Hạn mặn đến sớm, các tỉnh ven biển miền Tây lên phương án ứng phó

NHẬT HỒ |

Hạn mặn đến sớm tại các tỉnh ven biển miền Tây, tuy nhiên thiệt hại không đáng kể do hiện tại các địa phương đã chủ động ứng phó. Theo dự báo, mặn xâm nhập sâu vào đất liền năm nay sẽ phức tạp nên cần đề phòng, thông báo sớm để người dân chủ động sản xuất.

Theo Trung tâm Thủy văn Quốc gia, tình hình hạn hán và xâm nhập mặn năm nay dự kiến không gay gắt như các năm 2019, 2020.

Ông Huỳnh Ngọc Nhã, Giám đốc Sở Nông nghiệp Phát triển Nông thôn tỉnh Sóc Trăng cho biết: “Hiện nay, độ mặn tại tỉnh Sóc Trăng đã lên cao, ở mức 4‰ và đã xâm nhập sâu vào khoảng 35 - 40km, vẫn chưa ở mức độ phức tạp và theo dự báo tháng 4.2022 sẽ ở mức cao. Trước tình hình trên, ngành Nông nghiệp đã có nhiều phương án đối phó, tích trữ nước và làm tốt công tác thủy lợi nội đồng.

Đồng thời, tìm các kế sách thích ứng với hạn hán xâm nhập mặn như: trồng cây ít cần nước; hoặc nuôi trồng các loại thủy sản khác...”.

Nhờ hệ thống cống, đập điều tiết nước, các tỉnh miền Tây đã kiểm soát được mặn xâm nhập sâu vào đất liền. Ảnh: Nhật Hồ
Nhờ hệ thống cống, đập điều tiết nước, các tỉnh miền Tây đã kiểm soát được mặn xâm nhập sâu vào đất liền. Ảnh: Nhật Hồ

Tại Bạc Liêu, dự báo năm mùa khô năm 2021 - 2022 vẫn có nguy cơ xảy ra hạn hán và xâm nhập mặn khá gay gắt.

Chất lượng nguồn nước ngọt dự báo có nhiều khả năng bị nhiễm phèn chi phí sản xuất vụ đông xuân sẽ tăng nếu diễn biến nguồn nước và thời tiết bất lợi do sử dụng nhiều nhiên liệu bơm tát để tưới chống hạn.

Nhiều khả năng khoảng 4.000ha diện tích lúa trên đất tôm ở các địa phương như: huyện Phước Long, huyện Hồng Dân, TX Giá Rai có nguy cơ thiếu nước ngọt nghiêm trọng trong những tháng đầu năm 2022.

Bên cạnh đó, nuôi trồng thủy sản cũng gặp nhiều khó khăn về nguồn nước ngọt bổ sung, bởi độ mặn trên các ao nuôi có khả năng tăng cao hơn 25‰ vượt quá ngưỡng tăng trưởng thích hợp của tôm.

Cống Âu thuyền Ninh Quới, tỉnh Bạc Liêu làm tốt vai trò điều tiết nước phục vụ sản xuất. Ảnh: Nhật Hồ
Cống Âu thuyền Ninh Quới, tỉnh Bạc Liêu làm tốt vai trò điều tiết nước phục vụ sản xuất. Ảnh: Nhật Hồ

Ông Nguyễn Văn Trọng, huyện Hồng Dân, tỉnh Bạc Liêu cho biết: “Từ khi có cống Âu Thuyền Ninh Quới, nước mặn đã không còn ảnh hưởng gay gắt nhiều đến sản xuất của nông dân như trước đây. Nông dân luôn an tâm khi sản xuất dù vào những tháng cao điểm mùa hạn”.

Theo ông Phan Văn Hùng, Phụ trách Quản lý, vận hành Cống âu thuyền Ninh Quới, hiện tại, công trình này vẫn đang vận hành đóng, mở 24/24 để kiểm soát mặn, đồng thời điều tiết lưu thông của các phương tiện giao thông thủy.

Trước diễn biến trên, UBND tỉnh Bạc Liêu đã chủ động đưa ra 3 kịch bản là mùa khô năm 2022 (ít gay gắt, tương đương và gay gắt hơn mùa khô "lịch sử" năm 2019 – 2020). Trong đó, tỉnh Bạc Liêu yêu cầu cơ quan liên quan chuẩn bị ứng phó cho tình huống mùa khô năm nay tương đương mùa khô năm 2019 - 2020.

Tại tỉnh Cà Mau dự đoán hạn mặn cũng sẽ cao điểm vào tháng 4.2022. Hiện tại mặn xâm nhập vào đất liền, nhưng chưa ghi nhận thiệt hại.

NHẬT HỒ
TIN LIÊN QUAN

Đẩy sớm vụ sản xuất đông xuân nhằm tránh hạn mặn khốc liệt

Phong Nguyễn |

Trong điều kiện xâm nhập mặn diễn ra sớm, ảnh hưởng rất lớn đến sản xuất vụ đông xuân, các địa phương của Đồng bằng sông Cửu Long đã chủ động bảo vệ sản xuất, hạn chế thiệt hại xảy ra bằng cách đẩy sớm vụ sản xuất. Đồng thời, ngành nông nghiệp cũng khuyến cáo các địa phương sử dụng các giống lúa thơm, lúa chất lượng cao, có khả năng chịu hạn, chịu mặn tốt.

