Hàng nghìn người lao động Đắk Lắk có việc làm: Tín hiệu mừng hồi phục kinh tế sau đại dịch

BẢO TRUNG |

Từ đầu năm đến nay hàng nghìn công nhân lao động ở Đắk Lắk đã có việc làm mới sau chuỗi ngày dài thất nghiệp do ảnh hưởng của dịch COVID-19. Song song với đó, hàng trăm doanh nghiệp mới thành lập ở địa phương đã phát đi tín hiệu mừng cho sự hồi phục kinh tế sau đại dịch và mở ra cơ hội việc làm nhiều hơn cho người lao động bản địa, đặc biệt là đồng bào dân tộc thiểu số...

Tình hình khởi sắc

Theo Sở Lao động, Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) tỉnh Đắk Lắk: Trong 6 tháng đầu năm 2022, toàn tỉnh thành lập mới 741 doanh nghiệp và đang có 11.515 doanh nghiệp đang hoạt động. Trong đó, có 10.579 doanh nghiệp và 936 doanh nghiệp có trụ sở chính ở tỉnh ngoài đăng ký thành lập, hoạt động hình thức chi nhánh tại tỉnh (tăng 372 doanh nghiệp so với cuối năm 2021).

Tổng số lao động đang làm việc ở địa phương là hơn 1,1 triệu người. Trong số đó, lao động làm việc tại các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất - kinh doanh khoảng 110.000 người. Số lao động đang làm việc tại các doanh nghiệp đóng trong khu công nghiệp Hòa Phú là 2.500 người.

Phần lớn doanh nghiệp của tỉnh là doanh nghiệp nhỏ và vừa, quy mô lao động ít; chủ yếu hoạt động trong các ngành nghề giản đơn, thu mua nông sản. Vì vậy, trong 6 tháng đầu năm 2022, trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk không xảy ra tình trạng thiếu hụt về lao động. Nguồn nhân lực của tỉnh đáp ứng nhu cầu tuyển dụng của các doanh nghiệp và cơ sở sản xuất kinh doanh.

Một chủ doanh nghiệp đóng chân tại địa bàn TP.Buôn Ma Thuột (tỉnh Đắk Lắk) cho biết: “Trước ảnh hưởng của dịch COVID-19, doanh nghiệp tôi buộc phải tạm dừng hoạt động gần 2 năm, sa thải khoảng 100 nhân sự vì kinh tế trì trệ, nợ đọng quá cao trong khi nguồn hàng tồn kho, không xuất đi được. Quý II/2022, tôi quyết định hoạt động trở lại và gọi công nhân đã sa thải trước đó vào làm. Hơn 4 tháng qua, tình hình kinh doanh bước đầu đã có những tín hiệu khả quan. Tuy nhiên, chúng tôi vẫn còn lo lắng nhiều đối với những biến động của thị trường, khó lường”.

Trung tâm dịch vụ việc làm tỉnh Đắk Lắk thông tin: Trong 9 tháng đầu năm, đơn vị đã tư vấn việc làm, nghề nghiệp và các chế độ chính sách cho 28.369 lượt người, vượt 29% so với kế hoạch. Có 6.432 lượt người lao động được giới thiệu việc làm.

Số người có việc làm sau khi giới thiệu là 2.166. Đặc biệt, trung tâm còn tư vấn xuất khẩu lao động cho 428 người lao động có nhu cầu và số được xuất cảnh là 85 người.

Cần nâng cao hơn nữa chất lượng 

Dù công tác giải quyết chế độ, giới thiệu việc làm cho người lao động đạt được những kết quả tốt nhưng cơ quan chức năng tỉnh Đắk Lắk cần tập trung hơn nữa cho việc định hướng, giới thiệu ngành nghề phù hợp với công nhân lao động. Bởi, chỉ có khi người lao động được tư vấn, giới thiệu được công việc chất lượng, phù hợp và doanh nghiệp uy tín giữ đúng cam kết hợp đồng thì họ mới gắn bó lâu dài, không dở bỏ giữa chừng.

