Hàng loạt dự án lớn chậm trễ, "giam dân" trong vùng giải tỏa

BẢO TRUNG |

Đắk Lắk có nhiều dự án lớn, chậm triển khai, đã gây ra nhiều hệ lụy, tác động rất lớn đến đời sống sinh hoạt của người dân trong vùng giải phóng mặt bằng (GPMB), cần bố trí tái định cư. Đáng chú ý, rất nhiều dự án trong số này gặp vấn đề về GPMB dẫn tới nguy cơ đội vốn, ảnh hưởng đến đời sống người dân trong vùng giải tỏa.

Người dân mỏi cổ chờ di dời

Thống kê của UBND tỉnh Đắk Lắk: Tổng nguồn vốn đầu tư công năm 2021 (sau điều chỉnh và bổ sung) trong năm là hơn 2.600 tỉ đồng. Trong đó, phần lớn số tiền này là từ Trung ương cân đối ngân sách địa phương với khoảng 860 tỉ đồng và hơn 1.300 tỉ đồng tiền thu sử dụng đất... Tính đến tháng 3.2022, tổng nguồn vốn đầu tư công ngân sách địa phương đã giao chi tiết cho các dự án và đã giải ngân được khoảng 1.900 tỉ đồng (đạt 80,3% Kế hoạch). Trong đó, đối với nguồn vốn từ Trung ương cân đối ngân sách địa phương, tỉnh Đắk Lắk đã giải ngân hơn 665 tỉ đồng (đạt 77,3% kế hoạch)...

Hiện, Đắk Lắk vẫn đang còn đến 10 dự án lớn, chưa làm xong với số vốn chưa giải ngân còn cao. Đơn cử như dự án nâng cấp công trình thủy lợi KDun (xã Cư Ê Bur) cũng do BQL dự án đầu tư xây dựng TP.Buôn Ma Thuột làm chủ đầu tư). Nguyên nhân là do đến cuối năm 2021, cơ quan chức năng mới chỉ bàn giao một phần mặt bằng thi công và chi phí bồi thường GPMB tăng cao nên UBND thành phố đang trình Ban Thường vụ Thành ủy thống nhất chủ trương đối ứng ngân sách thành phố đối với phần chi phí điều chỉnh tăng và đề nghị UBND tỉnh trình HĐND tỉnh cho chủ trương.

UBND tỉnh Đắk Lắk cho rằng: "Mặc dù đã có nhiều văn bản chỉ đạo để đẩy nhanh tiến độ giải ngân. Tuy nhiên, kết quả thực hiện chưa đảm bảo theo kế hoạch đề ra. Trong các tháng đầu năm 2021, các dự án khởi công mới đang tập trung thực hiện triển khai công tác đấu thầu, lựa chọn nhà thầu xây lắp và GPMB nên chưa thực hiện giải ngân".

Những vướng mắc về GPMB cộng với thời gian qua, giá vật liệu xây dựng tăng đột biến phải điều chỉnh dự toán công trình, quy mô dự án và hợp đồng xây dựng. Một số nhà thầu hoạt động cầm chừng chờ giá vật liệu ổn định gây kéo dài thời gian thực hiện dự án. Cũng theo UBND tỉnh Đắk Lắk, còn có nguyên nhân sâu xa là một số chủ đầu tư chưa tích cực phối hợp với chính quyền địa phương để thực hiện công tác bồi thường GPMB...

Năm 2021 không phải là năm duy nhất tỉnh Đắk Lắk chậm triển khai nhiều dự án lớn, buộc phải đề xuất xin chuyển tiếp vốn sang năm tiếp theo. Trước đó, những đại dự án hàng nghìn tỉ đồng như hồ thủy lợi Krông Pách thượng (hơn 4.400 tỉ đồng) chậm tiến độ gần 12 năm; hay đường đại lộ Đông - Tây (hơn 1.000 tỉ đồng) chậm tiến độ hơn 7 năm đã gây ảnh hưởng rất lớn đến đời sống của người dân.

