Hàng loạt doanh nghiệp BOT giao thông trước nguy cơ phá sản

Đặng Tiến |

Nhiều nhà đầu tư BOT đường bộ đang trong tình trạng “chết lâm sàng” khi doanh thu giảm sâu. Nếu không có sự hỗ trợ kịp thời của cơ quan quản lý nhà nước sẽ có thể vỡ nợ, từ đây để lại hệ lụy lớn và khiến các nhà đầu tư không còn mặn mà với BOT.

Nhiều nhà đầu tư đang “sống dở chết dở”

Theo thống kê của Tổng cục Đường bộ Việt Nam cho thấy, hiện nhiều dự án BOT giao thông có doanh thu giảm sâu so với phương án tài chính như: BOT Thái Nguyên - Chợ Mới giảm 88%, cầu Hạc Trì giảm 57%, Quốc lộ 38 giảm 53%, BOT Quốc lộ (QL) 2 đoạn tránh TP.Vĩnh Yên giảm 48%, QL1 đoạn qua Bình Định giảm 35%, QL1 đoạn qua Quảng Ngãi giảm 33%... Theo phân tích của các chuyên gia, sự sụt giảm của các trạm BOT do phương án tài chính ban đầu của dự án đã không được tính toán cụ thể, không sát thực tế do đó rủi ro về doanh thu là điều khó tránh khỏi.

Theo đại diện Dự án BOT QL1 đoạn tránh thị trấn Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang (BOT Cai Lậy), hơn 5 năm qua, dự án không có bất cứ khoản doanh thu nào để thanh toán lãi vay, nợ gốc cho khoản vay 1.000 tỉ đồng vẫn đều đặn trả lãi hằng tháng cho ngân hàng.

Hiện doanh nghiệp dự án và nhà đầu tư tuân thủ mọi chỉ đạo của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, kể cả việc miễn, giảm giá vé với số lượng rất lớn cho các chủ phương tiện quanh khu vực trạm thu phí trên QL1 hoặc chấp nhận bổ sung thêm một trạm thu phí nữa tại tuyến tránh. Tuy nhiên, đến thời điểm này, khi dự án đã bước vào giai đoạn trùng tu, nhưng phương án tái thu phí hoàn vốn vẫn chưa được phê duyệt.

Trước khi nhận dự án, liên danh nhà đầu tư đã được Bộ GTVT thông báo là phương án đặt trạm thu phí trên QL1 để thu cho cả tuyến tránh đã nhận được văn bản đồng thuận của HĐND, UBND tỉnh Tiền Giang về vị trí đặt trạm trên QL1 hiện hữu. Đây là lý do quan trọng để nhà đầu tư yên tâm bỏ vốn, cũng như thế chấp các tài sản của doanh nghiệp và quyền thu phí để vay vốn ngân hàng.

Nhưng trên thực tế, trước áp lực của dư luận, phương án thu phí ban đầu không thể thực hiện được đã đẩy Dự án BOT Cai Lậy rơi vào tình thế tiến thoái lưỡng nan. Nếu tiếp tục duy trì trạm trên QL 1 thì sẽ lại sớm vỡ trận do vấp phải sự phản ứng của một bộ phận người dân, nhưng chuyển trạm vào đường tránh như yêu cầu của địa phương, thì cầm chắc thất thu, phá sản phương án tài chính.

Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Đầu tư, Thương mại và Xây dựng giao thông 1 (Trico) - ông Lương Quang Thi - cho biết, khi xây dựng dự án, doanh nghiệp đã tính rất kỹ về phương án tài chính, vị trí đặt trạm rồi mới làm, nên nếu thay đổi thì dự án chắc chắn sẽ đổ vỡ. Do đó, các cơ quan quản lý nhà nước cần sớm có giải pháp tháo gỡ, kể cả việc xem xét mua lại dự án, bồi hoàn thiệt hại cho nhà đầu tư.

Cũng theo ông Thi, hiện toàn bộ khoản vay đầu tư vào Dự án BOT Cai Lậy của Trico đã bị ngân hàng đưa vào diện nợ xấu, đẩy các nhà đầu tư phải đối diện với nhiều hệ lụy tài chính - tín dụng, dù lỗi không thuộc về phía họ. Bản thân ngân hàng tài trợ vốn cũng đang phải đối diện với rủi ro lớn khi khoản vay được các nhà đầu tư thế chấp bằng chính quyền thu phí dự án.