Lãnh đạo Trung tâm giới thiệu việc làm tỉnh Đắk Lắk cho hay: Bên cạnh những kết quả đạt được trong thời gian qua, đơn vị vẫn còn một số tồn tại, hạn chế như nhu cầu tuyển dụng của các đơn vị, doanh nghiệp trên địa bàn không đa dạng, mức lương còn thấp và chế độ đãi ngộ chưa nhiều. Người lao động tìm việc làm đa số là sinh viên mới ra trường, lao động phổ thông… kỹ năng mềm còn yếu nên kết quả chắp nối cung, cầu lao động chưa cao và rào cản từ tâm lý e ngại của người lao động đối với công tác xuất khẩu lao động vẫn còn tương đối nhiều.

Hiện, có rất nhiều đơn vị, doanh nghiệp đã về tận địa phương để tuyển dụng lao động nhưng vẫn có đơn vị khi tuyển dụng không tuân thủ các quy định, các nội dung yêu cầu theo văn bản chỉ đạo của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, nhất là tuyển dụng lao động đi xuất khẩu lao động. Mặt khác, vẫn còn một số người lao động thiếu thông tin nên lựa chọn việc làm không phù hợp. Các ngành nghề đào tạo chưa đa dạng phong phú, các cơ sở đào tạo nghề tại địa phương còn ít và thiếu, phân bổ ngành nghề chưa đồng đều. Việc giới thiệu việc làm cho lao động thất nghiệp chưa đạt được những kết quả, đa số người lao động không có nhu cầu quay lại thị trường lao động mặc dù Trung tâm đã làm tốt công tác tư vấn việc làm.

Lãnh đạo Trung tâm giới thiệu việc làm tỉnh Đắk Lắk cho biết: Trong 3 tháng cuối năm, đơn vị dự kiến sẽ tư vấn việc làm, nghề nghiệp cho hơn 2.631 lượt người; giới thiệu việc làm cho khoảng 1.188 người (phấn đấu số người có việc làm sau giới thiệu khoảng 394 người). Song song với đó, đơn vị tiếp tục phối hợp với Trung tâm lao động ngoài nước thực hiện chương trình EPS (đào tạo tiếng nước ngoài) cho người lao động tại địa phương xuất khẩu lao động.

Ngoài ra, công tác thu thập, tìm kiếm thông tin về các cơ sở giáo dục nghề nghiệp mới để phối hợp liên kết là rất quan trọng, đảm bảo chất lượng đầu ra cho học viên...

BẢO TRUNG
TIN LIÊN QUAN

Triển khai hiệu quả gói phục hồi kinh tế - xã hội, hỗ trợ người lao động

PHẠM ĐÔNG |

Giám đốc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh nhấn mạnh nội dung cần thảo luận như triển khai có hiệu quả gói phục hồi kinh tế - xã hội, tập trung vào các lĩnh vực cấp bách và có khả năng hấp thụ tốt, nhất là các dự án có tính liên vùng, các chương trình trợ cấp, hỗ trợ người lao động.

Việt Nam sẵn sàng đóng góp tích cực vào phục hồi kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương

Song Minh |

Việt Nam luôn tích cực và chủ động tham gia các sáng kiến đa phương, trong đó có các liên kết kinh tế khu vực và liên khu vực. Từ đó, sẵn sàng tiếp tục đóng góp tích cực vào phục hồi kinh tế và phát triển bền vững ở Châu Á - Thái Bình Dương.

Bạc Liêu phục hồi kinh tế sau đại dịch COVID-19

Nhật Hồ |

Trong bối cảnh còn nhiều khó khăn, nhưng kinh tế - xã hội của tỉnh Bạc Liêu 8 tháng đầu năm 2022 vẫn phát triển ổn định. Tốc độ tăng trưởng kinh tế đứng thứ 3 khu vực ĐBSCL, tỉnh có nhiều dự án điện gió đưa vào hoạt động nhất ĐBSCL.