Ông T.Q.Đ (thôn 3, xã Hoà Thắng) cho biết: "Tôi và hơn 80 hộ dân khác ở xã Hòa Thắng nhiều năm nay chờ đợi được bồi thường, di dời bố trí tái định cư để nhà nước làm dự án đường Đông - Tây. Thời điểm năm 2015, cơ quan chức năng đã đo đạc, lên phương án bồi thường nhưng chưa chi tiền do thiếu vốn. Đến đầu năm 2022, khi dự án được cấp thêm vốn, UBND thành phố lại lên phương án bồi thường về đất cho tôi và các hộ dân khác nhưng quá thấp so với giá thị trường. Người dân đã nhiều lần khiếu nại nhưng sự việc đến nay vẫn chưa ngã ngũ. Những năm qua, cuộc sống bà con bị xáo trộn, ảnh hưởng rất nhiều".

Cần sớm chấn chỉnh

Thực tế, Đắk Lắk nằm ở vị trí trung tâm vùng Tây Nguyên, đông đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống. Tỉnh này có nhiều dự án xây dựng cơ bản trọng điểm đang triển khai góp phần giải quyết vấn đề an sinh xã hội cho đồng bào tại chỗ. Khi tỉnh chậm giải ngân vốn đầu tư công trong một thời gian dài, các dự án này có nguy cơ bị trung ương rút vốn, dừng triển khai, ảnh hưởng đến cuộc sống sinh hoạt của bà con...

Ngày 15.3, UBND tỉnh Đắk Lắk đã có văn bản gửi HĐND tỉnh đề xuất kéo dài thời gian thực hiện và giải ngân kế hoạch đầu tư công năm 2021 sang năm 2022 để đảm bảo nguồn vốn bố trí và đẩy nhanh tiến độ thực hiện dự án nhằm giải ngân hết số vốn hơn 376 tỉ đồng đã được giao. Trong đó, còn gần 200 tỉ đồng tiền từ Trung ương cân đối ngân sách địa phương; hơn 130 tỉ đồng tiền thu sử dụng đất...

Lãnh đạo UBND tỉnh Đắk Lắk - cho biết: "Để thực hiện hoàn thành kế hoạch năm 2022, UBND tỉnh sẽ tập trung chỉ đạo thực hiện một số nhiệm vụ giải pháp trọng tâm ngay sau khi được HĐND tỉnh thông qua Nghị quyết về kéo dài thời gian thực hiện và giải ngân kế hoạch đầu tư công năm 2021 sang năm 2022. Trong đó, UBND tỉnh sẽ chỉ đạo các cấp có liên quan triển khai công tác thực hiện kế hoạch ngay từ đầu năm 2022, đảm bảo thực hiện và giải ngân hết kế hoạch năm 2022 được giao.

Các cơ quan được giao làm chủ đầu tư sớm hoàn thiện thủ tục về đầu tư để trình cấp có thẩm quyền phê duyệt làm cơ sở giao chi tiết kế hoạch vốn. Đặc biệt, các chủ đầu tư xây dựng phương án bồi thường, GPMB, tái định cư nhanh chóng. Cơ quan có thẩm quyền thẩm định dự án đầu tư có hình thức thẩm định phù hợp để rút ngắn thời gian, đảm bảo chất lượng, mang tính khả thi...

BẢO TRUNG
TIN LIÊN QUAN

Mạnh tay xử lý việc xây công trình "ăn theo" giải phóng mặt bằng cao tốc

PHI LONG - HỮU LIỀU |

Quảng Bình – Sau khi xuất hiện tình trạng nhiều người dân tại xã Phú Thủy (huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình) thi nhau xây dựng nhiều công trình trái phép nhằm “đón đầu” bồi thường giải phóng mặt bằng đường cao tốc Bắc - Nam, chính quyền địa phương đã kiểm tra, xử lý.

Nhiều công trình xây vội để "ăn theo" giải phóng mặt bằng cao tốc

PHI LONG - HỮU LIỀU |

QUẢNG BÌNH – Thời gian gần đây, trên địa bàn xã Phú Thủy (huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình) xuất hiện nhiều công trình được xây vội trên đất vườn, đất trồng cây lâu năm sau khi có thông tin đường cao tốc Bắc – Nam sẽ đi qua khu vực này.

