Hàng không sẵn sàng mở lại đường bay, tăng chuyến

Đặng Tiến |

Theo các hãng bay Việt, sau khi đợt dịch thứ 3 được kiểm soát, số lượng khách đi lại bằng đường hàng không đã nhanh chóng phục hồi. Hiện các hãng bay Việt đang lên kế hoạch triển khai bay trở lại sau khi dịch đã được kiểm soát.

Sẵn sàng mở lại đường bay

Theo đại diện Vietnam Airlines (VNA), các số liệu giai đoạn Tết Tân Sửu 2021 cho thấy các hãng hàng không Việt Nam khai thác tổng khoảng 14.400 chuyến bay và vận chuyển hơn 1,7 triệu lượt khách. Riêng Vietnam Airlines Group đứng đầu về sản lượng với 6.050 chuyến bay và gần 800.000 lượt khách. Sau khi dịch COVID-19 được kiểm soát, hãng sẽ triển khai ngay việc khôi phục các đường bay, cùng các hoạt động kích cầu.

Cụ thể từ ngày 3.3.2021, Cảng hàng không Quốc tế Vân Đồn sẵn sàng hoạt động trở lại, VNA sẽ khôi phục đường bay giữa TPHCM và Vân Đồn. Theo đó, từ ngày 3.3.2021 đến 17.3.2021, VNA sẽ khai thác 1 chuyến/tuần vào các ngày thứ 4, và từ 18.3.2021 đến 31.12.2021 tăng tần suất lên 3 chuyến/tuần vào các ngày thứ 4, thứ 6 và Chủ nhật.

Cùng với đó, VNA cũng triển khai mức giá đặc biệt dành cho 3 chuyến bay đầu tiên chỉ từ 33.000 đồng/chiều (tương đương 507.000 đồng/chiều gồm thuế, phí). Hiện VNA vẫn chưa có kế hoạch triển khai đường bay mới bởi nếu kiểm soát được dịch bệnh, tháng 3 và tháng 4 cũng sẽ là mùa thấp điểm. Do đó, nếu có mở đường bay mới, hãng sẽ tính toán mở từ cuối tháng 4 để đón mùa cao điểm du lịch hè.

Đại diện Bamboo cũng cho biết, trước dịch, hãng bay trung bình 140 chuyến/ngày, nhưng trong đợt cao điểm Tết Nguyên đán Tân Sửu bình quân mỗi ngày hãng bay từ 124 đến 134 chuyến. Đại diện Bamboo cũng cho biết ảnh hưởng có dịch chỉ tác động đến hãng khoảng 10%, tỉ lệ tần suất bay vẫn tập trung ở các thành phố lớn, đặc biệt là trục chính Hà Nội - TPHCM còn tăng chuyến. Trong khi đó các đường bay từ các tỉnh như Hải Phòng, Thanh Hoá, Vinh về TPHCM và Hà Nội còn quá tải lượng khách.

Nhưng đại diện hãng này cũng thừa nhận, do ảnh hưởng của dịch bệnh, các chuyến bay dịp Tết Nguyên đán năm nay cũng giảm so với năm 2020. Liên quan đến việc mở lại đường bay quốc tế, đại diện các hãng bay cho rằng, khi thế giới kiểm soát dịch tốt và thị trường hàng không mở cửa, ngành hàng không mới có hy vọng phục hồi.

Trao đổi với phóng viên Báo Lao Động, đại diện VietJet Air cho biết, đợt dịch bùng phát lần thứ 3 đã gây ảnh hưởng nặng nề cho hãng vì sau đợt dịch lần 2 vào đúng mùa cao điểm du lịch thì đến mùa cao điểm Tết, dịch lại bùng phát.

Tính ra lượng khách giảm tới 70% so với dịp cao điểm Tết 2020, kể cả tuyến đường bay vàng Hà Nội - TPHCM cũng giảm sâu. Do đó, khi dịch được kiểm soát, hãng sẽ triển khai các chương trình kích cầu để thu hút khách bay nội địa như tặng ngay 20kg hành lý ký gửi miễn phí cho khách hàng trên toàn mạng bay nội địa.

Khách hàng mua vé và bay cùng Vietjet trong thời gian từ 27.2 đến 31.3.2021 sẽ nhận được món quà đặc biệt là 20kg hành lý ký gửi bên cạnh 7kg hành lý xách tay hoàn toàn miễn phí. Và nếu trong tháng 3.2021, sân bay Vân Đồn được mở cửa trở lại, hãng sẽ triển khai bay ngay để phục vụ tốt nhất cho hành khách.

