Hàng trăm hộ dân kêu trời vì ô nhiễm nguồn nước

Nguyên Dũng |

Nhiều năm nay, cuộc sống của hàng trăm hộ dân ở xã Bình Châu (huyện Xuyên Mộc, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu) bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi một số mỏ cát ở phía thượng nguồn suối Đá xả thải nước ô nhiễm ra môi trường.

Vô tư xả thải nước ô nhiễm ra suối Đá

Nhận được phản ánh của người dân, PV Báo Lao Động có mặt tại hiện trường thượng nguồn suối Đá (xã Bưng Riềng, huyện Xuyên Mộc) để ghi nhận thực tế. Tại đây, 3 mỏ cát rộng hàng chục hécta đang khai thác. Các loại máy đào, máy múc cỡ lớn nằm ngổn ngang. Nhiều máy bơm hút cát đang chọc sâu “vòi rồng” xuống lòng đất hút cát, phát ra tiếng nổ xình xịch inh ỏi, khói bay mù mịt.

Chủ mỏ dùng vòi rồng hút cát từ lòng đất lên bãi rồi dùng nguồn nước tích trữ sẵn từ hệ thống hồ chứa bên cạnh để thau rửa lọc lấy cát sạch. Nước từ công đoạn này sẽ chảy lại các hồ chứa rồi từ hồ chứa đổ trực tiếp ra đầu nguồn suối Đá qua hệ thống đường ống bêtông. Nguồn nước từ 3 mỏ cát chảy ra suối Đá nổi váng, màu đục như nước vo gạo, tanh hôi mùi đất sét.

Quá trình xả thải này đã làm cho hơn 4km chiều dài của suối Đá đổ từ phía thượng nguồn (xã Bưng Riềng) xuống hạ nguồn qua các ấp Thèo Nèo, Lăng Căng, Bình Tiến, Khu 1, Bình An (xã Bình Châu, huyện Xuyên Mộc) ô nhiễm trầm trọng.

Ông Nguyễn Ngọc Hiếu (66 tuổi, ấp Bình Tiến) cho biết, trước năm 2014, khi 3 mỏ cát trên chưa khai thác, nước suối Đá sạch sẽ, trong vắt, người dân thường ra tắm rửa, giặt giũ.

“Nhưng từ ngày mỏ cát ca đi vào hoạt động, xả thải đến nay, nguồn nước suối Đá bị ô nhiễm nặng. Người dân không dám tắm giặt vì nước đục ngầu, nổi váng, có mùi tanh. Lấy nước tưới cây thì cây chết hàng loạt vì nước bị ô nhiễm. Nhiều hộ gia đình lâm cảnh trắng tay vì hoa màu thất thu. Qua các cuộc họp tiếp xúc cử tri, chúng tôi đã nhiều lần kiến nghị nhưng không có kết quả” - ông Hiếu nói.

Ông Đỗ Quốc Đạt (55 tuổi, ấp Bình Tiến) cho biết thêm, nhiều năm trở lại đây, hơn 4 sào hoa màu của gia đình ông thất thu nặng vì lấy nước suối Đá tưới vào cây là cây còi cọc và đồng loạt chết.

Cũng theo ông Đạt, ngoài tưới tiêu cho cây trồng, nguồn nước suối Đá còn được hàng trăm hộ dân trong địa bàn sử dụng để sinh hoạt, tắm rửa. Nhưng từ ngày nước ô nhiễm, cuộc sống của người dân bị đảo lộn, hàng trăm hộ gia đình lâm cảnh điêu đứng.

Ông Phạm Trung Thành (60 tuổi, ấp Lăng Căng) nói rằng, hiện hàng trăm hộ dân trên địa bàn rất lo lắng vì không thể sử dụng nước suối Đá để phục vụ sản xuất nông nghiệp và sinh hoạt, tắm giặt.

