Hàng quán, xe cộ vẫn chiếm dụng vỉa hè Hà Nội

LAN NHI - HỮU CHÁNH |

Sau gần 1 năm triển khai, dù UBND TP Hà Nội đã quyết tâm hành động, có nhiều biện pháp để giành lại vỉa hè cho người đi bộ, nhưng tình trạng buôn bán, kinh doanh, để xe tràn lan trên vỉa hè vẫn tồn tại, nhất là ở các quận nội thành.

Chiếm dụng vỉa hè tràn lan

Ghi nhận của Lao Động những ngày giữa tháng 12, trên nhiều tuyến phố Hà Nội như: Hoàng Hoa Thám, Thụy Khuê, Phùng Hưng, Hãng Mã… phần vỉa hè đến nay vẫn đang bị người dân, các hộ kinh doanh chiếm dụng, gây mất mỹ quan đô thị, khó khăn cho người đi bộ.

Cụ thể, tại khu vực phố cổ Hà Nội, nhiều hàng ăn, quán cà phê đã chiếm dụng vỉa hè, trở thành nơi bày bàn ghế, chỗ dựng xe máy phục vụ khách hàng. Đáng chú ý, một số tuyến phố có phần vỉa hè rộng khoảng 3m như Hàng Mã, Phùng Hưng, cũng đã bị hàng quán “nuốt chửng” gần hết.

Ông Lê Văn Thanh (sinh sống ở quận Hoàn Kiếm, Hà Nội) chia sẻ, dù có vỉa hè nhưng đa số khách du lịch, người đi bộ qua đây buộc phải “xuống đường” vì phần diện tích này đã bị chiếm dụng.

Theo ông Thanh, hoạt động kinh doanh trên nhiều tuyến phố cổ rất sầm uất, những hôm cuối tuần, khách du lịch ở đây đông nghịt, nhiều hàng quán còn phải để xe tràn lan xuống lòng đường thì lấy đâu ra chỗ cho người đi bộ.

Tương tự, chị Nguyễn Trường Giang (sinh sống trên phố Tô Hiệu, quận Cầu Giấy) cho hay, vỉa hè dọc theo tuyến phố Tô Hiệu từ lâu đã trở thành “đất riêng” của các hộ kinh doanh.

“Phần vỉa hè tại đây nhiều năm qua đã bị xẻ thịt, trở thành nơi buôn bán nhộn nhịp và đẩy người đi bộ xuống lòng đường” - chị Giang bức xúc.

Hà Nội cần có giải pháp, phân loại vỉa hè

Cuối tháng 2.2023, các quận nội thành của TP Hà Nội đồng loạt ra quân giành lại vỉa hè cho người đi bộ. Thời điểm đó, lãnh đạo từ thành phố đến các quận, huyện đều thể hiện quyết tâm lập lại trật tự lòng đường, vỉa hè. Tuy nhiên, sau gần 1 năm nhìn lại kết quả, cuộc chiến giành vỉa hè cho người đi bộ của Hà Nội không có nhiều biến chuyển.

Tại phiên chất vấn của HĐND TP Hà Nội chiều 7.12.2023, Trung tướng Nguyễn Hải Trung - Giám đốc Công an TP Hà Nội đánh giá, việc đảm bảo trật tự vỉa hè là vấn đề phức tạp, đây không phải trách nhiệm riêng của lực lượng Công an mà là trách nhiệm chung của cả các sở, ngành Hà Nội.

Trung tướng Nguyễn Hải Trung cho biết, Công an TP Hà Nội đang triển khai các biện pháp nâng cao trách nhiệm, quyết tâm, quyết liệt bảo đảm trật tự đô thị, trật tự an toàn giao thông, không để tình trạng đùn đẩy phó mặc...

Trao đổi với PV Lao Động, KTS Đào Ngọc Nghiêm - Phó Chủ tịch Hội Quy hoạch Phát triển Đô thị Việt Nam - nhận định, vỉa hè là không gian công cộng, đồng thời cũng là không gian phục vụ giao thông, không gian chuyển tiếp giữa đường giao thông với các công trình và nhà dân bên đường.

Theo KTS Đào Ngọc Nghiêm, dù đã triển khai gần 1 năm, nhưng đến nay, việc giành lại vỉa hè cho người đi bộ tại Hà Nội vẫn chưa hiệu quả. Các cấp chính quyền trước khi giành lại vỉa hè cho người đi bộ cần phải đánh giá, nghiên cứu kỹ lưỡng, phân loại, không thể đánh đồng các loại vỉa hè với nhau, vì có những vỉa hè ở Hà Nội rộng 5 - 7m, nhưng cũng có những vỉa hè rộng chưa đến 1m.

