Hạn mặn khốc liệt, sạt lở đất bất thường ở Cà Mau

nhật hồ |

Trên 18.000ha lúa bị thiệt hại, 42.000ha rừng khô kiệt, 21km đường tự nhiên sụt xuống… đó là những con số thiệt hại do hạn mặn đầu tiên tại Cà Mau được xác nhận. Trong khi đó, nắng nóng, khô hạn, mặn xâm nhập có khả năng kéo dài cho đến hết tháng 5. Tình hình này khiến Cà Mau căng mình phòng chống.    

Quá nhiều thiệt hại

Ông Lê Văn Sử, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau thông tin: “Tính từ đầu năm đến nay, toàn tỉnh đã có hơn 18.000ha các trà lúa bị thiệt hại, hơn 42.800ha (trong đó cấp II là 8.160,4ha; cấp III là 11.450,6ha; cấp IV là 11.156,3ha; cấp V là 12.101,5ha). Trên địa bàn toàn tỉnh hiện có hơn 20.500 hộ gia đình bị thiếu nước nước sinh hoạt”. Mùa hạn năm nay đang diễn biến hết sức phức tạp. Đã có hơn 1.000 điểm sụt lún và gần 200m đê biển Tây bị hư hỏng nặng.

Các tuyến đường cấp tỉnh đã sụt lún 5 điểm trên tuyến Tắc Thủ - Vàm Đá Bạc, nhiều vết rạn nứt trên tuyến Co Xáng - Cơi Năm - Đá Bạc; đối với lộ giao thông nông thôn đã có 907 vị trí sụp lún với tổng chiều dài hơn 21.600m. Theo ông Sử, tình hình hạn mặn tại Cà Mau đã thiệt hại rất lớn. Đây là điều bất thường, bởi hiện tượng sụp lở đất chưa có dấu hiệu dừng lại.

Cà Mau có 3 mặt tiếp giáp biển, hệ thống thủy lợi chưa được đầu tư đồng bộ, sản xuất và sinh hoạt của nhân dân phụ thuộc hoàn toàn vào nước mưa và nước ngầm, không có nước ngọt bổ sung trong mùa khô như các tỉnh khác ở Đồng bằng sông Cửu Long, vì vậy thường xảy ra tình trạng thừa nước trong mùa mưa (phải tập trung tiêu) và thiếu nước trong mùa khô. Trong khi biến đổi khí hậu thường xuyên gây ra các hiện tượng cực đoan; nếu tình trạng hạn hán kéo dài xảy ra thường xuyên thì việc thiếu nước ngọt phục vụ cho sinh hoạt, sản xuất, phòng cháy chữa cháy rừng, gây hư hỏng cho các tuyến đường giao thông trong vùng ngọt hóa và nguy cơ nước mặn xâm nhập vào nội đồng rất cao, tác động bất lợi đến sản xuất, đời sống nhân dân và phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

Dự báo mùa khô năm 2020 có thể kéo dài đến tháng 5 thậm chí tháng 6. Trong khi hiện nay tình hình sụt lún, sạt lở đã xảy ra nghiêm trọng; địa phương đã triển khai nhiều biện pháp nhưng chưa có hiệu quả; nếu kéo dài đến hết mùa khô, thiệt hại sẽ rất lớn; vì vậy, trong khi chờ đợi nghiên cứu thực hiện biện pháp căn cơ, lâu dài, trước mắt đòi hỏi phải có biện pháp mạnh mẽ, kịp thời để giảm thiểu thiệt hại.

Nước ngọt - bài toán khó

Trước tình trạng sạt lở bất thường, các cơ quan chuyên môn của tỉnh đề xuất là đưa vào hệ thống sông rạch một lượng nước mặn cần thiết để tạo phản áp lên bờ kênh, khắc phục sụt lún, sạt lở. Thực tiễn hệ thống kênh trong ô thuỷ lợi xã Khánh Hải đã có một lượng nước mặn vào kênh (do sự cố xói đáy cống Trùm Thuật Nam xã Khánh Hải, nay đã đắp đập tạm thay cống), hiện tượng sụt lún, sạt lở không xảy ra như các khu vực khác.

Trong khi đó, chuyện nước ngọt cho dân sinh hoạt là bài toán khó. Dù có nhiều cố gắng cũng giải quyết được khoảng 12% hộ dân vùng nông thôn, còn trên 180.000 hộ phải sử dụng nước ngầm, nhỏ lẻ hộ gia đình; một số vùng không khai thác được, nhiễm mặn... “Khai thác nước ngầm thì ảnh hưởng đến tình trạng sụt lún, nguồn nước ô nhiễm, Cà Mau đang thật sự khó khăn, chưa tìm được lời giải đáp”, ông Sử nhìn nhận.

