Hạn hán, xâm nhập mặn nhanh chóng lan rộng đến Trung Bộ

Khánh Vũ |

Hiện nay, lưu lượng dòng chảy trên các sông ở Trung Bộ và khu vực Tây Nguyên phổ biến thấp hơn trung bình nhiều năm cùng kỳ từ 40-80%. Hạn hán và xâm nhập mặn đang đe dọa vùng đất này.

Theo ông Vũ Đức Long – Phó Giám đốc Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia - cảnh báo, nguy cơ thiếu hụt nguồn nước và xâm nhập mặn trong mùa khô năm 2020 ở khu vực Trung Bộ.

Trong mùa mưa lũ năm 2019 các đợt mưa lớn xuất hiện ít, tổng thời gian mưa ngắn, lũ phổ biến ở mức vừa và nhỏ. Tổng lượng dòng chảy trên các lưu vực trên toàn quốc nói chung và khu vực Trung Bộ nói riêng ở mức thấp và thiếu hụt nhiều so với trung bình nhiều năm.

Hiện nay, lưu lượng dòng chảy trên các sông ở Trung Bộ và khu vực Tây Nguyên phổ biến thấp hơn trung bình nhiều năm cùng kỳ từ 40-80%, một số sông thiếu hụt trên 80% như trên sông Cả (Nghệ An) tại Yên Thượng, sông Ba (Phú Yên) tại Củng Sơn.

Dung tích các hồ thủy lợi từ Thanh Hóa đến Thừa Thiên Huế thiếu hụt từ 10-30% so với dung tích thiết kế; các hồ từ Đà Nẵng đến Bình Thuận thiếu hụt từ 11-47% so với dung tích thiết kế; các hồ ở khu vực Tây Nguyên thiếu hụt từ 2-10% so với dung tích thiết kế;

Bộ đội giúp dân làm thủy lợi, giải hạn những năm trước ở huyện Krông nô, Đắk Nông. Ảnh: T.Hải
Bộ đội giúp dân làm thủy lợi, giải hạn những năm trước ở huyện Krông nô, Đắk Nông. Ảnh: T.Hải

Các hồ thủy điện vừa và lớn khu vực Bắc Trung Bộ thiếu hụt từ 17-25% so với  dung tích thiết kế; các hồ Trung Trung Bộ thiếu hụt từ 10-66% so với dung tích thiết kế.

Các hồ Nam Trung Bộ thiếu hụt 12-55% so với dung tích thiết kế; các hồ ở Tây Nguyên thiếu hụt từ 10-25% so với dung tích thiết kế.

Ông Vũ Đức Long nhấn mạnh: Hiện tượng ENSO (*) trong những tháng nửa đầu năm 2020 ở trạng thái trung tính, nhưng nghiêng về pha nóng và vẫn có khả năng duy trì trạng thái này trong những tháng tiếp theo của nửa cuối năm 2020.

Nhiệt độ trung bình trên phạm vi cả nước có khả năng cao hơn so với trung bình nhiều năm cùng thời kỳ phổ biến từ 0,5-1,5 độ C.

Tổng lượng mưa trong các tháng tiếp theo của mùa khô năm 2020 trên toàn trên toàn quốc nói chung và khu vực Trung Bộ nói riêng phổ biến đều ở mức thiếu hụt so với trung bình nhiều  năm, thậm chí nhiều khu vực thiếu hụt rất nhiều.

Nguồn nước trên các sông suối khu vực khu vực Trung Bộ và Tây Nguyên tiếp tục suy giảm và thiếu hụt so với trung bình nhiều năm cùng kỳ từ 35-70%, một số sông thiếu hụt trên 80%.

“Nguy cơ cao xảy ra tình trạng khô hạn, thiếu nước ở khu vực Trung Bộ trong các tháng tiếp theo của mùa khô năm 2020. Cùng với đó là tình trạng xâm nhập mặn vào các cửa sông ở khu vực này sẽ diễn ra sớm hơn và xâm nhập sâu hơn. Cụ thể, từ tháng 3-5.2020, tình trạng khô hạn thiếu nước có khả năng xảy ra tại các tỉnh Thanh Hóa, Ninh Thuận, Bình Thuận, khu vực Tây Nguyên và miền Đông Nam Bộ.

Từ tháng 6-8.2020, tình trạng khô hạn do thiếu nước, xâm nhập mặn có khả năng lan rộng tại các tỉnh ven biển Trung Bộ và diễn ra gay gắt hơn mùa khô năm 2019” – ông Vũ Đức Long nhấn mạnh.

(*): El Nino là từ được dùng để chỉ hiện tượng nóng lên dị thường của lớp nước biển bề mặt ở khu vực xích đạo trung tâm và Đông Thái Bình Dương, kéo dài 8 - 12 tháng, hoặc lâu hơn, thường xuất hiện 3 - 4 năm 1 lần, song cũng có khi dày hơn hoặc thưa hơn.

La Nina là hiện tượng lớp nước biển bề mặt ở khu vực nói trên lạnh đi dị thường, xảy ra với chu kỳ tương tự hoặc thưa hơn El Nino.

