Hàng trăm hộ nghèo ở Đắk Nông viết đơn xin... thoát nghèo

BẢO LÂM |

Mặc dù là huyện nghèo thuộc diện 30A, nhưng hàng trăm hộ nghèo ở xã Quảng Khê, huyện Đắk Glong, tỉnh Đắk Nông vẫn tự nguyện viết đơn xin thoát nghèo. Hành động của họ đã lan tỏa về nhân cách, tinh thần tự lực vươn lên, san sẻ cho người khó khăn hơn.

Sau khi con trai lập gia đình, bà Bùi Thị Xuân đã tự tin để thoát nghèo. ẢNH: BẢO LÂM
Sau khi con trai lập gia đình, bà Bùi Thị Xuân đã tự tin để thoát nghèo. Ảnh: Bảo Lâm

Không muốn làm "gánh nặng" cho Nhà nước

Cuối tháng 9 vừa qua, thôn 8, xã Quảng Khê tổ chức cuộc họp toàn thôn. Sau khi nghe phổ biến về việc xét hộ nghèo năm 2020, nhiều hộ gia đình đã làm đơn xin thoát nghèo.

Anh Trần Văn Hùng (SN 1973) là một trong những hộ dân đầu tiên xin thoát nghèo ở thôn 8. Anh sinh ra trong gia đình 11 người con tại tỉnh Đồng Nai. Gia đình có đông anh em, thiếu đất đai sản xuất, năm 2009, Hùng cùng vợ con rời quê lên Đắk Nông lập nghiệp. Những năm đầu, do không có vốn liếng mua đất đai nên công việc chính của hai vợ chồng anh Hùng là đi làm thuê, cuốc mướn, nuôi dạy con cái ăn học. Thế nên, gia đình anh Hùng được địa phương bình xét thuộc diện hộ nghèo của xã Quảng Khê.

Anh Hùng cho biết: "Từ 2019 đến nay, cuộc sống của gia đình tôi đã có bước tiến mới. Hiện, 1 ha càphê, hồ tiêu đã vào kỳ thu chính. Hơn nữa, người con trai đầu đã tự thân vận động, nuôi sống được bản thân. Gánh nặng con cái bớt đi, gia đình tự thấy mình đã bớt khổ hơn trước nên tự nguyện viết đơn xin địa phương cho thoát nghèo".

Tương tự, bà Bùi Thị Xuân (SN 1967) cũng đã tự nguyện làm đơn xin thoát nghèo. Bà Xuân cho biết, sau khi gặp đổ vỡ trong hôn nhân, bà từ Tuyên Quang vào Đắk Nông sinh sống. Ngày mới vào đây chỉ có một mẹ, một con nên thực sự rất vất vả. Lúc đó, hai mẹ con bà mượn đất người quen và dựng một túp lều bạt để ở tạm và đi làm thuê kiếm sống. Hiện nay, gia đình bà mượn được 1 ha đất sản xuất càphê. Lô đất này nằm ngay mặt tiền Quốc lộ 28, bà có điều kiện vừa tăng gia sản xuất, vừa bán quán nước, nên cuộc sống cũng dần được cải thiện. Hơn nữa, giờ đây con trai bà đã lập gia đình, ra ở riêng, nên bà viết đơn xin thoát khỏi hộ nghèo.

Bà Bùi Thị Xuân, thôn 8, xã Quảng Khê, Đắk Glong: "Trước hết, bản thân tôi xác định khi đã có tiềm lực để thoát nghèo thì không nên trông chờ, ỷ lại vào chế độ, chính sách của Nhà nước".

Lan tỏa rộng rãi

Theo ông Lê Trọng Thảo, Trưởng thôn 8, xã Quảng Khê, ban đầu chỉ có vài hộ dân xin thoát nghèo, sau đó nhiều hộ khác nhận thấy điều kiện của gia đình không còn quá khó khăn như trước đây, nên cũng làm đơn xin ra khỏi danh sách hộ nghèo. 300 hộ nghèo giờ có tới 66 hộ viết đơn xin thoát nghèo.