Các nhà khoa học đề xuất nghiên cứu xây dựng hệ thống kênh trục, cấp nước ngọt theo hình thức cưỡng bức (bơm) từ sông Hậu về phục vụ sản xuất và sinh hoạt cho các tỉnh ven biển vùng Bán đảo Cà Mau, hoặc nghiên cứu xây dựng hệ thống hồ chứa quy mô lớn ở vùng ngọt (U Minh); xây dựng, khôi phục lại hệ thống ao, hồ theo cụm, tuyến dân cư “giếng làng” để trữ nước mưa...

nhật hồ
TIN LIÊN QUAN

Hạn mặn khốc liệt, Cà Mau cầu cứu các nhà khoa học

NHẬT HỒ |

Trước diễn biến phức tạp của tỉnh hình khô hạn, xâm nhập mặn chiều 24.2 UBND tỉnh Cà Mau mời các bộ, ngành, cục, viện, các nhà khoa học cùng phân tích, đánh giá để đưa ra giải pháp nhằm hạn chế thiệt hại hạn, mặn.

ĐBSCL: Lo ngại cao điểm hạn mặn lại xuống giống vụ hè thu

TRẦN LƯU |

Nhờ chủ động các giải pháp ứng phó hạn mặn, nhiều diện tích lúa đông xuân sớm ở ĐBSCL đang bước vào kỳ thu hoạch với niềm vui “trúng mùa được giá”. Thế nhưng, giữa niềm vui đó lại xen lẫn nỗi lo, người dân sẽ ồ ạt xuống giống vụ hè thu, vốn rơi ngay vào cao điểm của hạn mặn…

Hạn mặn gay gắt, trên 20.000 hộ dân Cà Mau thiếu nước sinh hoạt

NHẬT HỒ |

Nắng nóng, xâm nhập mặn khiến cho trên 20.542 hộ dân tại Cà Mau bị thiếu nước sinh hoạt trầm trọng. Nhiều nơi, người dân sử dụng nước phèn, nước mặn sinh hoạt, đổi nước đóng chai để uống với giá cao.

Bắt tạm giam Chủ tịch Công ty Cổ phần Khoáng sản Bắc Giang

Việt Dũng |

Ông Dương Văn Dũng - Chủ tịch Công ty Khoáng sản Bắc Giang bị bắt tạm giam với cáo buộc sai phạm liên quan đến khai thác than.

Ông Trump tiết lộ cách chấm dứt xung đột Nga - Ukraina trong vài giờ

Ngọc Vân |

Cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump tuyên bố sẽ chấm dứt xung đột Nga - Ukraina trong vòng vài giờ nếu tái đắc cử tổng thống năm 2024.

Rắc rối tên gọi một khu công nghệ cao 5 năm chưa thể hoạt động

NHẬT HỒ |

Bạc Liêu - Được Thủ tướng Chính phủ thành lập vào năm 2017, nhưng qua 5 năm triển khai, đến nay, Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao phát triển tôm tỉnh Bạc Liêu vẫn chưa hoạt động vì các thủ tục pháp lý liên quan đến tên gọi.

Khởi tố 8 đối tượng ở Trung tâm Đăng kiểm xe cơ giới 47-06D Đắk Lắk

BẢO TRUNG - PHAN TUẤN |

Chiều 21.2, VKSND tỉnh Đắk Lắk thông tin, đã phê chuẩn quyết định khởi tố 8 bị can là lãnh đạo, nhân viên thuộc Công ty TNHH An Phát và Trung tâm Đăng kiểm xe cơ giới 47-06D (xã Hoà Đông, huyện Krông Pắk, tỉnh Đắk Lắk) để điều tra về hành vi nhận hối lộ.

Lốc xoáy thổi bay rạp khiến cả đám cưới hoảng loạn, một số người bị thương

DUY TUẤN |

Bình Thuận - Trưa ngày 21.2, một cơn lốc xoáy mạnh bất ngờ thổi tung rạp đám cưới ngoài trời của một gia đình ở xã Hàm Cần, huyện Hàm Thuận Nam, Bình Thuận khiến hàng trăm người dự đám cưới hoảng loạn, có người bị thương.

Hạn mặn khốc liệt, Cà Mau cầu cứu các nhà khoa học

NHẬT HỒ |

Trước diễn biến phức tạp của tỉnh hình khô hạn, xâm nhập mặn chiều 24.2 UBND tỉnh Cà Mau mời các bộ, ngành, cục, viện, các nhà khoa học cùng phân tích, đánh giá để đưa ra giải pháp nhằm hạn chế thiệt hại hạn, mặn.

ĐBSCL: Lo ngại cao điểm hạn mặn lại xuống giống vụ hè thu

TRẦN LƯU |

Nhờ chủ động các giải pháp ứng phó hạn mặn, nhiều diện tích lúa đông xuân sớm ở ĐBSCL đang bước vào kỳ thu hoạch với niềm vui “trúng mùa được giá”. Thế nhưng, giữa niềm vui đó lại xen lẫn nỗi lo, người dân sẽ ồ ạt xuống giống vụ hè thu, vốn rơi ngay vào cao điểm của hạn mặn…

Hạn mặn gay gắt, trên 20.000 hộ dân Cà Mau thiếu nước sinh hoạt

NHẬT HỒ |

Nắng nóng, xâm nhập mặn khiến cho trên 20.542 hộ dân tại Cà Mau bị thiếu nước sinh hoạt trầm trọng. Nhiều nơi, người dân sử dụng nước phèn, nước mặn sinh hoạt, đổi nước đóng chai để uống với giá cao.