Hạ tầng hàng không: Cần những quyết sách mạnh mẽ

MINH QUÂN - HÀ ANH CHIẾN |

Sân bay Quốc tế Tân Sơn Nhất hiện đang quá tải cả bên trong lẫn bên ngoài, do đó cần những quyết sách cụ thể, triển khai nhanh, đồng bộ để giải quyết vấn đề quá tải sân bay Tân Sơn Nhất. Từ sự quá tải của Sân bay Tân Sơn Nhất, các địa phương, Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) cần rút kinh nghiệm để triển khai nhanh, đồng bộ hạ tầng giao thông kết nối, bởi hiện tuyến chính kết nối Sân bay Long Thành là cao tốc TP Hồ Chí Minh - Long Thành - Dầu Giây đang rơi vào cảnh quá tải, còn một số tuyến khác thì cũng chật cứng.

Các dự án giải cứu Sân bay Tân Sơn Nhất… kẹt mặt bằng

Theo công bố của Cục Hàng không Việt Nam hồi tháng 3.2019, trong số 6 cảng hàng không - sân bay được khảo sát tại Việt Nam về chất lượng dịch vụ thì Cảng hàng không Quốc tế Tân Sơn Nhất xếp cuối bảng. Các tiêu chí “Nhà ga đến”, “Nhà ga đi”, “Phương tiện giao thông công cộng” và “Khu vực phòng chờ ra tàu bay” tại Cảng hàng không Tân Sơn Nhất giảm so với năm 2017. Điều này cũng dễ hiểu vì năm 2018, lượng hành khách qua Cảng hàng không Tân Sơn Nhất đạt trên 38 triệu khách, tăng 6,4% so năm 2017 trong khi công suất thiết kế chỉ có 25 triệu khách.

Vào giờ cao điểm tại Sân bay Tân Sơn Nhất, máy bay của các hãng hàng không cất, hạ cánh liên tục, xếp hàng dài chờ tới lượt. Trên đường dẫn luôn có từ 5 đến 10 chiếc máy bay nối đuôi nhau chờ ra đường băng. Tổng số chuyến cất, hạ cánh của Sân bay Tân Sơn Nhất đạt hơn 700 chuyến/ngày.

Không chỉ quá tải bên trong sân bay, vào các khung giờ cao điểm, các tuyến đường chính kết nối với Sân bay Tân Sơn Nhất không lối thoát. Những tuyến đường quanh sân bay như Trường Sơn, Hồng Hà, Cộng Hòa, Phổ Quang, Phạm Văn Đồng, Nguyễn Kiệm, Hoàng Văn Thụ, Nguyễn Văn Trỗi, Trần Quốc Hoàn thường xuyên xảy ra ùn tắc nghiêm trọng.

Để đáp ứng nhu cầu khai thác của Cảng hàng không Tân Sơn Nhất hiện tại và tương lai, tháng 8.2018, Bộ GTVT phê duyệt điều chỉnh quy hoạch chi tiết Cảng hàng không Tân Sơn Nhất giai đoạn đến năm 2020, định hướng đến năm 2030. Trong đó, dự án nhà ga T3 với công suất 20 triệu khách/năm được xem là công trình quan trọng nhất để nâng công suất sân Cảng hàng không Tân Sơn Nhất lên 50 triệu khách/năm.

Nhà ga hành khách T3 được nghiên cứu xây dựng ở phía nam sân bay hiện nay với tổng mức đầu tư dự toán khoảng 11.659 tỉ đồng. Nhà ga này dự kiến xây dựng trong 3 năm nếu thủ tục suôn sẻ và có nhà đầu tư triển khai ngay. Tuy nhiên, với Luật Đầu tư, thủ tục giao đất quốc phòng mới thì nhà ga này vẫn chưa biết bao giờ khởi công.

Trong khi đó, để giải quyết kẹt xe bên ngoài Sân bay Tân Sơn Nhất, ông Lương Minh Phúc - Giám đốc Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình giao thông TPHCM (thuộc Sở GTVT TP Hồ Chí Minh) - cho biết, hiện có 7 dự án cần số vốn 5.600 tỉ đồng phải triển khai từ nay đến năm 2022 trước khi nhà ga T3 đi vào khai thác.