KTS Đào Ngọc Nghiêm phân tích thêm, việc giành lại vỉa hè cho người đi bộ là một vấn đề quan trọng nhưng cũng cần chú ý đến vấn đề kinh tế, đặc biệt là kinh tế nhỏ lẻ, kinh tế vỉa hè, chỗ đỗ xe. Trong khi đó, nhiều người dân sinh sống ở các tuyến phố Hà Nội, họ cũng cần không gian, môi trường để đi bộ, thể dục thể thao. TP Hà Nội cần lựa chọn, phân loại các vỉa hè như tuyến nào dành cho người đi bộ, tuyến nào dành cho tiện ích giao thông, đỗ xe, tuyến nào phục vụ kinh doanh, buôn bán...

Cần giải pháp căn cơ, bài bản trong giành vỉa hè cho người đi bộ
Tìm hiểu của PV Lao Động, từ năm 2014 đến nay, UBND TP Hà Nội đã 5 lần phát động chiến dịch giành lại vỉa hè cho người đi bộ.

Tại cuộc họp của Thường trực Thành ủy - HĐND - UBND TP Hà Nội với lãnh đạo các quận, huyện, thị xã diễn ra sáng 31.3.2023, ông Đinh Tiến Dũng - Bí thư Thành ủy Hà Nội - nhấn mạnh, lòng đường, vỉa hè thực tế gắn với sinh kế của người dân, phần nào đó là kinh tế đô thị. Nguyên nhân sâu xa và lớn nhất của những khó khăn, bất cập hiện nay là thiếu quy hoạch, thiếu công khai, minh bạch.

Bí thư Thành ủy Hà Nội đề nghị, các cấp chính quyền phải tìm các giải pháp căn cơ, bài bản, không làm theo kiểu “bắt cóc bỏ đĩa”. Theo Bí thư Thành ủy Hà Nội Đinh Tiến Dũng, cần phải lập quy hoạch thiết kế đô thị để quản lý, sử dụng vỉa hè, lòng đường từng tuyến phố, tuyến đường, có tính tới các yếu tố thực tiễn trước mắt và lâu dài, phù hợp với đặc điểm của từng khu vực, từng địa bàn cụ thể như khu phố cổ, phố cũ và mới.

Đồng thời, nghiên cứu áp dụng mô hình quản lý của các nước phát triển như cho phép kinh doanh vỉa hè, thu phí theo giờ, bố trí chỗ đỗ xe ở lòng đường tại những nơi phù hợp, trên cơ sở đó, công bố, công khai quy hoạch để lấy ý kiến người dân.

LAN NHI - HỮU CHÁNH
TIN LIÊN QUAN

Sau gần một năm ra quân, chiến dịch giành vỉa hè cho người đi bộ về lại số 0

HỮU CHÁNH - THU GIANG |

Sau gần 1 năm các quận nội thành Hà Nội đồng loạt ra quân giành lại vỉa hè cho người đi bộ, đến nay kết quả vẫn không có dấu hiệu chuyển biến. Phần vỉa hè của các tuyến phố vẫn bị các hộ kinh doanh chiếm dụng.

Cây khô, cỏ dại um tùm "nuốt chửng" vỉa hè đường liên phường ở Hải Phòng

Hoàng Khôi |

Nhiều tháng qua, tuyến đường liên phường Nam Hải – Tràng Cát (quận Hải An, Hải Phòng) luôn trong tình trạng um tùm cỏ dại. Cỏ mọc kín vỉa hè, cây xanh không được cắt tỉa... tạo hình ảnh nhếch nhác cả tuyến đường mới được đầu tư, đưa vào sử dụng.

Người dân đi bộ dưới lòng đường, vỉa hè “nhường chỗ” cho ô tô

Hồng Diệp - Hiệp Phạm |

Dù thành phố Hà Nội đã có nhiều đợt ra quân kiểm tra, xử lý và giải quyết các vấn đề về lấn chiếm vỉa hè, thế nhưng việc kinh doanh, buôn bán vẫn diễn ra tràn lan, không hồi kết.

Vỉa hè bị "xẻ thịt" kinh doanh, người dân muốn ngồi ghế đá phải trả tiền

PHƯƠNG THẢO - VÂN HI |

Hà Nội - Tình trạng nhiều hàng quán "xẻ thịt" lòng đường, vỉa hè khu vực Hồ Tây để kinh doanh khiến người dân bức xúc vì mất không gian vui chơi, sinh hoạt.

Quận Cầu Giấy phản hồi việc đào xới vỉa hè sau phản ánh của Báo Lao Động

HỮU CHÁNH |

Hà Nội - Chủ đầu tư cùng nhà thầu liên quan nghiêm túc rút kinh nghiệm để tổ chức thi công việc lát đá vỉa hè trong thời gian còn lại, đưa dự án vào sử dụng đúng thời gian quy định.

