Dời nhà máy, cơ quan ra khỏi nội đô:

Hà Nội vẫn ngộp cao ốc và ùn tắc

NHÓM PV |

Di dời các nhà máy, cơ sở ô nhiễm ra khỏi nội đô là hướng đi cần thiết, tạo diện mạo mới cho Hà Nội. Tuy nhiên, nếu như di dời rồi thay ngay vào đó những cao ốc thì sự nguy hại cũng không kém.

Nhà máy và cơ quan di dời, cao ốc lập tức thế chỗ

Theo quy hoạch năm 2008 của Thủ đô Hà Nội, khu đất các cơ sở, nhà máy gây ô nhiễm sẽ được quy hoạch làm các dịch vụ công cộng như trường học, công viên cây xanh, vườn hoa… Tuy nhiên, nhiều khu đất đã làm không đúng quy hoạch ban đầu. Thực tế, rất nhiều dự án nhà thương mại, chung cư cao tầng được xây dựng trên nền đất sau khi nhà máy, cơ quan di dời.

Tòa Thống Nhất Complex tại số 82 Nguyễn Tuân tiền thân là Nhà máy Xe đạp Thống Nhất. Ảnh: P.V
Tòa Thống Nhất Complex tại số 82 Nguyễn Tuân tiền thân là Nhà máy Xe đạp Thống Nhất. Ảnh: P.V

Ví dụ, theo khảo sát của Lao Động tại quận Thanh Xuân, chỉ trên con đường Nguyễn Tuân dài hơn 1km, bề rộng khoảng 6m đã có đến hơn 10 dự án chung cư với khoảng 25 tòa nhà cao ốc mọc lên hai bên đường. Trong đó có những mảnh đất trước kia thuộc đất công nghiệp, có nhà máy hoạt động. Có thể kể đến dự án Thống Nhất Complex tọa lạc tại số 82 Nguyễn Tuân. Đây là tổ hợp nhà liền kề, trung tâm thương mại và căn hộ trên diện tích gần 18.000m2 gồm hai khối nhà 25 tầng, 552 căn và 48 nhà liền kề. Trước kia, đây là đất công nghiệp của Công ty TNHH MTV Thống Nhất, tiền thân là Nhà máy Xe đạp Thống Nhất.

Nằm liền kề là dự án gồm 87 nhà thấp tầng và 2 tòa nhà cao 29 tầng nổi cũng đang được xây dựng tại số 90 Nguyễn Tuân rộng 3,7ha do Công ty Cổ phần Đầu tư đô thị và Khu công nghiệp Sông Đà 7 là chủ đầu tư. Chưa hết, con đường dài hơn 1km này vẫn phải oằn mình gánh 4 tòa cao ốc từ 27 - 35 tầng với hơn 1.500 căn hộ thuộc tổ hợp văn phòng dịch vụ thương mại và nhà ở cao tầng trước là đất của Công ty Cổ phần Dệt Mùa Đông. Khu đất 2,2ha nay thuộc Công ty cổ phần bất động sản Mùa Đông-VID, một công ty do Công ty Dệt Mùa Đông sáng lập.

Không chỉ khu vực Nguyễn Tuân, trong các quận Thanh Xuân, Cầu Giấy, Hoàng Mai... nhãn tiền, trên nhiều khu “đất vàng” công nghiệp mọc lên ken dày những tổ hợp chung cư cao cấp, thương mại, văn phòng cao hàng chục tầng...

Công tác di dời, quản lý quỹ đất chưa nghiêm

Theo báo cáo của Chính phủ gửi Quốc hội về việc thi hành Luật Thủ đô, quy hoạch chung xây dựng Thủ đô thì khu vực nội đô lịch sử được xác định là hạn chế phát triển nhà ở, công trình cao tầng, giảm mật độ xây dựng và mật độ cư trú, song song với đó là ở các đô thị vệ tinh, các khu đô thị mới phải được xây dựng nhà ở đạt tiêu chuẩn quốc gia, đáp ứng cho nhiều đối tượng sử dụng để giảm tải cho đô thị trung tâm.

Bên cạnh đó, TP.Hà Nội cũng đã ban hành Quy chế quản lý quy hoạch, kiến trúc công trình cao tầng trong khu vực nội đô lịch sử. Tuy nhiên, trong thời gian qua ở những khu vực này, nhiều dự án chung cư cao tầng vẫn tiếp tục được xây dựng, tạo thêm áp lực về gia tăng dân số, quá tải về hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội trong khu vực nội thành Hà Nội. Thống kê sơ bộ, tại một số quận Ba Đình, Đống Đa, Hai Bà Trưng cho thấy nhiều dự án nhà cao tầng đã và đang được triển khai xây dựng.

Công tác di dời và quản lý quỹ đất sau khi di dời đối với một số cơ quan, tổ chức chưa được thực hiện nghiêm theo Quyết định số 130/QĐ-TTg ngày 23.1.2015 của Thủ tướng Chính phủ: Tiến độ di dời thực hiện rất chậm; quỹ đất sau khi di dời chưa được bàn giao lại cho thành phố để ưu tiên xây dựng, phát triển các công trình công cộng theo quy định tại khoản 4 Điều 15 Luật Thủ đô.

