Hà Nội và TP.HCM tìm cách giảm ùn tắc giao thông: Loay hoay bài toán thu phí phương tiện vào nội đô

Phạm Đông - Minh Quân |

TP.Hồ Chí Minh đã lên kế hoạch thu phí đối với một số phương tiện vào trung tâm thành phố. Đây cũng là giải pháp mà Hà Nội từng đưa ra cách đây không lâu nhằm giải quyết nạn ùn tắc giao thông. Vậy đây có phải là giải pháp căn cơ?

Hà Nội: Có đề án nhưng khó thu phí
Ùn tắc giao thông tại Ngã Tư Sở (Hà Nội). Ảnh: Phạm Đông
Ùn tắc giao thông tại Ngã Tư Sở (Hà Nội). Ảnh: Phạm Đông

Nhằm hạn chế phương tiện cá nhân, giảm ùn tắc và ô nhiễm môi trường, tháng 7.2019 Sở Giao thông Vận tải Hà Nội đã có tờ trình UBND TP.Hà Nội thẩm định, phê duyệt Đề cương Đề án “Thu phí phương tiện cơ giới vào một số khu vực trên địa bàn thành phố có nguy cơ ùn tắc giao thông và ô nhiễm môi trường để hạn chế số lượng xe cơ giới đi vào”. Trong đó Hà Nội dự kiến sẽ thu phí phương tiện đi vào khu vực nội đô (khu vực trong vành đai 3). Việc thu phí sẽ được thực hiện khép kín.

Trao đổi với Lao Động ngày 25.11, lãnh đạo Sở Giao thông Vận tải cho biết, hiện nay đề án vẫn đang trong quá trình xây dựng, do đó chưa có những thông tin cụ thể về đề án này. Trong đề án, phạm vi thu phí được xác định theo đường vành đai khép kín trên địa bàn thành phố. Việc lựa chọn vành đai thu phí sẽ dựa trên các kết quả đánh giá tác động giao thông trong quá trình xây dựng đề án. Mức thu phí cụ thể được tính toán phân bố theo hướng tăng dần với các loại phương tiện giao thông cơ giới có nguy cơ cao gây ùn tắc giao thông và ô nhiễm môi trường; các loại phương tiện cá nhân và các loại phương tiện giao thông có mức xả khí thải nguy cơ ô nhiễm cao. Về lộ trình, giai đoạn 2019-2020 sẽ xây dựng đề án trình cấp có thẩm quyền phê duyệt. Giai đoạn 2020-2030 căn cứ nội dung đề án được duyệt sẽ phân công tổ chức thực hiện.

Với gần 20 năm làm nghề lái xe taxi, ông Nguyễn Đức Hạnh (50 tuổi, trú tại Ba Đình, Hà Nội), cho biết, việc thu phí phương tiện vào nội đô để giảm tình trạng ùn tắc có thể là một giải pháp nhưng cần phải có kế sách lâu dài. Bởi việc thu phí như thế chỉ mang tính chất tận thu, vấn đề ùn tắc giao thông là một vấn đề nan giải từ nhiều năm nay. Theo ông Hạnh, việc thu phí vào nội đô sẽ có những bất cập. Nếu thu phí, người dân lại phải để xe ở một điểm và mất thêm chi phí gửi xe, sử dụng các phương tiện giao thông khác, điều này càng gây nên tình trạng ách tắc giao thông nhiều hơn.

Còn anh Nguyễn Mạnh Hùng (40 tuổi, ở Thanh Xuân, Hà Nội), lái xe taxi hơn 7 năm, cho rằng nhà nước nên tiếp cận việc thu phí dưới góc độ lợi ích của người dân, không nên để phí chồng phí.

Đánh giá về đề án này, TS Phan Lê Bình - chuyên gia giao thông của cơ quan Hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA), giảng viên trường Đại học Việt Nhật vẫn hoài nghi về tính khả thi khi thực hiện. Theo ông, để thu phí phương tiện đi vào khu vực nội đô thì cần phải kiểm soát, chắn được tất cả các lối vào ở khu vực trong vành đai 3. Khi thu phí, sẽ có nhiều phương tiện giao thông đổ dồn về những vị trí không đặt được thiết bị thu phí. Điều này hô hình trung tạo ra sự dịch chuyển dòng giao thông, có thể gây ùn tắc tại những vị trí đó.