Bùng nổ du lịch thúc đẩy phục hồi kinh tế Việt Nam sau đại dịch

Song Minh |

Ngành du lịch Việt Nam đang sẵn sàng tăng trưởng mạnh mẽ trong 5 năm tới, với doanh thu du lịch quốc tế dự kiến ​​sẽ vượt qua mức trước đại dịch vào năm 2024, trở thành một trong những động lực thúc đẩy phục hồi kinh tế sau đại dịch.

Khởi tố, bắt tạm giam thiếu tướng Đỗ Hữu Ca

Nguyễn Hùng |

Quảng Ninh - Cơ quan An ninh điều tra Công an tỉnh Quảng Ninh hôm nay (22.2) đã ra Quyết định khởi tố vụ án hình sự, khởi tố bị can, ra lệnh tạm giam đối với Đỗ Hữu Ca – nguyên Giám đốc Công an TP.Hải Phòng về tội "Lừa đảo chiếm đoạt tài sản", quy định tại Điều 174 Bộ luật Hình sự.

Khởi tố, bắt giam kẻ dùng tuýp sắt dài hơn một mét đánh shipper gãy 2 tay

VIÊN NGUYỄN |

Quảng Ngãi - Chỉ vì phí ship 30.000 đồng dẫn đến tranh cãi mà một cặp vợ chồng ở Quảng Ngãi đã dùng tuýp sắt, ghế inox đánh một nam shipper gãy 2 tay.

Chưa có đường tránh phục vụ mở rộng Sân bay Điện Biên

VĂN THÀNH CHƯƠNG |

Một tuyến đường dân sinh có hàng nghìn phương tiện lưu thông mỗi ngày sẽ bị đóng để làm Sân bay Điện Biên. Tuy nhiên, hiện đường tránh vẫn chưa được xây dựng.

Đàm phán giá thành công 64 biệt dược, tiết kiệm hơn 2.000 tỉ đồng

Thùy Linh |

Ngày 22.2, Trung tâm Mua sắm tập trung thuốc quốc gia (Bộ Y tế), cho biết Bộ Y tế đã đàm phán giá với 69 thuốc biệt dược, thuốc gốc có giá trị sử dụng lớn. 64 loại biệt dược đã được đàm phán giá thành công, tiết kiệm hơn 2.000 tỉ đồng.

Triển khai hiệu quả gói phục hồi kinh tế - xã hội, hỗ trợ người lao động

PHẠM ĐÔNG |

Giám đốc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh nhấn mạnh nội dung cần thảo luận như triển khai có hiệu quả gói phục hồi kinh tế - xã hội, tập trung vào các lĩnh vực cấp bách và có khả năng hấp thụ tốt, nhất là các dự án có tính liên vùng, các chương trình trợ cấp, hỗ trợ người lao động.

Việt Nam sẵn sàng đóng góp tích cực vào phục hồi kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương

Song Minh |

Việt Nam luôn tích cực và chủ động tham gia các sáng kiến đa phương, trong đó có các liên kết kinh tế khu vực và liên khu vực. Từ đó, sẵn sàng tiếp tục đóng góp tích cực vào phục hồi kinh tế và phát triển bền vững ở Châu Á - Thái Bình Dương.

Bạc Liêu phục hồi kinh tế sau đại dịch COVID-19

Nhật Hồ |

Trong bối cảnh còn nhiều khó khăn, nhưng kinh tế - xã hội của tỉnh Bạc Liêu 8 tháng đầu năm 2022 vẫn phát triển ổn định. Tốc độ tăng trưởng kinh tế đứng thứ 3 khu vực ĐBSCL, tỉnh có nhiều dự án điện gió đưa vào hoạt động nhất ĐBSCL.

Bùng nổ du lịch thúc đẩy phục hồi kinh tế Việt Nam sau đại dịch

Song Minh |

Ngành du lịch Việt Nam đang sẵn sàng tăng trưởng mạnh mẽ trong 5 năm tới, với doanh thu du lịch quốc tế dự kiến ​​sẽ vượt qua mức trước đại dịch vào năm 2024, trở thành một trong những động lực thúc đẩy phục hồi kinh tế sau đại dịch.