Tránh hiệu ứng Domino

Ngoài dự án BOT Cai Lậy, hiện còn một số dự án cũng đang gặp vấn đề về vị trí đặt trạm thu phí nhưng nhiều năm nay vẫn chưa được xử lý dứt điểm như: Dự án BOT Mở rộng, nâng cấp QL14 qua tỉnh Đắk Lắk; Dự án QL3 mới; Dự án BOT Quốc lộ 91; Dự án BOT cầu Hạc Trì; Dự án BOT cầu Thái Hà; Dự án tuyến tránh phía Tây Thanh Hóa.

Tại dự án mở rộng, nâng cấp QL14 qua tỉnh Đắk Lắk, do các phương tiện chuyển sang đi tuyến tránh thị xã Buôn Hồ chạy song song do Nhà nước đầu tư và do không được tăng phí như lộ trình, nên doanh thu thu phí hoàn vốn cho dự án hiện chỉ bằng 50 - 60% so với phương án tài chính.

Khiến khoản tín dụng 669 tỉ đồng mà nhà đầu tư vay của Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam đã bị chuyển thành nợ xấu. Đại diện nhà đầu tư, Công ty Quang Đức cho rằng, việc khoản vay bị chuyển thành nợ xấu đã khiến doanh nghiệp gần như không còn cơ hội để tiếp cận các khoản vay thương mại cho dự án mở rộng, nâng cấp QL14 qua tỉnh Đắk Lắk, cũng như các dự án khác của doanh nghiệp. Gánh nặng nợ nần ngày càng gia tăng do nguồn thu ngày một sụt giảm, trong khi doanh nghiệp vẫn phải thực hiện các nghĩa vụ như trả lương cho người lao động và bảo trì, duy tu tuyến đường.

Để gỡ khó cho các doanh nghiệp dự án, thời gian vừa qua, các cơ quan chức năng đã đưa ra nhiều giải pháp để sớm tháo gỡ khó khăn cho các dự án BOT đang đứng trước nguy cơ vỡ phương án tài chính với nguyên nhân khách quan, thậm chí thuộc trách nhiệm của các cơ quan quản lý nhà nước.

Theo các chuyên gia, việc không tăng phí theo đúng lộ trình của hợp đồng BOT đã ký cùng với việc bị chia sẻ lưu lượng phương tiện đã khiến nhà đầu tư không đủ tài chính để duy trì hoạt động, trả nợ vay ngân hàng và thực hiện nghĩa vụ thuế đối với Nhà nước.

Thực tế hiện mới có 2 trạm được điều chỉnh tăng giá phí (Dự án Xây dựng hầm đường bộ Phước Tượng Phú Gia - Trạm thu phí Bắc Hải Vân và Dự án Xây dựng hầm Đèo Cả QL1 - Trạm Đèo Cả), các dự án còn lại chưa được điều chỉnh tăng theo lộ trình quy định tại hợp đồng dự án. Điều này càng làm gia tăng lỗ và nợ của các nhà đầu tư BOT đường bộ.

Một số doanh nghiệp cho rằng, Nhà nước cần sớm có phương án cho tiếp tục thu phí với mức giá mới hoặc hỗ trợ tài chính trực tiếp cho nhà đầu tư.

Nếu không được tháo gỡ kịp thời sẽ dẫn đến phá sản và các khoản nợ sẽ đổ lên vai các tổ chức tín dụng.

Đặng Tiến
TIN LIÊN QUAN

Đầu tư BOT giao thông như Quảng Ninh là hợp lý, hiệu quả

Đặng Tiến |

4 năm liên tiếp Quảng Ninh dẫn đầu cả nước về Chỉ số Năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) và để có được sự bứt phá ngoạn mục này, nhiều năm trở lại đây, hạ tầng giao thông của Quảng Ninh có sự bứt phá lớn, với nhiều tuyến cao tốc, cảng biển, sân bay được mở kết nối trong nước và quốc tế. Đây chính là nhờ vào mô hình BOT giao thông.

