Hàng loạt dự án ôm đất rồi bỏ hoang

Cao Nguyên |

Tình trạng đất dự án bỏ hoang nhiều năm xảy ra tại các thành phố lớn không còn xa lạ. Mặc dù chính quyền địa phương các tỉnh đã quyết liệt vào cuộc và đưa ra các biện pháp nhưng vẫn chưa chấm dứt triệt để.

La liệt dự án treo

Tại Hà Nội cũng như tại TPHCM hàng chục dự án ôm đất rồi bỏ hoang cả chục năm không triển khai gây lãng phí tài nguyên đất.

Ghi nhận của PV Lao Động trên địa bàn TP.Hà Nội cho thấy, một trong số đó là dự án khu nhà ở Văn La, tại phường Phú La, quận Hà Đông (Hà Nội) của Công ty Cổ phần Đầu tư Phát triển đô thị & KCN Sông Đà (Sudico). Dự án được giao đất từ năm 2007 dự kiến trở thành khu nhà ở Văn La, gồm 2 toà chung cư cao tầng, khu biệt thự, liền kề và khu công trình công cộng khác. Điều đáng nói đến nay, sau khoảng 15 năm, vẫn chưa triển khai.

Tại đây vẫn là bãi đất trống bỏ hoang. Khu đất rộng lớn khoảng 12ha cỏ mọc um tùm, ở ngay góc phía ngoài cổng là một bãi trông xe, một vài xưởng sửa chữa… Máy móc xây dựng, cọc thép cũng nằm ngổn ngang.

Hay như Dự án Trung tâm thương mại, chợ, siêu thị và văn phòng cho thuê Xuân La (gọi tắt là Dự án chợ Xuân La, nằm tại phường Xuân La, quận Tây Hồ) chậm tiến độ hơn 10 năm. Dự án này thuộc quy hoạch phân khu A6 của TP.Hà Nội, phía đông tiếp giáp ngõ 28 Xuân La, phía Tây Nam giáp mặt đường Xuân La. Dự án có diện tích 2.065m2, tổng mức đầu tư dự kiến ban đầu là 380 tỉ đồng.

Năm 2008, Công ty Cổ phần Xây dựng Sông Hồng trúng thầu để trở thành nhà đầu tư dự án này. Giá trúng thầu dự án là 16 triệu đồng/m2; tổng giá trị trúng thầu là 46,04 tỉ đồng. Trong đó, đơn vị trúng thầu phải nộp tiền sử dụng đất tạm tính theo diện tích 2.065m2 là 33,04 tỉ đồng; hoàn trả ngân sách đầu tư xây dựng chợ Xuân La là 2 tỉ đồng và cam kết hỗ trợ ngân sách địa phương là 11 tỉ đồng.

Đến nay, sau hàng chục năm, dự án vẫn "treo" chưa thực hiện, hiện trạng khu đất được rào tôn. Theo báo cáo mới đây của Sở Tài nguyên và Môi trường TP.Hà Nội, nguyên nhân khiến dự án chậm tiến độ là do hiện Công ty Cổ phần Xây dựng Sông Hồng chưa nộp nghĩa vụ tài chính khi trúng đấu giá là hơn 33 tỉ đồng và nghĩa vụ tài chính bổ sung là 20,6 tỉ đồng.

Tại một báo cáo mới đây, UBND TP.Hà Nội cho biết, hiện Công ty Cổ phần Xây dựng Sông Hồng mới nộp 2 tỉ đồng tiền hoàn trả ngân sách và 11 tỉ đồng hỗ trợ ngân sách địa phương. Sự chậm trễ trong việc triển khai dự án khiến người dân tại khu vực rất bức xúc và liên tục có ý kiến phản ánh.

Trong khi đó, tại khu đất của Công ty Cổ phần Tập đoàn Đầu tư Long Giang cùng chung cảnh ngộ, không khá hơn mặc dù máy móc đã được bố trí sẵn. Dự án trung tâm thương mại, dịch vụ, văn phòng cao cấp nằm trên ô đất rộng hơn 12.000m2, thuộc Khu đô thị mới Việt Hưng (Long Biên, Hà Nội) được UBND Thành phố Hà Nội giao đất cho Công ty Cổ phần Tập đoàn Đầu tư Long Giang (Tập đoàn Long Giang) vào ngày 8.11.2011.

