Hàng hóa "mắc kẹt" trên đường về TPHCM vì các chốt kiểm soát dịch

MINH QUÂN |

Lãnh đạo Sở Công Thương TPHCM cho biết đã rớt nước mắt khi nhận thông báo xe chở hàng hóa thiết yếu trên đường về TPHCM bị "mắc kẹt" khi qua một số tỉnh. Đây cũng là nguyên nhân góp phần đẩy giá cả nhiều mặt hàng ở TPHCM tăng cao.

Hàng hóa về TPHCM bị ách tắc trên đường

Tối ngày 9.7, UBND TPHCM tổ chức họp báo thông tin về các nội dung liên quan đến việc giãn cách toàn TPHCM theo Chỉ thị 16.

Tại buổi họp báo, ông Nguyễn Nguyên Phương – Phó Giám đốc Sở Công Thương TPHCM đã lý giải lý do khiến giá cả hàng hóa trên địa bàn thành phố tăng mạnh trong những ngày qua.

Theo ông Phương, có 3 lý do chính khiến giá hàng hóa tăng, gồm: Giá xăng dầu tăng; đóng cửa các chợ đầu mối và xe chở hàng hóa đi và đến TPHCM bị tắc trên đường do các tỉnh, thành lập chốt kiểm soát dịch.

Ngoài 3 lý do trên, lãnh đạo Sở Công Thương TPHCM còn cho biết hàng hóa tại các chợ truyền thống cũng bị tăng giá. "Buổi sáng khi hàng hóa đầy đủ thì giá cả ổn định, nhưng tới chiều hàng hóa gần hết thì việc tiểu thương nâng giá là khó tránh khỏi” – ông Phương nói.

Theo ông Phương, hàng hóa trong Chương trình bình ổn thị trường của TPHCM chiếm 30% thị phần hàng hóa của TPHCM. Có những mặt hàng lương thực thực phẩm thiết yếu chiếm đến 50%- 60% thị phần. Từ đó, lãnh đạo Sở Công Thương khẳng định luôn đảm bao không bao giờ thiếu hàng và không lo tăng giá.

Tuy nhiên, ông Nguyễn Nguyên Phương cho biết việc đưa hàng hóa từ các tỉnh về TPHCM thời gian qua đang gặp khó khăn do nhiều tỉnh, thành lập chốt kiểm soát dịch.

Xe chở hàng hóa ùn tắc trên quốc lộ qua địa bàn tỉnh Tiền Giang ngày 8.7.  Ảnh: C.T
Xe chở hàng hóa ùn tắc trên quốc lộ qua địa bàn tỉnh Tiền Giang ngày 8.7. Ảnh: C.T

Ông cho biết trong ngày 9.7, Sở Công Thương TPHCM nhận được rất nhiều cuộc gọi từ các địa phương về việc hàng hóa bị ùn ứ. Trong đó, thành phố Cần Thơ cho biết hàng hóa ở thành phố này đang ứ đọng và bày tỏ bức xúc chuyện hàng hóa không đưa về được TPHCM.

Lãnh đạo Sở Công Thương TPHCM cho biết không hiểu lý do gì mà hàng hóa trên đường về TPHCM khi đi qua một số tỉnh gặp rất nhiều khó khăn. Đêm 8.7, có những lúc các đoàn xe kẹt hàng kilômet trên quốc lộ. Chính việc này đã ảnh hưởng đến việc cung ứng hàng hóa cho người dân thành phố.

“Khi tôi nhận thông tin này, tôi đã rớt nước mắt. TPHCM trong tất cả các tình huống đều luôn sẵn sàng chia sẻ, hỗ trợ cho các địa phương khác. Khi TPHCM gặp khó khăn, cũng có rất nhiều địa phương hỗ trợ, động viên nhưng cũng có một số địa phương không hiểu lý do gì lại như vậy” – ông Phương chia sẻ.