Trong đó, dự án xây dựng đường nối Trần Quốc Hoàn với đường Cộng Hòa (Q.Tân Bình) là dự án trọng tâm nhất vì nằm phía trước nhà ga T3. Dự án náy có tổng mức đầu là 4.850 tỉ đồng với 6 làn xe. Dự kiến công trình sẽ thi công trong năm 2020 và hoàn thành vào cuối năm 2021 hoặc đầu năm 2022. Ngoài ra, thành phố cũng sẽ đầu tư mở rộng hàng loạt tuyến đường xung quanh khu vực sân bay như đường Hoàng Hoa Thám, Tân Kỳ - Tân Quý, mở rộng đường Trường Chinh (đoạn từ Cộng Hòa đến Phạm Văn Bạch), mở rộng nâng cấp đường Tân Sơn… Các dự án trên dù đã chọn được nhà thầu nhưng đang “án binh bất động” chờ địa phương bàn giao mặt bằng để giao cho nhà thầu thi công.

Theo ông Trần Quang Lâm - Giám đốc Sở GTVT TP Hồ Chí Minh, trước tình trạng Sân bay Tân Sơn Nhất quá tải cả trong lẫn ngoài, cấp thiếp phải tổ chức xây dựng nhà ga T3, hoàn thiện hạ tầng giao thông bên ngoài và liên kết các nhà ga bên trong sân bay. Để các dự án có thể triển khai nhanh, theo ông Lâm cần thành lập tổ công tác liên ngành gồm Bộ Quốc phòng, Bộ GTVT và TP Hồ Chí Minh để điều phối chung dự án nhà ga T3 và các dự án giao thông kết nối bên ngoài nhằm đảm bảo khi nhà ga T3 đưa vào khai thác thì giao thông phải đồng bộ.

Giao thông xung quanh Sân bay Tân Sơn Nhất quá tải nghiêm trọng, kẹt xe thường xuyên.   Ảnh: MINH QUÂN
Giao thông xung quanh Sân bay Tân Sơn Nhất quá tải nghiêm trọng, kẹt xe thường xuyên. Ảnh: MINH QUÂN

Xây sân bay Long Thành, lo cao tốc kẹt xe

Tình trạng kẹt xe thường xuyên diễn ra vào các ngày cuối tuần, các ngày nghỉ lễ đang khiến tuyến cao tốc TP Hồ Chí Minh - Long Thành - Dầu Giây có thời điểm trở nên “thấp tốc”. Đáng lo ngại hơn, khi dự án Sân bay Long Thành đang được triển khai khẩn trương thì các tuyến đường ở khu vực dự án sân bay như cao tốc TP Hồ Chí Minh - Long Thành - Dầu Giây, quốc lộ 51, nguy cơ kẹt xe tăng cao.

Anh Đào Hữu Quang, một tài xế ôtô vận chuyển hàng có trụ sở tại TX.Phú Mỹ, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, than thở: “Tình trạng kẹt xe trên cao tốc ngày càng nhiều và kẹt ngày càng nghiêm trọng hơn khiến chúng tôi nhiều lúc bị phạt tiền vì giao hàng cho khách bị chậm trễ”. Một số tài xế xe khách cũng chia sẻ: Thường xuyên bị khách phàn nàn xe chất lượng cao nhưng quãng đường từ TP Hồ Chí Minh đi Vũng Tàu mất 3 - 4 tiếng do kẹt xe.

Bà Nguyễn Thị Hoài Phương - Phó giám đốc Công ty Cổ phần Dịch vụ Kỹ thuật Đường cao tốc Việt Nam (VEC-E) - cho biết: “Trong 3 tháng đầu năm 2019 xảy ra 22 vụ ùn ứ giao thông, hiện tượng này bắt đầu đã xảy ra từ dịp hè 2018 và ngày càng có xu hướng nghiêm trọng”. Theo VEC-E, từ khi chính thức đưa vào khai thác đến nay, lưu lượng phương tiện trên cao tốc tăng lên từng ngày. Riêng quý I/2019, có 4 triệu lượt, xe tăng hơn khoảng 14% so với cùng kỳ năm 2018.

Phối cảnh sân bay.
Phối cảnh sân bay.

Tình trạng kẹt xe trên đường cao tốc TP Hồ Chí Minh - Long Thành - Dầu Giây kẹt lan sang cả quốc lộ 51 - đoạn giao với đường cao tốc. Đáng lo ngại hơn, tuyến đường quốc lộ 51 cũng có lưu lượng giao thông “khủng”, đã xuất hiện tình trạng mãn tải, lưu lượng phương tiện thực tế vào giờ cao điểm cao gấp nhiều lần lưu lượng thực tế của tuyến đường (57.408/17.701 xe/ngày đêm), đặc biệt là đoạn trên địa bàn tỉnh Đồng Nai.

Trao đổi với báo chí, ông Trịnh Tuấn Liêm - GĐ Sở GTVT tỉnh Đồng Nai - cho rằng: Hiện nay đường cao tốc TP Hồ Chí Minh - Long Thành - Dầu Giây đang ngày càng quá tải và tốc độ lưu thông chậm. Với số làn xe như hiện nay, sẽ không đáp ứng đủ nhu cầu lưu thông. Tình trạng kẹt xe thường xuyên diễn ra còn dẫn đến nhiều nguy cơ mất an toàn giao thông.

