Hàng loạt dự án lớn, trọng điểm không thể cán đích 2020

CẨM HÀ |

Chậm trễ, vướng mắc trong công tác đền bù giải phóng mặt bằng và những tác động tiêu cực của dịch bệnh COVID-19 là nguyên nhân khiến nhiều dự án hạ tầng trọng điểm tại các thành phố lớn như TPHCM và Hà Nội không thể về đích đúng tiến độ trong năm 2020.

4 dự án 18.000 tỉ đồng lỡ hẹn

Thông tin từ Tổng cục Đường bộ Việt Nam (Bộ GTVT) dẫn số liệu từ Sở GTVT TPHCM cho thấy, 4 công trình, dự án trọng điểm ngành Giao thông vận tải có quy mô đầu tư lên tới 18.000 tỉ đồng sẽ không thể về đích đúng hẹn trong năm 2020. Các dự án này gồm cầu Thủ Thiêm 2, bốn tuyến đường chính trong Khu đô thị mới Thủ Thiêm, nút giao thông Mỹ Thuỷ và dự án sửa chữa, nâng cấp đường Nguyễn Hữu Cảnh.

Trong đó Dự án cầu Thủ Thiêm 2 (nối quận 1 và quận 2) có tổng vốn đầu tư 3.082 tỉ đồng đã thi công đạt 70% khối lượng. Hiện dự án còn vướng đền bù giải toả 11.114m2 đất nhà máy Ba Son, 1.607m2 đất của Bộ Tư lệnh Hải Quân và 158,7m2 đất do Văn phòng Chính phủ quản lý; Dự án xây dựng bốn tuyến đường chính trong Khu đô thị mới Thủ Thiêm (quận 2) có tổng mức đầu tư ban đầu khoảng 12.000 tỉ đồng, đã thi công đạt 85% khối lượng. Hiện dự án đang tạm ngưng thi công do một số vị trí vướng mặt bằng chưa được giải toả; Dự án xây dựng nút giao thông Mỹ Thuỷ (Quận 2) có mức đầu tư giai đoạn một là 838 tỉ đồng và giai đoạn hai là 1.435 tỉ đồng, đã thi công đạt 45% khối lượng. Hiện các hạng mục xây dựng các nhánh đường quanh nút giao đang tạm dừng thi công để chờ giải phóng mặt bằng; Dự án sửa chữa, nâng cấp đường Nguyễn Hữu Cảnh (quận Bình Thạnh) có vốn đầu tư là 472,9 tỉ đồng đã thi công được 35% khối lượng. Dự án bị chậm tiến độ do chủ đầu tư chưa giải quyết được những vướng mắc phát sinh trong quá trình thi công dự án.

Trong báo cáo gửi lên UBND TPHCM, Sở GTVT kiến nghị thành phố xem xét, chỉ đạo các chủ đầu tư chủ động nghiên cứu và tiếp tục triển khai thực hiện các giải pháp để đẩy nhanh tiến độ, thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công dự án.

Các cụm công nghiệp Hà Nội ỳ ạch

Trong khi đó trên địa bàn Hà Nội, ngoài hai dự án lớn về hạ tầng giao thông là tuyến đường sắt trên cao Cát Linh - Hà Đông và tuyến đường sắt trên cao Nhổn - Ga Hà Nội đến hết năm 2020 vẫn chưa thể vận hành thương mại, nhiều dự án lớn trong xây dựng cụm công nghiệp cũng chưa thể về đích đúng tiến độ.

Đáng chú ý trong số này có 5 dự án cụm công nghiệp được thành lập từ năm 2018, gồm cụm công nghiệp Đình Xuyên (7,81ha, huyện Gia Lâm), Thiết Bình (22,21ha, huyện Đông Anh), cụm công nghiệp làng nghề Phú Yên (10ha, huyện Phú Xuyên), cụm công nghiệp làng nghề Đại Thắng (7,37ha, huyện Phú Xuyên) và cụm công nghiệp làng nghề Phú Túc (5,94ha, huyện Phú Xuyên).

Các dự án trên dự kiến sẽ thực hiện dự án đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật từ quý III/2018 đến quý IV/2020 và theo đó đến hết năm 2020 sẽ triển khai xong việc đầu tư hạ tầng để thu hút các doanh nghiệp thứ phát vào đầu tư sản xuất kinh doanh. Tuy nhiên đến thời điểm hiện nay, cả 5 cụm công nghiệp có quyết định thành lập năm 2018 đều gặp khó khăn trong giải phóng mặt bằng, chưa thể khởi công xây dựng và quá thời hạn tiến độ quy định.

Theo Phó Chủ tịch UBND TP.Hà Nội - ông Nguyễn Văn Sửu - việc đẩy nhanh tiến độ thực hiện dự án cụm công nghiệp trên địa bàn là hết sức cấp thiết và cấp bách, góp phần thực hiện các mục tiêu kinh tế xã hội của Hà Nội. Tuy nhiên, dù Hà Nội và các sở ban ngành có nhiều chỉ đạo và giải pháp cụ thể hướng dẫn các địa phương và chủ đầu tư tháo gỡ khó khăn, vướng mắc nhưng kết quả triển khai thực hiện đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật các cụm công nghiệp trên địa bàn nhìn chung còn chậm so với tiến độ, chưa đáp ứng được yêu cầu và đòi hỏi thực tế về mặt bằng sản xuất tại các địa phương.