ENSO là chữ viết tắt của các từ ghép El Nino Southern Oscillation (El Nino - Dao động Nam) để chỉ cả 2 hai hiện tượng El Nino và La Nina và có liên quan với dao động của khí áp giữa 2 bờ phía Đông Thái Bình Dương với phía Tây Thái Bình Dương - Đông Ấn Độ Dương (Được gọi là Dao động Nam) để phân biệt với dao động khí áp ở Bắc Đại Tây Dương).

Khánh Vũ
TIN LIÊN QUAN

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc khảo sát tình hình ứng phó hạn hán, xâm nhập mặn

Kỳ Quan |

Ngày 8.3, tại tỉnh Bến Tre, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng cùng lãnh đạo một số bộ, ngành Trung ương đã có cuộc làm việc với lãnh đạo các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) về hạn hán, xâm nhập mặn.

Khẩn cấp hoàn thiện các công trình chống hạn hán, xâm nhập mặn

Phong Nguyễn |

Hiện 5/13 tỉnh (Kiên Giang, Bến Tre, Tiền Giang, Cà Mau và Long An) tại khu vực đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) đã ban bố tình huống khẩn cấp về hạn hán, xâm nhập mặn. Thời gian tới, xâm nhập mặn tai khu vực  này dự báo sẽ vượt mức kỷ lục mùa khô năm 2015-2016 nếu gió mùa đông bắc tăng cường. Hơn lúc nào hết, cần sự nỗ lực vào cuộc tích cực của cả hệ thống chính trị để hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại do xâm nhập mặn, hạn hán gây ra.

Hạn hán, xâm nhập mặn là hệ quả của biến đổi khí hậu?

Nguyễn Hà |

Xâm nhập mặn đã, đang và được dự báo sẽ tiếp tục diễn ra gay gắt. Câu hỏi đặt ra là cần phải làm gì để bảo vệ nguồn nước mặt, chủ động ứng phó với hạn hán và đảm bảo nguồn nước trong tương lai?

Tăng cường củng cố tin cậy chính trị Việt Nam - Hàn Quốc

Thanh Hà |

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ và Chủ tịch Quốc hội Hàn Quốc Kim Jin-pyo nhất trí tiếp tục tăng cường củng cố tin cậy chính trị.

Tướng hàng đầu Mỹ thị sát quân đội Ukraina

Ngọc Vân |

Tướng Mỹ Mark Milley đến Đức để giám sát chương trình huấn luyện binh sĩ Ukraina của Lầu Năm Góc.

Hà Nội ngày cận Tết, ra khỏi nhà là gặp... tắc đường

Tô Thế |

Hà Nội - Cũng như mọi năm vào dịp cận Tết Nguyên đán, các tuyến đường ở Hà Nội luôn có mật độ phương tiện lưu thông rất cao. Nhiều tuyến phố ùn tắc bất kể ngày đêm.

Hà Nội phân luồng ra vào nội đô theo 6 hướng để giảm ùn tắc dịp Tết

PHẠM ĐÔNG |

Sở Giao thông Vận tải Hà Nội tổ chức phân luồng cho phương tiện ra vào nội đô theo 6 hướng để giảm ùn tắc trong dịp Tết Nguyên đán Quý Mão 2023.

Khu nghỉ dưỡng ẩn mình giữa rừng thông tuyệt đẹp ở Mộc Châu

Chí Long |

Nằm ngay trung tâm khu du lịch quốc gia Mộc Châu, Phoenix Mộc Châu Resort được bao phủ bởi rừng thông hàng trăm năm tuổi, với không khí trong lành, mát mẻ tựa như Đà Lạt thu nhỏ giữa núi rừng Tây Bắc.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc khảo sát tình hình ứng phó hạn hán, xâm nhập mặn

Kỳ Quan |

Ngày 8.3, tại tỉnh Bến Tre, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng cùng lãnh đạo một số bộ, ngành Trung ương đã có cuộc làm việc với lãnh đạo các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) về hạn hán, xâm nhập mặn.

Khẩn cấp hoàn thiện các công trình chống hạn hán, xâm nhập mặn

Phong Nguyễn |

Hiện 5/13 tỉnh (Kiên Giang, Bến Tre, Tiền Giang, Cà Mau và Long An) tại khu vực đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) đã ban bố tình huống khẩn cấp về hạn hán, xâm nhập mặn. Thời gian tới, xâm nhập mặn tai khu vực  này dự báo sẽ vượt mức kỷ lục mùa khô năm 2015-2016 nếu gió mùa đông bắc tăng cường. Hơn lúc nào hết, cần sự nỗ lực vào cuộc tích cực của cả hệ thống chính trị để hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại do xâm nhập mặn, hạn hán gây ra.

Hạn hán, xâm nhập mặn là hệ quả của biến đổi khí hậu?

Nguyễn Hà |

Xâm nhập mặn đã, đang và được dự báo sẽ tiếp tục diễn ra gay gắt. Câu hỏi đặt ra là cần phải làm gì để bảo vệ nguồn nước mặt, chủ động ứng phó với hạn hán và đảm bảo nguồn nước trong tương lai?