Tạo "luồng xanh" cho xe chở hàng thông suốt

Theo ông Ngô Hải Đường – Trưởng phòng Quản lý khai thác hạ tầng giao thông (Sở GTVT TPHCM), thời gian qua, nguồn hàng từ một số tỉnh miền Tây khi về TPHCM bị ứ lại ở một số tỉnh như Tiền Giang, Long An.

Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này liên quan đến giấy xét nghiệm COVID-19. Một số tỉnh yêu cầu tài xế phải có giấy xét nghiệm có thời hạn trong 3 ngày và không chấp nhập kết quả xét nghiệm nhanh, yêu cầu phải có giấy xét nghiệm bằng phương pháp Realtime PCR. “Việc này liên quan đến ngành y tế của các tỉnh quy định nên các đơn vị phải thực hiện” - ông Đường nói.

Nói về giải pháp tháo gỡ, ông đường cho biết Sở GTVT TPHCM đã cùng các sở, ngành phối hợp báo cáo Bộ GTVT để thống nhất với Bộ Y tế về thời hạn giấy xét nghiệm nhất quán giữa các tỉnh.

Về phía ngành giao thông thành phố, đại diện Sở GTVT TPHCM cho biết đã phối hợp với các Sở GTVT các tỉnh Đông Nam Bộ, Tây Nam Bộ và Tổng cục Đường bộ triển khai tạo “luồng xanh” cho các phương tiện chở hàng hóa được thông suốt giữa TPHCM và các tỉnh.

“Chúng thôi đã thống nhất sẽ tạo luồng ưu tiên cho các phương tiện vận tải hàng hóa lưu thông nhanh qua các chốt kiểm soát dịch, không phải chờ đợi mất thời gian. Công tác phối hợp đã triển khai và hy vọng thời gian tới, hàng hóa từ TPHCM đi các tỉnh và ngược lại được lưu thông nhanh nhất” – ông Đường nói.

Theo ông Nguyễn Nguyên Phương, hiện nay xe chở hàng hóa từ Cần Thơ, Sóc Trăng,... lên TPHCM buộc phải đi qua Tiền Giang, Long An. Tuy nhiên các phương tiện không dừng lại ở các tỉnh này mà chỉ chạy ngang qua. Từ đó, ông Phương đặt vấn đề, nếu các xe chỉ chạy thông suốt như vậy thì có cần thiết phải khó khăn về giấy xét nghiệm COVID-19 hay không?

“Đề xuất Sở GTVT TPHCM báo cáo và nhờ Bộ GTVT chủ trì buổi họp với ngành Giao thông, Y tế các tỉnh, thành thống nhất vấn đề này. Thực tế, có những xe chỉ chạy ngang qua chứ không dừng lại, tài xế chỉ ngồi trên xe. Phải có cách tạo điều kiện cho các xe chở hàng hóa lưu thông thì lúc đó Sở Công Thương TPHCM mới không bị ách tắc các nguồn cung và không có chuyện hàng hóa tăng giá” – ông Phương đề xuất.

MINH QUÂN
TIN LIÊN QUAN

Vướng quy định xét nghiệm PCR, xe không vào Tiền Giang cũng "mắc kẹt"

Kỳ Quan |

Để phòng chống dịch COVID-19, Tiền Giang là tỉnh duy nhất ở vùng Tây Nam Bộ quy định người ngoài tỉnh vào địa phương hoặc người Tiền Giang đi các nơi quay về địa phương phải có giấy xét nghiệm bằng phương pháp PCR âm tính với COVID-19. Không chỉ người vào Tiền Giang, kể cả các phương tiện chỉ đi ngang qua Tiền Giang cũng gặp khó khăn.

Cấp mã QR cho xe tải chở hàng thông suốt giữa TPHCM với các tỉnh

MINH QUÂN |

Xe tải phục vụ vận chuyển hàng hóa đi đến, đi qua TPHCM và ngược lại sẽ được cấp giấy nhận diện chứa mã QR để qua chốt kiểm soát dịch thuận tiện, không bị ùn tắc.