Đẩy nhanh giải phóng mặt bằng cao tốc đoạn Hà Tĩnh - Quảng Bình

PHI LONG - HỮU LIỀU |

QUẢNG BÌNH – Ngày 13.3, Bộ GTVT phối hợp với UBND tỉnh Quảng Bình tổ chức bàn giao hồ sơ thiết kế cắm cọc giải phóng mặt bằng đợt 1 dự án xây dựng công trình đường bộ cao tốc Bắc - Nam phía đông giai đoạn 2021-2025 qua 3 tỉnh: Hà Tĩnh, Quảng Bình và Quảng Trị.

Bắt tạm giam cán bộ Hội đồng bồi thường giải phóng mặt bằng ở Nghệ An

HẢI ĐĂNG |

Nghệ An - Công an huyện Nghi Lộc khởi tố, bắt tạm giam một cán bộ Hội đồng bồi thường giải phóng mặt bằng huyện để điều tra.

Điều gì khiến lăng mộ Nefetari được mệnh danh là ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập

Yến Nhi |

Được mệnh danh là "ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập", lăng mộ cổ của nữ hoàng Nefetari không chỉ có kiến trúc xa hoa mà còn chứa đựng một câu chuyện hấp dẫn.

Tiền vệ Hùng Dũng: Tôi buồn vì không thể tặng quà thầy Park Hang-seo

AN NGUYÊN |

Tiền vệ Hùng Dũng và các đồng đội tuyển Việt Nam bày tỏ sự tiếc nuối khi không thể mang về món quà ý ở giải đấu cuối cùng của huấn luyện viên Park Hang-seo.

Bắt tạm giam 2 nữ phó giám đốc Bệnh viện TP Thủ Đức

Việt Dũng |

Mở rộng điều tra vụ án sai phạm về đấu thầu xảy ra tại Bệnh viện TP Thủ Đức (TPHCM), Cơ quan Cảnh sát điều tra đã bắt tạm giam 2 phó giám đốc đơn vị này.

Bến xe lớn nhất nước đông nghẹt người về quê đón Tết

MINH QUÂN |

TPHCM - Chiều 16.1, hàng nghìn người đổ về bến xe Miền Đông mới để về quê đón Tết. Do lượng khách tăng đột biến nên bến xe Miền Đông mới không đủ ghế cho khách ngồi chờ, nhiều người phải ngồi dưới sàn nhà.

Mạnh tay xử lý việc xây công trình "ăn theo" giải phóng mặt bằng cao tốc

PHI LONG - HỮU LIỀU |

Quảng Bình – Sau khi xuất hiện tình trạng nhiều người dân tại xã Phú Thủy (huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình) thi nhau xây dựng nhiều công trình trái phép nhằm “đón đầu” bồi thường giải phóng mặt bằng đường cao tốc Bắc - Nam, chính quyền địa phương đã kiểm tra, xử lý.

Nhiều công trình xây vội để "ăn theo" giải phóng mặt bằng cao tốc

PHI LONG - HỮU LIỀU |

QUẢNG BÌNH – Thời gian gần đây, trên địa bàn xã Phú Thủy (huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình) xuất hiện nhiều công trình được xây vội trên đất vườn, đất trồng cây lâu năm sau khi có thông tin đường cao tốc Bắc – Nam sẽ đi qua khu vực này.

Đẩy nhanh giải phóng mặt bằng cao tốc đoạn Hà Tĩnh - Quảng Bình

PHI LONG - HỮU LIỀU |

QUẢNG BÌNH – Ngày 13.3, Bộ GTVT phối hợp với UBND tỉnh Quảng Bình tổ chức bàn giao hồ sơ thiết kế cắm cọc giải phóng mặt bằng đợt 1 dự án xây dựng công trình đường bộ cao tốc Bắc - Nam phía đông giai đoạn 2021-2025 qua 3 tỉnh: Hà Tĩnh, Quảng Bình và Quảng Trị.

Bắt tạm giam cán bộ Hội đồng bồi thường giải phóng mặt bằng ở Nghệ An

HẢI ĐĂNG |

Nghệ An - Công an huyện Nghi Lộc khởi tố, bắt tạm giam một cán bộ Hội đồng bồi thường giải phóng mặt bằng huyện để điều tra.