Vỉa hè thành nơi buôn bán, công nhân tan ca phải đi bộ xuống lòng đường

Huân Cao - Ngọc Duy |

TPHCM - Vỉa hè trên tuyến đường Tây Thạnh (quận Tân Phú, TPHCM) đi ngang Khu công nghiệp Tân Bình đã bị người dân lấn chiếm để làm nơi kinh doanh. Nhiều công nhân sau khi tan ca đi trên đường này, buộc phải đi bộ xuống lòng đường, gây nguy cơ tai nạn giao thông.

Tổ công tác đặc biệt xử lý tình trạng lấn chiếm lề đường, vỉa hè ở TP Hòa Bình

Đinh Đại |

UBND TP Hòa Bình đã lập Tổ công tác đặc biệt để xử lý các trường hợp lấn chiếm lòng, lề đường, vỉa hè nhằm chấn chỉnh và lập lại trật tự đô thị.

Vụ hài cốt trong bể chứa ở Hải Phòng, người mẹ kể lại thời điểm con gái mất tích 13 năm trước

Hoàng Khôi |

Ngày 12.12, nhiều thông tin lan truyền về bộ hài cốt phát hiện trong bể chứa ở xã Lại Xuân (Thuỷ Nguyên, Hải Phòng) là của chị T., người phụ nữ bị mất tích cách đây hơn 13 năm. Mặc dù chưa có kết luận của cơ quan chức năng, nhưng mẹ chị T. tin đã tìm được con mình sau nhiều năm trời tìm kiếm.

Sau gần một năm ra quân, chiến dịch giành vỉa hè cho người đi bộ về lại số 0

HỮU CHÁNH - THU GIANG |

Sau gần 1 năm các quận nội thành Hà Nội đồng loạt ra quân giành lại vỉa hè cho người đi bộ, đến nay kết quả vẫn không có dấu hiệu chuyển biến. Phần vỉa hè của các tuyến phố vẫn bị các hộ kinh doanh chiếm dụng.

Cây khô, cỏ dại um tùm "nuốt chửng" vỉa hè đường liên phường ở Hải Phòng

Hoàng Khôi |

Nhiều tháng qua, tuyến đường liên phường Nam Hải – Tràng Cát (quận Hải An, Hải Phòng) luôn trong tình trạng um tùm cỏ dại. Cỏ mọc kín vỉa hè, cây xanh không được cắt tỉa... tạo hình ảnh nhếch nhác cả tuyến đường mới được đầu tư, đưa vào sử dụng.

Người dân đi bộ dưới lòng đường, vỉa hè “nhường chỗ” cho ô tô

Hồng Diệp - Hiệp Phạm |

Dù thành phố Hà Nội đã có nhiều đợt ra quân kiểm tra, xử lý và giải quyết các vấn đề về lấn chiếm vỉa hè, thế nhưng việc kinh doanh, buôn bán vẫn diễn ra tràn lan, không hồi kết.

Vỉa hè bị "xẻ thịt" kinh doanh, người dân muốn ngồi ghế đá phải trả tiền

PHƯƠNG THẢO - VÂN HI |

Hà Nội - Tình trạng nhiều hàng quán "xẻ thịt" lòng đường, vỉa hè khu vực Hồ Tây để kinh doanh khiến người dân bức xúc vì mất không gian vui chơi, sinh hoạt.

Quận Cầu Giấy phản hồi việc đào xới vỉa hè sau phản ánh của Báo Lao Động

HỮU CHÁNH |

Hà Nội - Chủ đầu tư cùng nhà thầu liên quan nghiêm túc rút kinh nghiệm để tổ chức thi công việc lát đá vỉa hè trong thời gian còn lại, đưa dự án vào sử dụng đúng thời gian quy định.

Vỉa hè thành nơi buôn bán, công nhân tan ca phải đi bộ xuống lòng đường

Huân Cao - Ngọc Duy |

TPHCM - Vỉa hè trên tuyến đường Tây Thạnh (quận Tân Phú, TPHCM) đi ngang Khu công nghiệp Tân Bình đã bị người dân lấn chiếm để làm nơi kinh doanh. Nhiều công nhân sau khi tan ca đi trên đường này, buộc phải đi bộ xuống lòng đường, gây nguy cơ tai nạn giao thông.

Tổ công tác đặc biệt xử lý tình trạng lấn chiếm lề đường, vỉa hè ở TP Hòa Bình

Đinh Đại |

UBND TP Hòa Bình đã lập Tổ công tác đặc biệt để xử lý các trường hợp lấn chiếm lòng, lề đường, vỉa hè nhằm chấn chỉnh và lập lại trật tự đô thị.