Dự án này chậm tiến độ tới 66 tháng, tức hơn 5 năm. Năm 2019, dự án này đã được Hà Nội gia hạn 24 tháng (theo Quyết định số 4260/QĐ-UBND ngày 9.8.2019). Tuy nhiên, đến nay dự án vẫn trong tình trạng “đắp chiếu”.

Lãng phí nguồn lực đất đai

Theo kết quả giám sát của HĐND TP.Hà Nội, đến nay trên địa bàn thành phố có 379 dự án chậm triển khai tại khắp các quận, huyện. Trong đó có không ít các dự án treo từ thập niên này sang thập niên khác ngay tại các địa bàn, trục đường trung tâm được xem là “đất vàng”. Trước việc tồn tại hàng trăm dự án treo trên địa bàn thành phố, mới đây Hà Nội đã ban hành kế hoạch xử lý thực trạng này, nhất là các dự án đầu tư ngoài ngân sách.

Trong khi đó, TPHCM cũng đã có nhiều biện pháp để xử lý các dự án treo, dự án chậm tiến độ. Theo báo cáo của ông Võ Công Lực - Trưởng phòng Quản lý đất (Sở Tài nguyên và Môi trường TPHCM), đến năm 2021, TPHCM có trên 2.900 dự án đã được đưa vào kế hoạch sử dụng đất. Trong đó, số dự án đã thực hiện là 1.502; số dự án đang thực hiện là 872; dự án chưa thực hiện là 616.

Trong tổng số các dự án chưa thực hiện, UBND TPHCM đã xử lý 169 dự án gồm 108 dự án huỷ bỏ theo văn bản số 4289 ngày 6.12.2020 của UBND TPHCM, không thuộc trường hợp HĐND TP thông qua; có 61 dự án thuộc trường hợp HĐND TP huỷ bỏ và được chấp thuận tại Nghị quyết 64 năm 2020. Hiện tại, Sở Tài nguyên và Môi trường TPHCM tiếp tục rà soát các dự án còn lại. Đơn vị này cũng đang có đề án nghiên cứu và đang xin ý kiến với các khu đất treo lâu, sẽ thống kê thu hồi, bán đấu giá theo quy định pháp luật.

Trao đổi với Lao Động, Ths Nguyễn Văn Đỉnh - Chuyên gia Pháp lý Bất động sản cho biết, mỗi dự án đều được sự quản lý theo nhiều quy định của pháp luật như Luật Xây dựng, Luật Quy hoạch, Luật Đầu tư, Luật Đất đai… Mỗi dự án khi bỏ hoang đều được xử lý một cách cụ thể. Luật Đầu tư quy định, nếu dự án đầu tư được cấp giấy chứng nhận đầu tư hay chủ trương đầu tư nhưng nhà đầu tư làm chậm và đã được gia hạn hoặc điều chỉnh nhưng vẫn không thực hiện thì buộc phải ngừng, hoặc chấm dứt dự án. Sau một thời gian để khắc phục nếu không thực hiện thì thu hồi.

Trong khi đó, theo Điều 64 Luật Đất đai năm 2013, tại Khoản 1 Điểm i quy định chậm tiến độ sử dụng đất, cũng tương tự được gia hạn và nộp thêm tiền sử dụng đất trong 24 tháng đó. Nếu 24 tháng tiếp tục chậm thì sẽ thu hồi đất và không bồi thường về đất. Ví dụ giao đất 50 năm nhưng sau 5 năm không triển khai, không đưa đất vào sử dụng và đã cho gia hạn nhưng không thực hiện thì sẽ thu hồi.

Cao Nguyên
TIN LIÊN QUAN

Giải bài toán thiếu nhà ở từ nhà tái định cư bị bỏ hoang

Cao Nguyên |

Hiện nay nguồn cung nhà ở đang ngày càng khan hiếm, đặc biệt, nhà ở dành cho người thu nhập thấp. Điều đáng nói, tại thành phố lớn như Hà Nội hiện nay vẫn có những tòa nhà tái định cư dù đã xây xong cả chục năm trời nhưng không có người ở. 

