Hai năm thực hiện Nghị định 15/2020: Nỗ lực làm sạch không gian mạng

V.Dũng |

Ngày 15.4.2020, Nghị định 15/2020/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bưu chính, viễn thông, tần số vô tuyến điện, công nghệ thông tin và giao dịch điện tử có hiệu lực. Sau đó, Chính phủ tiếp tục ban hành Nghị định 14/2022/NĐ-CP sửa đổi bổ sung một số điều tại Nghị định 15. Đây là những văn bản quan trọng góp phần làm sạch môi trường internet, làm sạch không gian mạng.

Xử lý hàng trăm người tung tin thất thiệt, không kiểm chứng

Tiến sĩ - luật sư Đặng Văn Cường (Đoàn Luật sư Hà Nội) cho biết, pháp luật Việt Nam ghi nhận và bảo đảm các quyền tự do dân chủ của công dân. Trong đó có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, hội họp, tự do tín ngưỡng, tôn giáo và các quyền tự do khác theo quy định của pháp luật.

Tuy nhiên việc bày tỏ quan điểm thái độ của mình về các vấn đề xã hội không được quy chụp, suy diễn, đưa ra những thông tin sai sự thật, thiếu căn cứ, kết tội người khác.

Hành vi loan tin bịa chuyện những điều biết rõ là sai sự thật nhằm xúc phạm danh dự nhân phẩm của người khác, xâm phạm đến lợi ích của tổ chức, cá nhân là hành vi vi phạm pháp luật. Hành vi quy kết, buộc tội người khác thay cơ quan tố tụng cũng là hành vi vi phạm pháp luật.

Thực tế, thời gian qua, Bộ Thông tin và Truyền thông đã giao các đơn vị chức năng thuộc bộ tăng cường theo dõi giám sát, phát hiện, cảnh báo sớm các thông tin xấu, độc, xúc phạm danh dự, nhân phẩm của các tổ chức, cá nhân trên mạng, đặc biệt là trên các nền tảng mạng xã hội, đồng thời tiến hành chủ động xử lý, ngăn chặn gỡ bỏ và đấu tranh yêu cầu gỡ bỏ đối với các nền tảng xuyên biên giới.

Bộ cũng đã chỉ đạo các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ viễn thông, Internet tăng cường công tác ngăn chặn, xử lý. Theo số liệu công bố, trong năm 2021, bộ đã phối hợp với các cơ quan chức năng xử lý, ngăn chặn khoảng 2.000 trang web, hình ảnh, bài viết có chứa các thông tin xấu, độc, xúc phạm danh dự, nhân phẩm của các tổ chức, cá nhân, sử dụng ngôn ngữ phản cảm, vi phạm thuần phong mỹ tục trên mạng xã hội, gây tác động xấu tới dư luận xã hội, đặc biệt là giới trẻ.

Từ tháng 1.2021 đến đầu năm 2022, các cơ quan chức năng của Bộ và Sở Thông tin và Truyền thông các tỉnh, thành phố đã xử phạt vi phạm hành chính 210 đối tượng theo Nghị định 15/2020, với tổng số tiền hơn 1,8 tỉ đồng, hàng trăm trường hợp vi phạm đã bị cảnh cáo, nhắc nhở. Mức phạt hành chính cho mỗi hành vi sai phạm này từ 10 - 20 triệu đồng.

Theo luật sư Cường, việc xử phạt hành chính, hình sự như trên đạt được hiệu quả tích cực trong công tác phòng, chống tội phạm; có giá trị giáo dục, răn đe hiệu quả tội phạm sử dụng phương tiện công nghệ tung những tin đồn thất thiệt gây hoang mang trong dư luận, ảnh hưởng đến quyền, lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân khác.

Để không gian mạng an toàn, trong sạch

Thực tế vừa qua, liên quan đến hành vi đưa thông tin không được kiểm chứng, thất thiệt… lên mạng xã hội, các buổi livestream, cơ quan chức năng đã khởi tố hai cá nhân là Nguyễn Phương Hằng - Tổng Giám đốc Công ty CP Đại Nam và Đặng Như Quỳnh - một Facebooker ở Hà Nội về tội "Lợi dụng các quyền tự do dân chủ, xâm phạm lợi ích của Nhà nước, tổ chức, cá nhân". Ở tội danh này, mức án cao nhất lên tới 7 năm tù giam.

Theo luật sư Nguyễn Minh Long - Giám đốc Công ty Luật TNHH Dragon, Đoàn Luật sư Hà Nội, đây không phải là lần đầu tiên người sử dụng mạng xã hội bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội danh này.

Trước đó đã có rất nhiều người bị khởi tố về tội danh này bởi đã thực hiện những hành vi vi phạm pháp luật, đưa thông tin sai sự thật gây ảnh hưởng đến uy tín của nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức cá nhân.

Trong đó có những thông tin quy kết người khác phạm tội, chửi bới, xúc phạm danh dự nhân phẩm của người khác hoặc đưa ra những thông tin sai sự thật khác gây ảnh hưởng đến đời sống, kinh tế, xã hội, ảnh hưởng đến phòng chống dịch bệnh hoặc ảnh hưởng đến các chính sách lớn của Đảng và Nhà nước.

Cùng quan điểm, luật sư Cường cho biết thêm, người vi phạm về tội danh này không chỉ có những phần tử bất mãn, chống đối chính quyền mà cả những người có trình độ học thức, có địa vị, hiểu biết xã hội. Song vì muốn nổi tiếng, muốn thể hiện cái tôi cá nhân, muốn khoe tài, coi thường danh dự nhân phẩm, lợi ích của người khác nên đã bị xử lý bằng chế tài hình sự.