Trước việc nhà máy, trường học dời khỏi nội đô, cao ốc chót vót lập tức thế chỗ, kiến trúc sư Trần Huy Ánh - cho rằng, việc cao ốc mọc lên sau di dời nhà máy là nguy cơ gây thảm họa cho thành phố. Điều này gây mất cân đối về hạ tầng, giao thông, ngập lụt, không khí không thể nhìn thấy được. Đó là sự ngấm ngầm của bụi mịn chất độc chì trong xăng xe hằng ngày lan tỏa. Di dời cái này tưởng sẽ tốt hơn nhưng không khéo lại đến một thảm họa khác. Di dời rồi quỹ đất ấy không được quy hoạch, quản lý hợp lý, lại bị nhồi nhét chung cư, phá vỡ quy hoạch đô thị… thì hậu quả có khi còn nghiêm trọng hơn. Do vậy, không thể để sự phát triển thiếu kiểm soát của các tòa cao ốc “bằm nát” quy hoạch thành phố, gây ra những hệ lụy về tắc đường, ô nhiễm, ngập lụt…

NHÓM PV
TIN LIÊN QUAN

Đến lúc phải cấm xây cao ốc trên đất cơ quan di dời

VÂN GIANG |

Chính phủ vừa báo cáo với Quốc hội về việc thi hành Luật Thủ đô, trong đó có nêu thực trạng, nhiều dự án chung cư cao tầng vẫn tiếp tục được xây dựng, tạo thêm áp lực về gia tăng dân số, quá tải về hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội trong khu vực nội thành Hà Nội. Theo nhiều chuyên gia về đô thị, đã đến lúc TP.Hà Nội phải thi hành nghiêm túc Luật Thủ đô, nhất là phải cấm xây cao ốc trên đất các cơ quan, xí nghiệp sau khi di dời.

Cần cưỡng chế để phát triển công trình công cộng

Q.Hiệu |

UBND TP.Hà Nội đã xác định lộ trình đến năm 2020 sẽ di dời 117 cơ sở gây ô nhiễm ra khỏi nội thành, nhưng đến nay, số cơ sở di dời mới chỉ... đếm đầu ngón tay. Hậu quả là ô nhiễm, ùn tắc giao thông xảy ra triền miên...

Cấp bách di dời các cơ sở gây ô nhiễm ra khỏi nội thành

PHẠM ĐÔNG |

Ô nhiễm không khí ở Hà Nội đang là mối đe doạ lớn đối với sức khoẻ người dân. Liên tiếp những ngày qua, chỉ số chất lượng không khí AQI tại Hà Nội ở mức báo động! Để giải quyết tình trạng này, Hà Nội cần thực hiện “một núi” công việc làm sạch môi trường...

Tăng cường củng cố tin cậy chính trị Việt Nam - Hàn Quốc

Thanh Hà |

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ và Chủ tịch Quốc hội Hàn Quốc Kim Jin-pyo nhất trí tiếp tục tăng cường củng cố tin cậy chính trị.

Tướng hàng đầu Mỹ thị sát quân đội Ukraina

Ngọc Vân |

Tướng Mỹ Mark Milley đến Đức để giám sát chương trình huấn luyện binh sĩ Ukraina của Lầu Năm Góc.

Hà Nội ngày cận Tết, ra khỏi nhà là gặp... tắc đường

Tô Thế |

Hà Nội - Cũng như mọi năm vào dịp cận Tết Nguyên đán, các tuyến đường ở Hà Nội luôn có mật độ phương tiện lưu thông rất cao. Nhiều tuyến phố ùn tắc bất kể ngày đêm.

Hà Nội phân luồng ra vào nội đô theo 6 hướng để giảm ùn tắc dịp Tết

PHẠM ĐÔNG |

Sở Giao thông Vận tải Hà Nội tổ chức phân luồng cho phương tiện ra vào nội đô theo 6 hướng để giảm ùn tắc trong dịp Tết Nguyên đán Quý Mão 2023.

Khu nghỉ dưỡng ẩn mình giữa rừng thông tuyệt đẹp ở Mộc Châu

Chí Long |

Nằm ngay trung tâm khu du lịch quốc gia Mộc Châu, Phoenix Mộc Châu Resort được bao phủ bởi rừng thông hàng trăm năm tuổi, với không khí trong lành, mát mẻ tựa như Đà Lạt thu nhỏ giữa núi rừng Tây Bắc.

Đến lúc phải cấm xây cao ốc trên đất cơ quan di dời

VÂN GIANG |

Chính phủ vừa báo cáo với Quốc hội về việc thi hành Luật Thủ đô, trong đó có nêu thực trạng, nhiều dự án chung cư cao tầng vẫn tiếp tục được xây dựng, tạo thêm áp lực về gia tăng dân số, quá tải về hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội trong khu vực nội thành Hà Nội. Theo nhiều chuyên gia về đô thị, đã đến lúc TP.Hà Nội phải thi hành nghiêm túc Luật Thủ đô, nhất là phải cấm xây cao ốc trên đất các cơ quan, xí nghiệp sau khi di dời.

Cần cưỡng chế để phát triển công trình công cộng

Q.Hiệu |

UBND TP.Hà Nội đã xác định lộ trình đến năm 2020 sẽ di dời 117 cơ sở gây ô nhiễm ra khỏi nội thành, nhưng đến nay, số cơ sở di dời mới chỉ... đếm đầu ngón tay. Hậu quả là ô nhiễm, ùn tắc giao thông xảy ra triền miên...

Cấp bách di dời các cơ sở gây ô nhiễm ra khỏi nội thành

PHẠM ĐÔNG |

Ô nhiễm không khí ở Hà Nội đang là mối đe doạ lớn đối với sức khoẻ người dân. Liên tiếp những ngày qua, chỉ số chất lượng không khí AQI tại Hà Nội ở mức báo động! Để giải quyết tình trạng này, Hà Nội cần thực hiện “một núi” công việc làm sạch môi trường...