ĐBSCL: Để hạn mặn, sạt lở đất không còn là nỗi ám ảnh

NHẬT HỒ |

Hôm nay (13.3), tại thành phố Cần Thơ, sẽ tổ chức tổng kết 3 năm thực hiện Nghị quyết số 120/NQ-CP ngày 17.11.2017 của Chính phủ về “Phát triển bền vững Đồng bằng sông Cửu Long thích ứng với biến đổi khí hậu”. Đối với vùng ĐBSCL, hiện tượng sạt lở đất bờ sông, bờ biển, hạn mặn gần như bủa vây các tỉnh ven biển, đe dọa trực tiếp đến đời sống, sản xuất của người dân. Với mục tiêu phát triển bền vững Đồng bằng sông Cửu Long thích ứng với biến đổi khí hậu, cần giải pháp hiệu quả để hạn mặn, sạt lở đất không còn là nỗi ám ảnh.

Hàng nghìn hộ dân vùng hạn mặn hết ám ảnh về nước ngọt

NGUYÊN ANH - THANH ĐẠM |

Việc vận hành dự án hồ chứa nước đã xóa bỏ nỗi ám ảnh thiếu nước ngọt sinh hoạt tồn tại từ bao đời nay của người dân vùng hạn mặn các xã ven biển huyện An Minh, tỉnh Kiên Giang.

Điều gì khiến lăng mộ Nefetari được mệnh danh là ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập

Yến Nhi |

Được mệnh danh là "ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập", lăng mộ cổ của nữ hoàng Nefetari không chỉ có kiến trúc xa hoa mà còn chứa đựng một câu chuyện hấp dẫn.

Tiền vệ Hùng Dũng: Tôi buồn vì không thể tặng quà thầy Park Hang-seo

AN NGUYÊN |

Tiền vệ Hùng Dũng và các đồng đội tuyển Việt Nam bày tỏ sự tiếc nuối khi không thể mang về món quà ý ở giải đấu cuối cùng của huấn luyện viên Park Hang-seo.

Bắt tạm giam 2 nữ phó giám đốc Bệnh viện TP Thủ Đức

Việt Dũng |

Mở rộng điều tra vụ án sai phạm về đấu thầu xảy ra tại Bệnh viện TP Thủ Đức (TPHCM), Cơ quan Cảnh sát điều tra đã bắt tạm giam 2 phó giám đốc đơn vị này.

Bến xe lớn nhất nước đông nghẹt người về quê đón Tết

MINH QUÂN |

TPHCM - Chiều 16.1, hàng nghìn người đổ về bến xe Miền Đông mới để về quê đón Tết. Do lượng khách tăng đột biến nên bến xe Miền Đông mới không đủ ghế cho khách ngồi chờ, nhiều người phải ngồi dưới sàn nhà.

Tết Hà Nội với hương vị ô mai gừng thân quen

Vân Hoa |

Dịp Tết đến, người người đổ về Hàng Đường, con phố nổi tiếng về mứt, ô mai. Trong đó, ô mai gừng là món được mua nhiều hơn cả, bởi vị cay nồng, ấm đượm rất hợp với tiết xuân.

Đẩy sớm vụ sản xuất đông xuân nhằm tránh hạn mặn khốc liệt

Phong Nguyễn |

Trong điều kiện xâm nhập mặn diễn ra sớm, ảnh hưởng rất lớn đến sản xuất vụ đông xuân, các địa phương của Đồng bằng sông Cửu Long đã chủ động bảo vệ sản xuất, hạn chế thiệt hại xảy ra bằng cách đẩy sớm vụ sản xuất. Đồng thời, ngành nông nghiệp cũng khuyến cáo các địa phương sử dụng các giống lúa thơm, lúa chất lượng cao, có khả năng chịu hạn, chịu mặn tốt.

ĐBSCL: Để hạn mặn, sạt lở đất không còn là nỗi ám ảnh

NHẬT HỒ |

Hôm nay (13.3), tại thành phố Cần Thơ, sẽ tổ chức tổng kết 3 năm thực hiện Nghị quyết số 120/NQ-CP ngày 17.11.2017 của Chính phủ về “Phát triển bền vững Đồng bằng sông Cửu Long thích ứng với biến đổi khí hậu”. Đối với vùng ĐBSCL, hiện tượng sạt lở đất bờ sông, bờ biển, hạn mặn gần như bủa vây các tỉnh ven biển, đe dọa trực tiếp đến đời sống, sản xuất của người dân. Với mục tiêu phát triển bền vững Đồng bằng sông Cửu Long thích ứng với biến đổi khí hậu, cần giải pháp hiệu quả để hạn mặn, sạt lở đất không còn là nỗi ám ảnh.

Hàng nghìn hộ dân vùng hạn mặn hết ám ảnh về nước ngọt

NGUYÊN ANH - THANH ĐẠM |

Việc vận hành dự án hồ chứa nước đã xóa bỏ nỗi ám ảnh thiếu nước ngọt sinh hoạt tồn tại từ bao đời nay của người dân vùng hạn mặn các xã ven biển huyện An Minh, tỉnh Kiên Giang.