Cần có quy trình bay quốc tế

Theo Cục Hàng không Việt Nam, trong giai đoạn từ ngày 19.1.2021 đến 18.2.2021, mặc dù chịu tác động mạnh của dịch bệnh COVID-19, kết quả khai thác của các hãng hàng không Việt Nam cũng tích cực khi tăng trưởng trung bình 7,4% so với tháng trước ( 20.944 chuyến bay).

Cụ thể, Vietjet khai thác 7.881 chuyến bay, Vietnam Airlines khai thác 6.725 chuyến bay, Bamboo Airways khai thác 4.008 chuyến, Jetstar Pacific với 1.640 chuyến, VASCO với 518 chuyến và Vietravel Airlines khai thác 172 chuyến. Tất cả các hãng đều có tỉ lệ đúng giờ trên 90%, mức cao hàng đầu thế giới. Với kết quả này, ngành hàng không Việt Nam vẫn là điểm sáng, đặc biệt đường bay trục Hà Nội - TPHCM là một trong những đường bay nhộn nhịp hàng đầu thế giới.

Tuy nhiên theo dự báo của các chuyên gia, trong thời gian tới ngành hàng không vẫn đứng trước những khó khăn, khi dịch bệnh trên thế giới vẫn chưa được kiểm soát kéo theo hoạt động vận tải hàng không quốc tế tiếp tục gặp nhiều khó khăn, thách thức. Do đó, các doanh nghiệp và các nhà quản lý cần hợp tác để đưa ra những giải pháp thích hợp.

Theo đại diện Hiệp hội doanh nghiệp Hàng không Việt Nam, dịch COVID-19 đã gây rối loạn hoạt động kinh tế, ảnh hưởng đời sống xã hội, làm tê liệt ngành hàng không Việt Nam và thế giới.

Để gỡ khó cho ngành hàng không, hiệp hội này đã đề xuất, kiến nghị Chính phủ cần tập trung một số chính sách đặc thù hỗ trợ ngành hàng không nhanh chóng phục hồi như: Nhanh chóng ban hành các quy định về quy trình, thủ tục thực hiện các chuyến bay trong nước và quốc tế; giảm sâu hơn thuế bảo vệ môi trường đối với nhiên liệu hàng không (ít nhất là giảm 70% so với mức 30% hiện nay) và kéo dài thời gian áp dụng (tới hết năm 2021); kéo dài thời gian giảm giá dịch vụ đối với các hãng hàng không và nghĩa vụ tài chính của các doanh nghiệp trực tiếp phục vụ hoạt động bay (các cảng hàng không, các doanh nghiệp quản lý/ điều hành bay,…) tới giữa năm hoặc cuối năm 2021 tuỳ tình hình dịch bệnh.

Hiệp hội Hàng không cũng cho rằng, các hãng hàng không kiến nghị gói hỗ trợ tài chính trị giá 25.000 tỉ đồng, bao gồm cả tín dụng ngắn hạn và tín dụng dài hạn theo phương án bảo lãnh tín dụng, với lãi suất vay ưu đãi để giúp các hãng sớm phục hồi. Do đó, cần nghiên cứu hình thành các nhóm công tác liên ngành của Chính phủ, chịu trách nhiệm hình thành chính sách đồng bộ về hỗ trợ cho ngành hàng không.

Trước kiến nghị của Hiệp hội Hàng không, để phát triển bền vững ngành hàng không Việt Nam, trước mắt là tháo gỡ khó khăn do ảnh hưởng của dịch COVID-19, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc giao các Bộ Giao thông Vận tải, Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư, Y tế, Công Thương và Ngân hàng Nhà nước Việt Nam xem xét, giải quyết theo thẩm quyền các kiến nghị của Hiệp hội.

Đặng Tiến
TIN LIÊN QUAN

Chướng ngại vật của ngành hàng không trong năm 2021

Minh An |

Việc chưa xác định được thời điểm phục hồi của các chuyến bay quốc tế và áp lực cạnh tranh ngày một lớn từ thị trường nội địa là những trở lực của ngành hàng không trong năm 2021, theo Công ty Chứng khoán Mirae Asset Việt Nam (MASVN).

Lấp lỗ hổng cách ly trong ngành hàng không ngay lập tức

Lê Thanh Phong |

Kế hoạch tổ chức 33 chuyến bay mỗi tuần đưa công dân về nước tạm dừng sau khi lãnh đạo Chính phủ ra chỉ đạo mới liên quan đến phòng, chống COVID-19. Ước tính công dân Việt Nam tại Nhật Bản muốn về nước là 30.000; tại Hàn Quốc là 15.000; tại Đài Loan (Trung Quốc) là 15.000. Để đưa số hành khách này về nước cần tổ chức 330 chuyến bay kéo dài trong 10 tuần.