Lãnh đạo tỉnh Đồng Nai đã có các động thái để cảnh báo về thực trạng này. Ông Trần Văn Vĩnh - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai - cho biết: Theo chúng tôi khảo sát, sau này sẽ có nhiều đường vào Sân bay Long Thành, nhưng tuyến TP Hồ Chí Minh - Long Thành - Dầu Giây vẫn là tuyến chính, ngay bây giờ đã xảy ra tình trạng kẹt xe, khi mở ra 8 làn đường với tốc độ phương tiện tăng nhanh như bây giờ cũng sẽ gây ra kẹt xe tiếp, do đó chúng tôi đề xuất phải mở rộng đường cao tốc TP Hồ Chí Minh - Long Thành - Dầu Giây lên 10 - 12 làn xe. Và cần sớm có điều chỉnh quy hoạch nếu không sẽ không còn đất để mở rộng đường cao tốc.

MINH QUÂN - HÀ ANH CHIẾN
TIN LIÊN QUAN

Bến xe lớn nhất nước đông nghẹt người về quê đón Tết

MINH QUÂN |

TPHCM - Chiều 16.1, hàng nghìn người đổ về bến xe Miền Đông mới để về quê đón Tết. Do lượng khách tăng đột biến nên bến xe Miền Đông mới không đủ ghế cho khách ngồi chờ, nhiều người phải ngồi dưới sàn nhà.

Tết Hà Nội với hương vị ô mai gừng thân quen

Vân Hoa |

Dịp Tết đến, người người đổ về Hàng Đường, con phố nổi tiếng về mứt, ô mai. Trong đó, ô mai gừng là món được mua nhiều hơn cả, bởi vị cay nồng, ấm đượm rất hợp với tiết xuân.

Thông xe đường Huỳnh Thúc Kháng kéo dài, các phương tiện đi thế nào?

PHẠM ĐÔNG |

Sở GTVT Hà Nội đồng ý cho các phương tiện được đi 2 chiều trên tuyến đường Huỳnh Thúc Kháng kéo dài. Đồng thời, cấm phương tiện tham gia giao thông đường bộ rẽ trái từ đường La Thành vào đường Huỳnh Thúc Kháng kéo dài.

Đào, quất mini hút khách dịp Tết Nguyên đán, tiểu thương thu bạc triệu mỗi ngày

Anh Tuấn |

Tết Nguyên đán đang cận kề, thời điểm này tại chợ hoa Quảng An, Lạc Long Quân (Tây Hồ, Hà Nội), chợ hoa Hàng Lược (quận Hoàn Kiếm) đã bày bán những cành đào Nhật Tân phục vụ nhu cầu của người dân thủ đô. Đặc biệt, những cành đào mini, giá từ 50.000 đồng - 150.000 đồng được nhiều người lựa chọn.

Nói về sai phạm ở Cục Đăng kiểm, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải: "Tôi cũng thấy xấu hổ"

Khánh Hoà |

Nhìn lại vụ việc liên quan tới Cục Đăng kiểm thời gian qua, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải Nguyễn Văn Thắng thừa nhận dù mới về công tác tại bộ 2 tháng nhưng bản thân ông cũng thấy xấu hổ khi biết thông tin. Tuy nhiên, ông Thắng khẳng định cán bộ hư thì phải xử lý, kể cả thay 100% nhưng vẫn phải tập trung làm tốt nhiệm vụ được giao.

Tất bật ngược xuôi giao hàng, shipper vẫn lo không có Tết

Thiện Nhân-Tùng Giang |

Nhiều shipper giao hàng chia sẻ, những ngày giáp Tết Nguyên đán dù đơn hàng tăng cao nhưng thu nhập thực tế vẫn chưa đạt như kỳ vọng.

Phố cây cảnh vắng khách, sức mua chỉ bằng 30% so với năm ngoái

Thiện Nhân - Thùy Dương |

Theo nhiều nhà vườn, năm nay cây cảnh được giá nhưng tiêu thụ chậm hơn mọi năm, sức mua của người dân chỉ khoảng 30% so với năm ngoài.

Vụ việc cháu bé rơi xuống hố bê tông: Đã rút được đoạn cọc đầu tiên

PHONG LINH |

Tỉnh Đồng Tháp thông tin đã rút được được đoạn cọc bê tông đầu tiên tại công trình cầu Rọc Sen, nơi cháu bé 10 tuổi bị rơi xuống trước đó.