CẨM HÀ
TIN LIÊN QUAN

Xây dựng bảng lương cho gần 700 người vận hành đường sắt Cát Linh - Hà Đông

Phạm Đông |

Công ty TNHH MTV Đường sắt Hà Nội đã xây dựng bảng lương cho 681 người, với 112 chức danh và vị trí việc làm khi vận hành đường sắt Cát Linh - Hà Đông.

Những thông tin đáng chú ý về dự án đường sắt Cát Linh - Hà Đông

Văn Thắng |

Mới đây, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải hứa tổ chức thông xe an toàn tuyến đường sắt Cát Linh - Hà Đông trước tháng 1.2021. Dưới đây sẽ là những thông tin về tuyến đường sắt trên cao Cát Linh - Hà Đông trước khi được đưa vào khai thác

Người dân mong muốn gì khi đường sắt Cát Linh - Hà Đông đi vào hoạt động?

TUẤN ANH - TÔ THẾ - HOÀI ANH |

Sau nhiều lần lỡ hẹn, người dân đã không còn "ngóng trông" vào thời điểm tàu Cát Linh - Hà Đông bắt đầu chạy, mà chỉ mong rằng khi đi vào hoạt động thì có thể đảm bảo an toàn cho người dân.

Dòng vốn khối ngoại không còn lạc nhịp với thị trường

Gia Miêu |

Đà mua ròng mạnh mẽ của khối ngoại được giới chuyên gia đánh giá là điểm sáng hiếm hoi trong bối cảnh tâm lý thị trường giao dịch thận trọng, từ đó tạo lực nâng đỡ cho thị trường trong thời gian tới.

Rét buốt 13 độ C, người dân vẫn chen chân đến chợ hoa Quảng An ngày cận Tết

Minh Hà - Việt Anh |

Mặc dù Hà Nội đang rét buốt, nhiệt độ về đêm giảm sâu dưới 13 độ C nhưng chợ hoa Quảng An (Tây Hồ, Hà Nội) vẫn tấp nập, nhộn nhịp người bán, kẻ mua trong những ngày cận Tết Nguyên đán 2023.

Giờ thứ 9: Điếng người khi biết con nuôi của chồng chính là con riêng (P1)

Nhóm PV |

Trong cuộc sống hiện đại, quan niệm "con nào cũng là con" được rất nhiều người ủng hộ. Và dù rằng là con trai hay gái cũng được yêu thương, chăm sóc như nhau. Tuy nhiên, vẫn có những người còn giữ những tư tưởng cổ hủ, lạc hậu, mong muốn có một cậu con trai để nối dõi và để hương hỏa cho ông bà tổ tiên. Vì lí do đó, nhiều người đã đánh mất niềm hạnh phúc của gia đình và những đứa con của chính họ.

Chương trình Giờ thứ 9 do NSND Khải Hưng là đạo diễn. Giọng đọc: NSND Minh Hòa – NSƯT Phú Thăng. Âm nhạc: Xuân Phương.

Bạn đang có những câu chuyện riêng muốn chia sẻ với độc giả của Báo Lao Động? Hãy liên hệ với chúng tôi qua địa chỉ email: media@laodong.vn.

Bản tin dự báo thời tiết đêm nay và ngày mai 19.1

NHÓM PV |

Dự báo thời tiết mới nhất 19.1: Khu vực Nam Bộ ngày mai có mây, sáng sớm có sương mù và sương mù nhẹ rải rác, ngày nắng, đêm không mưa.

Hà Nội: Tết vẫn chưa về đến... làng chài

Kim Sơn |

Hà Nội - Những ngày này không khí xuân đã tràn ngập khắp phố phường, người người nhà nhà ra đường sắm Tết. Tuy nhiên, ở làng chài Văn Đức (Gia Lâm) người dân vẫn đang tất bật mưu sinh, kiếm con tôm con cá cho bữa ăn hàng ngày.

Xây dựng bảng lương cho gần 700 người vận hành đường sắt Cát Linh - Hà Đông

Phạm Đông |

Công ty TNHH MTV Đường sắt Hà Nội đã xây dựng bảng lương cho 681 người, với 112 chức danh và vị trí việc làm khi vận hành đường sắt Cát Linh - Hà Đông.

Những thông tin đáng chú ý về dự án đường sắt Cát Linh - Hà Đông

Văn Thắng |

Mới đây, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải hứa tổ chức thông xe an toàn tuyến đường sắt Cát Linh - Hà Đông trước tháng 1.2021. Dưới đây sẽ là những thông tin về tuyến đường sắt trên cao Cát Linh - Hà Đông trước khi được đưa vào khai thác

Người dân mong muốn gì khi đường sắt Cát Linh - Hà Đông đi vào hoạt động?

TUẤN ANH - TÔ THẾ - HOÀI ANH |

Sau nhiều lần lỡ hẹn, người dân đã không còn "ngóng trông" vào thời điểm tàu Cát Linh - Hà Đông bắt đầu chạy, mà chỉ mong rằng khi đi vào hoạt động thì có thể đảm bảo an toàn cho người dân.