Tạo luồng “ưu tiên đặc biệt” cho hàng hoá thiết yếu cung ứng TPHCM

THuỳ DUng |

Bộ Công Thương đề nghị Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương phối hợp chỉ đạo các đơn vị chức năng tại địa phương tạo luồng “ưu tiên đặc biệt” cho các phương tiện vận tải hàng hóa thiết yếu phục vụ Chương trình Bình ổn thị trường cung ứng cho Thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh phía Nam có dịch bệnh đang phải thực hiện giãn cách, cách ly xã hội.

Xe ôm, bốc vác "chuyển nghề" chở thuê đào, quất những ngày cận Tết

Trần Tuấn - Nguyễn Kế |

Bắc Giang - Thay vì làm nhưng công việc như xe ôm, bốc vác, nhiều lao động tự do ở TP.Bắc Giang chuyển sang làm nghề chở thuê đào, quất những ngày cận Tết, thu nhập khoảng 1 triệu đồng/ngày.

Gỡ khó các quy định tạo nguồn cung cho nhà ở xã hội

B. Chương |

Kế hoạch triển khai 1 triệu nhà ở xã hội đang gặp khó khăn vì nhiều quy định không phù hợp với chủ trương xã hội hóa đầu tư để phát triển nhà ở xã hội, hoặc chưa đảm bảo tính khả thi, chưa phù hợp với tình hình thực tiễn.

NSƯT Chí Trung: “20 năm Táo Quân là quãng thời gian tươi đẹp của tôi”

Hiền Hương (thực hiện) |

NSƯT Chí Trung tiếp tục đảm nhận vai Táo Giao thông ở Táo Quân 2023. Anh chia sẻ với Lao Động hành trình 20 năm đã có ở Táo Quân và 6 tháng trải nghiệm cuộc sống về hưu sau khi nhận quyết định nghỉ chế độ từ tháng 6.2022.

Chứng khoán: Thị trường giữ trạng thái đi ngang trong ngắn hạn

Gia Miêu |

Xu hướng đi ngang ngắn hạn của thị trường chứng khoán dự báo sẽ tiếp tục được duy trì và chỉ số sẽ chuyển trạng thái vào sau kỳ nghỉ lễ.

Khán giả Việt Nam tiếc nuối chia tay huấn luyện viên Park Hang-seo

Chi Trần |

Người hâm mộ Việt Nam tiếc nuối khi phải nói lời chia tay huấn luyện viên Park Hang-seo sau hơn 5 năm gắn bó.

Vướng quy định xét nghiệm PCR, xe không vào Tiền Giang cũng "mắc kẹt"

Kỳ Quan |

Để phòng chống dịch COVID-19, Tiền Giang là tỉnh duy nhất ở vùng Tây Nam Bộ quy định người ngoài tỉnh vào địa phương hoặc người Tiền Giang đi các nơi quay về địa phương phải có giấy xét nghiệm bằng phương pháp PCR âm tính với COVID-19. Không chỉ người vào Tiền Giang, kể cả các phương tiện chỉ đi ngang qua Tiền Giang cũng gặp khó khăn.

Cấp mã QR cho xe tải chở hàng thông suốt giữa TPHCM với các tỉnh

MINH QUÂN |

Xe tải phục vụ vận chuyển hàng hóa đi đến, đi qua TPHCM và ngược lại sẽ được cấp giấy nhận diện chứa mã QR để qua chốt kiểm soát dịch thuận tiện, không bị ùn tắc.

Tạo luồng “ưu tiên đặc biệt” cho hàng hoá thiết yếu cung ứng TPHCM

THuỳ DUng |

Bộ Công Thương đề nghị Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương phối hợp chỉ đạo các đơn vị chức năng tại địa phương tạo luồng “ưu tiên đặc biệt” cho các phương tiện vận tải hàng hóa thiết yếu phục vụ Chương trình Bình ổn thị trường cung ứng cho Thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh phía Nam có dịch bệnh đang phải thực hiện giãn cách, cách ly xã hội.