan, đơn vị hành chính nhà nước, các công ty đã hưởng ứng bằng cách tặng vé xe buýt cho nhân viên, hỗ trợ một phần tiền vé, cộng điểm thi đua cho người nào đi xe buýt thường xuyên... Cán bộ công chức lúc đó cũng hưởng ứng rất nhiệt tình. Thế nhưng sự hưởng ứng không được lâu vì xe buýt hay trễ giờ khiến nhiều người bỏ. Thế là xe buýt không còn được lựa chọn.

Theo ông Bình, đừng biến việc khuyến khích cán bộ, công chức đi xe buýt thành một phong trào hình thức. Thay vào đó, nên vạch ra lộ trình, xác định vận động dần dần theo từng cụm, từng khu vực, từng quận huyện. Nhân viên cơ quan này thấy nhân viên cơ quan kia đi xe buýt thuận tiện, tiết kiệm, an toàn... thì tự khắc họ cũng sẽ muốn đi. M.Q

MINH QUÂN
TIN LIÊN QUAN

Xe công nghệ “giành” lượng lớn khách xe buýt

MINH QUÂN |

Năm 2016, hành khách đi xe công nghệ chỉ có 20,8 triệu lượt thì năm 2019 đã tăng lên hơn 191 triệu lượt khiến lượng hành khách đi xe buýt trên địa bàn TP.Hồ Chí Minh giảm mạnh.

Cấm xe máy, Hà Nội cần phải có 3.300 xe buýt

Cường Ngô - Tô Thế |

Để có thể cấm xe máy vào nội đô, chuyên gia giao thông tính toán, tỷ lệ đáp ứng hiện nay của xe buýt là khoảng 10%, như vậy, để tăng tỷ lệ đáp ứng lên mức 15% sẽ cần khoảng 2.400 phương tiện, mức 20% là khoảng 3.300 phương tiện.

Hà Nội tính làm đường riêng cho xe buýt

ĐẶNG TIẾN |

Nhằm đáp ứng nhu cầu và thu hút người dân thủ đô tham gia sử dụng vận tải hành khách công cộng, UBND TP.Hà Nội đang nghiên cứu triển khai làn đường ưu tiên cho xe buýt trên một số tuyến phố trục chính đủ điều kiện. Đồng thời, tổ chức giao thông theo hướng ưu tiên cho xe buýt qua các nút, các tuyến phố không cho xe ôtô hoạt động góp phần hạn chế phương tiện giao thông cá nhân, giảm ùn tắc và tai nạn giao thông.

Bến xe lớn nhất nước đông nghẹt người về quê đón Tết

MINH QUÂN |

TPHCM - Chiều 16.1, hàng nghìn người đổ về bến xe Miền Đông mới để về quê đón Tết. Do lượng khách tăng đột biến nên bến xe Miền Đông mới không đủ ghế cho khách ngồi chờ, nhiều người phải ngồi dưới sàn nhà.

Tết Hà Nội với hương vị ô mai gừng thân quen

Vân Hoa |

Dịp Tết đến, người người đổ về Hàng Đường, con phố nổi tiếng về mứt, ô mai. Trong đó, ô mai gừng là món được mua nhiều hơn cả, bởi vị cay nồng, ấm đượm rất hợp với tiết xuân.

Thông xe đường Huỳnh Thúc Kháng kéo dài, các phương tiện đi thế nào?

PHẠM ĐÔNG |

Sở GTVT Hà Nội đồng ý cho các phương tiện được đi 2 chiều trên tuyến đường Huỳnh Thúc Kháng kéo dài. Đồng thời, cấm phương tiện tham gia giao thông đường bộ rẽ trái từ đường La Thành vào đường Huỳnh Thúc Kháng kéo dài.

Đào, quất mini hút khách dịp Tết Nguyên đán, tiểu thương thu bạc triệu mỗi ngày

Anh Tuấn |

Tết Nguyên đán đang cận kề, thời điểm này tại chợ hoa Quảng An, Lạc Long Quân (Tây Hồ, Hà Nội), chợ hoa Hàng Lược (quận Hoàn Kiếm) đã bày bán những cành đào Nhật Tân phục vụ nhu cầu của người dân thủ đô. Đặc biệt, những cành đào mini, giá từ 50.000 đồng - 150.000 đồng được nhiều người lựa chọn.

Nói về sai phạm ở Cục Đăng kiểm, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải: "Tôi cũng thấy xấu hổ"

Khánh Hoà |

Nhìn lại vụ việc liên quan tới Cục Đăng kiểm thời gian qua, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải Nguyễn Văn Thắng thừa nhận dù mới về công tác tại bộ 2 tháng nhưng bản thân ông cũng thấy xấu hổ khi biết thông tin. Tuy nhiên, ông Thắng khẳng định cán bộ hư thì phải xử lý, kể cả thay 100% nhưng vẫn phải tập trung làm tốt nhiệm vụ được giao.

Xe công nghệ “giành” lượng lớn khách xe buýt

MINH QUÂN |

Năm 2016, hành khách đi xe công nghệ chỉ có 20,8 triệu lượt thì năm 2019 đã tăng lên hơn 191 triệu lượt khiến lượng hành khách đi xe buýt trên địa bàn TP.Hồ Chí Minh giảm mạnh.

Cấm xe máy, Hà Nội cần phải có 3.300 xe buýt

Cường Ngô - Tô Thế |

Để có thể cấm xe máy vào nội đô, chuyên gia giao thông tính toán, tỷ lệ đáp ứng hiện nay của xe buýt là khoảng 10%, như vậy, để tăng tỷ lệ đáp ứng lên mức 15% sẽ cần khoảng 2.400 phương tiện, mức 20% là khoảng 3.300 phương tiện.

Hà Nội tính làm đường riêng cho xe buýt

ĐẶNG TIẾN |

Nhằm đáp ứng nhu cầu và thu hút người dân thủ đô tham gia sử dụng vận tải hành khách công cộng, UBND TP.Hà Nội đang nghiên cứu triển khai làn đường ưu tiên cho xe buýt trên một số tuyến phố trục chính đủ điều kiện. Đồng thời, tổ chức giao thông theo hướng ưu tiên cho xe buýt qua các nút, các tuyến phố không cho xe ôtô hoạt động góp phần hạn chế phương tiện giao thông cá nhân, giảm ùn tắc và tai nạn giao thông.