Biệt thự bỏ hoang: Đánh thuế cao là một đề xuất hợp lý

Anh Huy |

Hiện trạng nhiều dự án bất động sản, khu đô thị, nhà liền kề, biệt thự trong tình trạng đã xong phần xây thô, bị bỏ hoang trong suốt thời gian dài, đã gây ra sự nhếch nhác, mất an ninh, an toàn đô thị. Giải pháp đánh thuế cao với những biệt thự, nhà liền kề không đưa vào sử dụng là một trong những đề xuất hợp lý.

Không để đất bỏ hoang khi triển khai kế hoạch sử dụng

CAO NGUYÊN |

Ủy ban nhân dân cấp tỉnh triển khai kế hoạch sử dụng đất phải dựa trên kế hoạch huy động tài chính cho công tác thu hồi đất, thu hút các dự án đầu tư, chịu trách nhiệm về hiệu quả sử dụng đất, không để đất hoang hóa…

Nở rộ dịch vụ cho thuê người yêu về nhà ra mắt dịp Tết

Phùng Nhung |

Nhiều người trẻ mỗi dịp về quê ăn Tết lại bị bố mẹ thúc giục chuyện yêu đương, kết hôn, sinh con. Vì lẽ đó, họ tìm đến dịch vụ cho thuê người yêu để trấn an tâm lý gia đình.

Vì sao gốc đào Nhật Tân được chào bán với giá 200 triệu đồng?

Quỳnh Trang |

Sáng 17.1, dọc đại lộ Lê-Nin, thành phố Vinh (Nghệ An) tấp nập cảnh mua - bán hoa, cây cảnh phục vụ Tết Nguyên đán. Trong đó, thu hút nhiều người xem nhất là gian trưng bày gốc đào Nhật Tân của anh Đặng Văn Cường (36 tuổi, trú TP Vinh) bởi nơi đây trưng bày gốc cổ thụ độc đáo với thế "rồng bay".

Nhìn lại diễn biến vụ bé trai rơi xuống trụ bê tông ở Đồng Tháp

Bảo Bình - Dương Anh |

Liên quan vụ bé trai rơi xuống trụ bê tông ở Đồng Tháp, sau hơn nửa tháng tìm kiếm, lực lượng cứu hộ đã đưa được đoạn cọc thứ nhất (dài 12m) trong số 3 đoạn của cọc bêtông lên mặt đất và đang tiến hành các bước cứu hộ tiếp theo.

Khoảnh khắc AFF Cup: Khép lại hành trình của ông Park Hang-seo

NHÓM PV |

Bản tin Khoảnh khắc AFF Cup ngày 17.1. AFF Cup 2022 kết thúc, khép lại hành trình của huấn luyện viên Park Hang-seo với bóng đá Việt Nam.

Khởi tố Giám đốc Trung tâm đăng kiểm duy nhất ở Hòa Bình

PV |

Hoà Bình - Cơ quan công an vừa khởi tố các bị can liên quan đến vụ án “Nhận hối lộ” xảy ra tại Trung tâm đăng kiểm xe cơ giới 28-01S thuộc Sở Giao thông vận tải Hòa Bình.

Giải bài toán thiếu nhà ở từ nhà tái định cư bị bỏ hoang

Cao Nguyên |

Hiện nay nguồn cung nhà ở đang ngày càng khan hiếm, đặc biệt, nhà ở dành cho người thu nhập thấp. Điều đáng nói, tại thành phố lớn như Hà Nội hiện nay vẫn có những tòa nhà tái định cư dù đã xây xong cả chục năm trời nhưng không có người ở. 

Biệt thự bỏ hoang: Đánh thuế cao là một đề xuất hợp lý

Anh Huy |

Hiện trạng nhiều dự án bất động sản, khu đô thị, nhà liền kề, biệt thự trong tình trạng đã xong phần xây thô, bị bỏ hoang trong suốt thời gian dài, đã gây ra sự nhếch nhác, mất an ninh, an toàn đô thị. Giải pháp đánh thuế cao với những biệt thự, nhà liền kề không đưa vào sử dụng là một trong những đề xuất hợp lý.

Không để đất bỏ hoang khi triển khai kế hoạch sử dụng

CAO NGUYÊN |

Ủy ban nhân dân cấp tỉnh triển khai kế hoạch sử dụng đất phải dựa trên kế hoạch huy động tài chính cho công tác thu hồi đất, thu hút các dự án đầu tư, chịu trách nhiệm về hiệu quả sử dụng đất, không để đất hoang hóa…