Hành động viết đơn thoát nghèo của các hộ dân đã lan tỏa về nhân cách, tinh thần tự lực vươn lên, san sẻ cho người khó khăn hơn ở huyện nghèo thuộc diện 30a. ẢNH: BẢO LÂM
Hành động viết đơn thoát nghèo của các hộ dân đã lan tỏa về nhân cách, tinh thần tự lực vươn lên, san sẻ cho người khó khăn hơn ở huyện nghèo thuộc diện 30a. Ảnh: Bảo Lâm

Lãnh đạo UBND xã Quảng Khê cho biết, sau đợt rà soát, đánh giá, toàn xã có 1.095 hộ nghèo. Xuất phát từ thôn 8, đến nay, toàn xã đã có 247 hộ làm đơn tình nguyện ra khỏi danh sách hộ nghèo. Việc nhiều hộ dân của địa phương tình nguyện xin thoát nghèo cho thấy công tác xóa đói giảm nghèo ở địa phương đã có hiệu quả, người dân từng bước thay đổi cuộc sống. Hành động này của người dân thực sự là những tấm gương đẹp, góp phần xóa dần tư tưởng trông chờ, ỷ lại vào chính sách của Nhà nước. Việc làm này cũng đã tạo động lực lớn cho các hộ nghèo khác trong xã tự lực, tự cường vươn lên trong cuộc sống.

Tuy nhiên, về phía UBND xã Quảng Khê, không vì người dân đã có đơn xin thoát nghèo mà chạy theo thành tích, xã chỉ đưa ra khỏi danh sách hộ nghèo nếu hộ nào đủ điều kiện, đời sống kinh tế không khó khăn.

Ông Trần Nam Thuần, Phó Bí thư huyện Đắk Glong phấn khởi cho biết, huyện sẽ có hình thức khen thưởng nhằm nhân lên những gương người tốt, việc tốt, thắp sáng lên niềm tin, hi vọng vào công cuộc giảm nghèo.

BẢO LÂM
TIN LIÊN QUAN

Trường chuẩn ở Đắk Nông: Điều chuyển công tác giáo viên chưa đủ năng lực

BẢO TRUNG |

Sau phản ánh của Báo Lao Động, trường tiểu học Nguyễn Viết Xuân (xã Thuận Hạnh, huyện Đắk Song, tỉnh Đắk Nông) đã phải tiến hành đổi thời khóa biểu lịch học buổi chiều của học sinh theo đúng nguyện vọng đại đa số phụ huynh. Đặc biệt, Phòng GĐĐT huyện Đắk Song đã yêu cầu nhà trường bố trí lại vị trí công tác của một giáo viên vì nhận thấy chưa đủ năng lực, chuyên môn.

Công đoàn Lục Yên giúp đỡ các hộ gia đình đoàn viên thoát nghèo

Nguyễn Thanh Sơn |

Theo kế hoạch của Liên đoàn Lao động tỉnh Yên Bái, Liên đoàn Lao động huyện Lục Yên được giao 5 chỉ tiêu thực hiện Chương trình hành động 190-CTr/TU ngày 26.11.2019 của Tỉnh ủy Yên Bái trong đó có chỉ tiêu hỗ trợ, giúp đỡ các hộ gia đình đoàn viên công đoàn thoát nghèo.

Tỉnh Đắk Nông: Người dân quay lưng với các khu tái định cư

Anh Tuấn |

Toàn tỉnh Đắk Nông hiện có hơn 10 dự án ổn định dân cư, với hàng nghìn hộ gia đình được bố trí, sinh sống. Thế nhưng, thay vì “an cư lạc nghiệp” ở nơi ở mới, rất nhiều hộ gia đình tiếp tục phải lang bạt đến nơi khác để tìm kế sinh nhai.

Khoảnh khắc AFF Cup: Khép lại hành trình của ông Park Hang-seo

NHÓM PV |

Bản tin Khoảnh khắc AFF Cup ngày 17.1. AFF Cup 2022 kết thúc, khép lại hành trình của huấn luyện viên Park Hang-seo với bóng đá Việt Nam.