Bộ trưởng GTVT biểu dương ngành hàng không "vượt bão" COVID-19

Minh Hạnh |

Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Nguyễn Văn Thể vừa có thư biểu dương đến tất cả các doanh nghiệp hàng không Việt Nam, tới các cán bộ, nhân viên ngành hàng không khi đương đầu với dịch COVID-19.

Khó khăn nhưng không để người lao động ngành hàng không mất việc làm

Đặng Tiến |

Theo thống kê sơ bộ của các hãng hàng không, do ảnh hưởng của dịch COVID-19, thị trường vận tải hàng không bắt đầu giảm mạnh từ cuối tháng 1.2020. Thiệt hại ban đầu của việc dừng các đường bay do ảnh hưởng của dịch COVID-19 là khoảng hơn 30.000 tỉ đồng. Điều đó khiến các hãng hàng không phải cắt giảm tất cả chi phí, trong đó có cắt giảm tiền lương.

Quả bóng vàng 2022: Tiến Linh sáng cửa

Thanh Vũ |

Nhìn vào phong độ hiện tại, có thể thấy tiền đạo Nguyễn Tiến Linh xứng đáng giành quả bóng vàng 2022.

Kênh đầu tư nào sẽ được hưởng lợi trong năm 2023?

Thái Mạnh |

Trong bối cảnh thị trường tài chính vẫn còn nhiều yếu tố khó lường, thì một số kênh đầu tư như chứng khoán, bất động sản sẽ được hưởng lợi nhờ định giá hấp dẫn và các chính sách được thúc đẩy trong năm nay.

Xe ôm, bốc vác "chuyển nghề" chở thuê đào, quất những ngày cận Tết

Trần Tuấn - Nguyễn Kế |

Bắc Giang - Thay vì làm nhưng công việc như xe ôm, bốc vác, nhiều lao động tự do ở TP.Bắc Giang chuyển sang làm nghề chở thuê đào, quất những ngày cận Tết, thu nhập khoảng 1 triệu đồng/ngày.

Gỡ khó các quy định tạo nguồn cung cho nhà ở xã hội

B. Chương |

Kế hoạch triển khai 1 triệu nhà ở xã hội đang gặp khó khăn vì nhiều quy định không phù hợp với chủ trương xã hội hóa đầu tư để phát triển nhà ở xã hội, hoặc chưa đảm bảo tính khả thi, chưa phù hợp với tình hình thực tiễn.

Chướng ngại vật của ngành hàng không trong năm 2021

Minh An |

Việc chưa xác định được thời điểm phục hồi của các chuyến bay quốc tế và áp lực cạnh tranh ngày một lớn từ thị trường nội địa là những trở lực của ngành hàng không trong năm 2021, theo Công ty Chứng khoán Mirae Asset Việt Nam (MASVN).

Lấp lỗ hổng cách ly trong ngành hàng không ngay lập tức

Lê Thanh Phong |

Kế hoạch tổ chức 33 chuyến bay mỗi tuần đưa công dân về nước tạm dừng sau khi lãnh đạo Chính phủ ra chỉ đạo mới liên quan đến phòng, chống COVID-19. Ước tính công dân Việt Nam tại Nhật Bản muốn về nước là 30.000; tại Hàn Quốc là 15.000; tại Đài Loan (Trung Quốc) là 15.000. Để đưa số hành khách này về nước cần tổ chức 330 chuyến bay kéo dài trong 10 tuần.

Bộ trưởng GTVT biểu dương ngành hàng không "vượt bão" COVID-19

Minh Hạnh |

Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Nguyễn Văn Thể vừa có thư biểu dương đến tất cả các doanh nghiệp hàng không Việt Nam, tới các cán bộ, nhân viên ngành hàng không khi đương đầu với dịch COVID-19.

Khó khăn nhưng không để người lao động ngành hàng không mất việc làm

Đặng Tiến |

Theo thống kê sơ bộ của các hãng hàng không, do ảnh hưởng của dịch COVID-19, thị trường vận tải hàng không bắt đầu giảm mạnh từ cuối tháng 1.2020. Thiệt hại ban đầu của việc dừng các đường bay do ảnh hưởng của dịch COVID-19 là khoảng hơn 30.000 tỉ đồng. Điều đó khiến các hãng hàng không phải cắt giảm tất cả chi phí, trong đó có cắt giảm tiền lương.