Những vụ án xử lý các giang hồ mạng, các Facebooker, những người có lượng theo dõi lớn trên mạng xã hội trong thời gian qua bằng chế tài hình sự cho thấy quyết tâm của Đảng và Nhà nước trong việc đấu tranh phòng chống tội phạm, đặc biệt là tội phạm công nghệ cao.

Việc đấu tranh với tội phạm công nghệ cao trong bối cảnh hiện nay là cần thiết để đảm bảo an ninh, an toàn mạng, đảm bảo môi trường mạng được trong sạch, lành mạnh, là môi trường thuận lợi cho các hoạt động kinh tế văn hóa xã hội có điều kiện phát triển.

Đấu tranh với những hành vi sai trái, tiêu cực trên không gian mạng còn thể hiện sự công bằng, thượng tôn pháp luật, không có vùng cấm, không có ngoại lệ. Bất cứ tổ chức cá nhân nào thực hiện hành vi vi phạm pháp luật trong đời sống xã hội hoặc trong không gian mạng gây tổn hại đến các quan hệ xã hội thì đều bị xử lý trước pháp luật.

V.Dũng
TIN LIÊN QUAN

Ninh Bình: Nhiều chiêu bài lừa đảo, chiếm đoạt tài sản qua không gian mạng

DIỆU ANH |

Ninh Bình - Thời gian qua trên địa bàn tỉnh Ninh Bình xuất hiện tình trạng các đối tượng giả mạo tin nhắn, chuyển tiền qua tài khoản, mua bán thông tin cá nhân... để lừa đảo chiếm đoạt tài sản của người dân.

Bảo vệ chủ quyền quốc gia, xây dựng thế trận lòng dân trên không gian mạng

Vương Trần |

Thủ tướng nhấn mạnh nhiệm vụ tích cực, chủ động bảo vệ chủ quyền quốc gia trên không gian mạng. Đồng thời, thúc đẩy hợp tác công tư, xây dựng thế trận lòng dân và thế trận an ninh nhân dân trên không gian mạng.

Dạy con tiếp cận thông tin trên không gian mạng sao cho đúng?

Hải Minh |

Ngày nay, trẻ em được tiếp cận với mạng xã hội sớm, chính vì vậy việc "quản" con cái trên không gian mạng là điều mà các bậc phụ huynh cần phải chú ý đến.

Trạm y tế tại Hà Nội “di cư lên không gian mạng”

Minh Ánh |

Hà NộiTrạm y tế online đầu tiên ở Thủ đô tại phường Trúc Bạch (quận Ba Đình) được thiết lập trên Facebook và kết nối với từng khu dân cư, tổ dân phố để kịp thời tiếp nhận thông tin, chăm sóc các trường hợp bệnh nhân COVID-19 tại nhà.

3 phim Việt ra rạp đúng mùng 1 Tết: Tác phẩm nào có khả năng thắng thế?

Chí Long |

3 phim điện ảnh Việt đồng loạt ra mắt đúng mùng 1 Tết Quý Mão 2023 là Chị chị em em 2, Siêu lừa gặp siêu lầyNhà bà Nữ.

Thái Bình: Cả làng đỏ lửa nướng cá ngày đêm vẫn không đủ hàng bán Tết

Nguyễn Thúy |

Cận kề Tết Nguyên đán, làng nướng cá nổi tiếng ở Thái Xuyên (Thái Bình) luôn tất bật với các lò than đỏ hồng, hoạt động hết công suất để cho ra những mẻ cá nướng vàng óng, săn chắc, thơm nức phục vụ khách hàng dịp cuối năm.

Quả bóng vàng 2022: Tiến Linh sáng cửa

Thanh Vũ |

Nhìn vào phong độ hiện tại, có thể thấy tiền đạo Nguyễn Tiến Linh xứng đáng giành quả bóng vàng 2022.

Kênh đầu tư nào sẽ được hưởng lợi trong năm 2023?

Thái Mạnh |

Trong bối cảnh thị trường tài chính vẫn còn nhiều yếu tố khó lường, thì một số kênh đầu tư như chứng khoán, bất động sản sẽ được hưởng lợi nhờ định giá hấp dẫn và các chính sách được thúc đẩy trong năm nay.

Ninh Bình: Nhiều chiêu bài lừa đảo, chiếm đoạt tài sản qua không gian mạng

DIỆU ANH |

Ninh Bình - Thời gian qua trên địa bàn tỉnh Ninh Bình xuất hiện tình trạng các đối tượng giả mạo tin nhắn, chuyển tiền qua tài khoản, mua bán thông tin cá nhân... để lừa đảo chiếm đoạt tài sản của người dân.

Bảo vệ chủ quyền quốc gia, xây dựng thế trận lòng dân trên không gian mạng

Vương Trần |

Thủ tướng nhấn mạnh nhiệm vụ tích cực, chủ động bảo vệ chủ quyền quốc gia trên không gian mạng. Đồng thời, thúc đẩy hợp tác công tư, xây dựng thế trận lòng dân và thế trận an ninh nhân dân trên không gian mạng.

Dạy con tiếp cận thông tin trên không gian mạng sao cho đúng?

Hải Minh |

Ngày nay, trẻ em được tiếp cận với mạng xã hội sớm, chính vì vậy việc "quản" con cái trên không gian mạng là điều mà các bậc phụ huynh cần phải chú ý đến.

Trạm y tế tại Hà Nội “di cư lên không gian mạng”

Minh Ánh |

Hà NộiTrạm y tế online đầu tiên ở Thủ đô tại phường Trúc Bạch (quận Ba Đình) được thiết lập trên Facebook và kết nối với từng khu dân cư, tổ dân phố để kịp thời tiếp nhận thông tin, chăm sóc các trường hợp bệnh nhân COVID-19 tại nhà.