Bị xử phạt nhiều lần vẫn… tiếp tục xả thải

Liên quan đến vụ việc, trao đổi với PV Báo Lao Động, ông Đinh Xuân Dậu - Phó Chủ tịch UBND xã Bình Châu - nói rằng, qua các cuộc tiếp xúc cử tri, người dân tại các thôn như Thèo Nèo, Lăng Căng, Bình Tiến, Khu 1, Bình An đã nhiều lần phản ánh, đề nghị xử lý tình trạng ô nhiễm môi trường từ nguồn nước suối Đá.

“Chúng tôi đã kiến nghị lên huyện và huyện đã thành lập đoàn xuống hiện trường kiểm tra. Phản ánh của người dân là có cơ sở. Hiện huyện đã có văn bản chỉ đạo các phòng ban kiểm tra và chúng tôi đang chờ cấp trên xử lý” - ông Dậu nói.

Ông Nguyễn Văn Long - Chủ tịch UBND xã Bưng Riềng - cho biết, 3 mỏ khai thác cát gây ô nhiễm nguồn nước suối Đá nói trên thuộc điểm mỏ 55 (xã Bưng Riềng). Vào năm 2010, UBND tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu đã cấp phép cho 3 doanh nghiệp là Công ty TNHH Hạnh Dũng, Công ty TNHH MTV Khai thác Xây dựng Bảo Châu, Công ty TNHH Dịch vụ Xây dựng Đại Lộc khai thác cát tại đây.

Tuy nhiên, trong quá trình khai thác, các công ty trên đã nhiều lần vi phạm về công tác bảo vệ môi trường, vi phạm tọa độ khai thác nên đã bị UBND huyện Xuyên Mộc ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính nhiều lần với số tiền lên tới hàng trăm triệu đồng. “Nhưng thực tế là phạt thì vẫn phạt nhưng các công ty này tiếp tục xả thải ra suối” - ông Long nói.

Cũng theo ông Long, mặc dù biết các doanh nghiệp trên vi phạm về xả thải nhưng xã Bưng Riềng chỉ đi kiểm tra, yêu cầu dừng xả thải và làm báo cáo gửi cấp trên chứ không có thẩm quyền xử lý.

Bà Lê Thị Trang Đài - Chủ tịch UBND huyện Xuyên Mộc - cho hay, đơn vị này đã nhiều lần ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính về lĩnh vực môi trường đối với các công ty khai thác cát tại 3 mỏ cát nói trên và hiện tại đã gửi báo cáo cho UBND tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu để xin phương án xử lý tiếp theo.

Nguyên Dũng
TIN LIÊN QUAN

Ninh Bình: Hàng loạt bãi than ngoài đê sông Đáy gây ô nhiễm

DIỆU ANH |

Ô nhiễm môi trường từ bụi than tại các bãi than phía ngoài đê sông Đáy thuộc địa phận xã Khánh Phú, huyện Yên Khánh (Ninh Bình) đang làm ảnh hưởng nghiêm trọng tới đời sống, sinh hoạt của hàng nghìn người dân nơi đây.

Điểm tập kết rác tự phát trên những bãi đất trống gây ô nhiễm ở Đà Nẵng

Hương Mai |

Những bãi đất trống trên đường Lê Đức Thọ (Sơn Trà, Đà Nẵng) trở thành các điểm tập kết rác tự phát, gây mất mỹ quan đô thị và ô nhiễm môi trường.

Gây ô nhiễm nguồn nước công cộng bị xử phạt như thế nào?

phương dung |

Bạn đọc có địa chỉ: miakenx@xx gửi email đến Văn phòng Tư vấn pháp luật Báo Lao Động hỏi: Sau nhà tôi có một con sông, các hộ dân quanh đây thường dùng nước đó để sinh hoạt, tưới cây... Mới đây, hàng xóm nhà tôi mở quán ăn và thường xuyên đổ rác thải, thức ăn thừa xuống con sông này. Việc gây ô nhiễm nguồn nước chung bị xử phạt thế nào?

Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đã có nhiều giải pháp hỗ trợ người lao động mất việc

PHƯƠNG NGÂN - CHÂN PHÚC |

TPHCM - Tại LĐLĐ quận Bình Thạnh, sáng ngày 17.1, ông Trần Thanh Hải - Phó Chủ tịch Thường trực Tổng LĐLĐ Việt Nam đã đến thăm, động viên và trao quà Tết cho người lao động có hoàn cảnh khó khăn đang làm việc trên địa bàn. Đồng thời, ông Trần Thanh Hải cũng đã thông tin một số giải pháp nhằm hỗ trợ người lao động bị mất việc, giảm việc.

Bi hài chuyện người già online: Suýt bị lừa gần 300 triệu đồng

BẠN ĐỌC NGUYỄN MINH ÚT |

Tôi nhận được một tin nhắn trên Facebook với nội dung vô cùng phấn khởi: “Xin chúc mừng tài khoản của bạn đã may mắn nhận được giải nhất từ sự kiện tuần lễ tri ân khách hàng năm 2022… Phần quà giải nhất của chị gồm: 1 xe máy Honda SH 150i; 1 phiếu quà tặng trị giá 200 triệu đồng tiền mặt… do tập đoàn Facebook tổ chức bình chọn…”.

Rung lắc thượng tầng tại Eximbank: Thập kỷ rối ren chưa kết thúc

Đức Mạnh |

Cơ cấu thượng tầng tại Ngân hàng Eximbank đã có nhiều biến động mạnh. Cổ đông ngoại gắn bó 16 năm đã chuyển nhà, thế chân bởi nhân tố bí ẩn liên quan đến Tập đoàn Bamboo Capital.

Cha đẻ của mèo AI mà cư dân mạng nhầm tưởng ở Ninh Thuận lên tiếng

Hữu Long |

Nguyễn Lê Thái Nguyên vẽ mèo Tết bằng công nghệ AI rồi chia sẻ lên trang cá nhân. Những hình ảnh tuyệt đẹp về mèo nhận được vô số lời khen từ nhiều người bạn. Có không ít người đến nay vẫn nhầm lẫn đây là mèo Tết có nguồn gốc từ Ninh Thuận.

Cận Tết, showroom xe ôtô cũ chấp nhận bán hòa, cắt lỗ để thu hồi vốn

LÂM ANH |

Cuối năm thường là mùa thu hoạch của thị trường xe ôtô cũ nhưng năm nay điều này đã không đến bởi việc ngân hàng siết cho vay, lãi suất cao đã khiến lượng khách hàng giảm đi đáng kể. Những ngày cuối cùng trước khi nghỉ Tết, chủ showroom chấp nhận bán hòa vốn hay thậm chí, bán cắt lỗ để thu hồi vốn trước Tết.

Ninh Bình: Hàng loạt bãi than ngoài đê sông Đáy gây ô nhiễm

DIỆU ANH |

Ô nhiễm môi trường từ bụi than tại các bãi than phía ngoài đê sông Đáy thuộc địa phận xã Khánh Phú, huyện Yên Khánh (Ninh Bình) đang làm ảnh hưởng nghiêm trọng tới đời sống, sinh hoạt của hàng nghìn người dân nơi đây.

Điểm tập kết rác tự phát trên những bãi đất trống gây ô nhiễm ở Đà Nẵng

Hương Mai |

Những bãi đất trống trên đường Lê Đức Thọ (Sơn Trà, Đà Nẵng) trở thành các điểm tập kết rác tự phát, gây mất mỹ quan đô thị và ô nhiễm môi trường.

Gây ô nhiễm nguồn nước công cộng bị xử phạt như thế nào?

phương dung |

Bạn đọc có địa chỉ: miakenx@xx gửi email đến Văn phòng Tư vấn pháp luật Báo Lao Động hỏi: Sau nhà tôi có một con sông, các hộ dân quanh đây thường dùng nước đó để sinh hoạt, tưới cây... Mới đây, hàng xóm nhà tôi mở quán ăn và thường xuyên đổ rác thải, thức ăn thừa xuống con sông này. Việc gây ô nhiễm nguồn nước chung bị xử phạt thế nào?