Tái khởi động BOT giao thông sau 5 năm đình trệ

Đặng Tiến |

Dự án đường cao tốc đoạn Diễn Châu - Bãi Vọt và dự án cao tốc Nha Trang - Cam Lâm là 2 dự án giao thông đầu tiên được triển khai theo mô hình BOT sau 5 năm mô hình này bị đình trệ vì khó huy động vốn đầu tư xã hội.

Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đã có nhiều giải pháp hỗ trợ người lao động mất việc

PHƯƠNG NGÂN - CHÂN PHÚC |

TPHCM - Tại LĐLĐ quận Bình Thạnh, sáng ngày 17.1, ông Trần Thanh Hải - Phó Chủ tịch Thường trực Tổng LĐLĐ Việt Nam đã đến thăm, động viên và trao quà Tết cho người lao động có hoàn cảnh khó khăn đang làm việc trên địa bàn. Đồng thời, ông Trần Thanh Hải cũng đã thông tin một số giải pháp nhằm hỗ trợ người lao động bị mất việc, giảm việc.

Hệ luỵ từ vụ Công đoàn ACB mua chui cổ phiếu bị xử phạt 3 tỉ đồng

Lan Hương |

Thông tin Công đoàn ngân hàng ACB mua chui cổ phiếu ACB đã thu hút sự quan tâm đặc biệt. Động thái trên đã ảnh hưởng đến sự minh bạch của thị trường chứng khoán Việt Nam trong bối cảnh niềm tin của nhà đầu tư vào thị trường chứng khoán đang bị ảnh hưởng nặng nề.

Rung lắc thượng tầng tại Eximbank: Thập kỷ rối ren chưa kết thúc

Đức Mạnh |

Cơ cấu thượng tầng tại Ngân hàng Eximbank đã có nhiều biến động mạnh. Cổ đông ngoại gắn bó 16 năm đã chuyển nhà, thế chân bởi nhân tố bí ẩn liên quan đến Tập đoàn Bamboo Capital.

Cha đẻ của mèo AI mà cư dân mạng nhầm tưởng ở Ninh Thuận lên tiếng

Hữu Long |

Nguyễn Lê Thái Nguyên vẽ mèo Tết bằng công nghệ AI rồi chia sẻ lên trang cá nhân. Những hình ảnh tuyệt đẹp về mèo nhận được vô số lời khen từ nhiều người bạn. Có không ít người đến nay vẫn nhầm lẫn đây là mèo Tết có nguồn gốc từ Ninh Thuận.

Cận Tết, showroom xe ôtô cũ chấp nhận bán hòa, cắt lỗ để thu hồi vốn

LÂM ANH |

Cuối năm thường là mùa thu hoạch của thị trường xe ôtô cũ nhưng năm nay điều này đã không đến bởi việc ngân hàng siết cho vay, lãi suất cao đã khiến lượng khách hàng giảm đi đáng kể. Những ngày cuối cùng trước khi nghỉ Tết, chủ showroom chấp nhận bán hòa vốn hay thậm chí, bán cắt lỗ để thu hồi vốn trước Tết.

Xu hướng công khai tiền lương ở Mỹ: Ai sẽ được hưởng lợi?

Thanh Hà |

Luật thanh toán minh bạch ở Mỹ góp phần giảm chênh lệch tiền lương.

Đầu tư BOT giao thông như Quảng Ninh là hợp lý, hiệu quả

Đặng Tiến |

4 năm liên tiếp Quảng Ninh dẫn đầu cả nước về Chỉ số Năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) và để có được sự bứt phá ngoạn mục này, nhiều năm trở lại đây, hạ tầng giao thông của Quảng Ninh có sự bứt phá lớn, với nhiều tuyến cao tốc, cảng biển, sân bay được mở kết nối trong nước và quốc tế. Đây chính là nhờ vào mô hình BOT giao thông.

Tái khởi động BOT giao thông sau 5 năm đình trệ

Đặng Tiến |

Dự án đường cao tốc đoạn Diễn Châu - Bãi Vọt và dự án cao tốc Nha Trang - Cam Lâm là 2 dự án giao thông đầu tiên được triển khai theo mô hình BOT sau 5 năm mô hình này bị đình trệ vì khó huy động vốn đầu tư xã hội.