Hệ luỵ từ vụ Công đoàn ACB mua chui cổ phiếu bị xử phạt 3 tỉ đồng

Lan Hương |

Thông tin Công đoàn ngân hàng ACB mua chui cổ phiếu ACB đã thu hút sự quan tâm đặc biệt. Động thái trên đã ảnh hưởng đến sự minh bạch của thị trường chứng khoán Việt Nam trong bối cảnh niềm tin của nhà đầu tư vào thị trường chứng khoán đang bị ảnh hưởng nặng nề.

Rung lắc thượng tầng tại Eximbank: Thập kỷ rối ren chưa kết thúc

Đức Mạnh |

Cơ cấu thượng tầng tại Ngân hàng Eximbank đã có nhiều biến động mạnh. Cổ đông ngoại gắn bó 16 năm đã chuyển nhà, thế chân bởi nhân tố bí ẩn liên quan đến Tập đoàn Bamboo Capital.

Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đã có nhiều giải pháp hỗ trợ người lao động mất việc

PHƯƠNG NGÂN - CHÂN PHÚC |

TPHCM - Tại LĐLĐ quận Bình Thạnh, sáng ngày 17.1, ông Trần Thanh Hải - Phó Chủ tịch Thường trực Tổng LĐLĐ Việt Nam đã đến thăm, động viên và trao quà Tết cho người lao động có hoàn cảnh khó khăn đang làm việc trên địa bàn. Đồng thời, ông Trần Thanh Hải cũng đã thông tin một số giải pháp nhằm hỗ trợ người lao động bị mất việc, giảm việc.

Cha đẻ của mèo AI mà cư dân mạng nhầm tưởng ở Ninh Thuận lên tiếng

Hữu Long |

Nguyễn Lê Thái Nguyên vẽ mèo Tết bằng công nghệ AI rồi chia sẻ lên trang cá nhân. Những hình ảnh tuyệt đẹp về mèo nhận được vô số lời khen từ nhiều người bạn. Có không ít người đến nay vẫn nhầm lẫn đây là mèo Tết có nguồn gốc từ Ninh Thuận.

Trường chuẩn ở Đắk Nông: Điều chuyển công tác giáo viên chưa đủ năng lực

BẢO TRUNG |

Sau phản ánh của Báo Lao Động, trường tiểu học Nguyễn Viết Xuân (xã Thuận Hạnh, huyện Đắk Song, tỉnh Đắk Nông) đã phải tiến hành đổi thời khóa biểu lịch học buổi chiều của học sinh theo đúng nguyện vọng đại đa số phụ huynh. Đặc biệt, Phòng GĐĐT huyện Đắk Song đã yêu cầu nhà trường bố trí lại vị trí công tác của một giáo viên vì nhận thấy chưa đủ năng lực, chuyên môn.

Công đoàn Lục Yên giúp đỡ các hộ gia đình đoàn viên thoát nghèo

Nguyễn Thanh Sơn |

Theo kế hoạch của Liên đoàn Lao động tỉnh Yên Bái, Liên đoàn Lao động huyện Lục Yên được giao 5 chỉ tiêu thực hiện Chương trình hành động 190-CTr/TU ngày 26.11.2019 của Tỉnh ủy Yên Bái trong đó có chỉ tiêu hỗ trợ, giúp đỡ các hộ gia đình đoàn viên công đoàn thoát nghèo.

Tỉnh Đắk Nông: Người dân quay lưng với các khu tái định cư

Anh Tuấn |

Toàn tỉnh Đắk Nông hiện có hơn 10 dự án ổn định dân cư, với hàng nghìn hộ gia đình được bố trí, sinh sống. Thế nhưng, thay vì “an cư lạc nghiệp” ở nơi ở mới, rất nhiều hộ gia đình tiếp tục phải lang bạt đến nơi khác để tìm kế sinh nhai.