Đánh giá về ý kiến tăng cao mức phí đăng ký phương tiện để giảm ùn tắc giao thông, ông Bình cho rằng, người dân không phải vì sở thích mà đi đăng ký xe ôtô, xe máy. Bởi chỉ khi có nhu cầu đi lại người dân mới mua xe ôtô và xe máy. Do đó, nếu tăng phí thì người dân buộc phải cắt giảm những khoản chi phí khác để đóng tiền chứ không dễ gì người dân từ bỏ hẳn. Chính vì vậy, nếu muốn người dân chuyển từ giao thông cá nhân sang giao thông công cộng thì nhà nước phải làm cho loại hình này tốt hơn. Tiếp tục phát triển giao thông công cộng như xe buýt, tàu điện, giành được vỉa hè cho người đi bộ thì mới mang lại hiệu quả cao.

Đồng quan điểm, ông Bùi Danh Liên - Nguyên Chủ tịch Hiệp hội Vận tải TP.Hà Nội cho rằng việc thu phí các phương tiện vào nội đô là bài toán khó khăn. Mặc dù đây là đề án tiến bộ, tăng sự đóng góp của người dân khi sử dụng hạ tầng trong nội đô, tạo kinh phí đầu tư nâng cấp hạ tầng. Tuy nhiên, hiện nay Hà Nội đang có nhiều lối ra, ngõ vào nên sẽ khó kiểm soát, thu phí như đề án đề ra.

TPHCM: Thu phí hay tìm cách hạn chế phương tiện?

Tính đến giữa tháng 10.2020, TPHCM đang quản lý hơn 8,2 triệu phương tiện. Trong đó, có 781.229 xe ôtô và hơn 7,4 triệu xe môtô; bình quân mỗi ngày có 127 xe ôtô đăng ký mới. Với số lượng xe ôtô tại TPHCM đang tăng lên từng ngày và nếu không có giải pháp hữu hiệu và lộ trình hạn chế xe ôtô thì ùn tắc tại TPHCM ngày càng gia tăng.

UBND TPHCM mới đây đã phê duyệt đề án “Tăng cường vận tải hành khách công cộng kết hợp kiểm soát sử dụng phương tiện cơ giới cá nhân tham gia giao thông trên địa bàn TPHCM”. Theo lộ trình của đề án trong giai đoạn 2021 - 2025, TPHCM sẽ thu phí xe ôtô vào trung tâm. Để thu phí ôtô vào trung tâm, hồi tháng 7.2019, Sở GTVT TPHCM đề xuất xây 34 trạm thu phí tại quận 1, 3 và giáp ranh quận 5, 10; vành đai thu phí bao gồm các tuyến đường: Hoàng Sa (dọc kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè) - Nguyễn Phúc Nguyên giao với Cách Mạng Tháng Tám - Ba Tháng Hai - Lê Hồng Phong - Lý Thái Tổ - Nguyễn Văn Cừ - Võ Văn Kiệt - Tôn Đức Thắng. Cách này sẽ tạo thành vành đai khép kín khu vực trung tâm thành phố, và một số trục giao thông chính bên ngoài thường xuyên kẹt xe.

Theo ông Đỗ Ngọc Hải - Trưởng phòng quản lý vận tải đường bộ Sở GTVT TPHCM, sau khi UBND TPHCM phê duyệt đề án, Sở sẽ tiến hành xây dựng một đề án riêng nghiên cứu 34 cổng thu phí ôtô sẽ nằm trong đề án tổng thể về thu phí ôtô vào trung tâm. Lúc đó mới xác định được phạm vi vành đai thu phí, đối tượng, mức phí, thời gian thu,…

TS Huỳnh Thế Du, giảng viên chính sách công - Trường đại học Fullbright Việt Nam, cho rằng với cấu hình đô thị hiện tại ở TPHCM, xe máy dường như là phương tiện đi lại phù hợp nhất. Một chiếc xe hơi bốn chỗ chiếm diện tích đường bằng 3-5 chiếc xe máy nên việc chuyển từ xe máy sang xe hơi mới là thủ phạm chính làm cho tình trạng giao thông đô thị ngày một tệ đi chứ không phải bản thân xe máy. “Điều gì sẽ xảy ra nếu 10% người sử dụng xe máy hiện nay ở TPHCM chuyển sang xe hơi? Do vậy, việc cần làm ngay đối với TPHCM là ngăn chặn tình trạng gia tăng xe hơi một cách nhanh chóng trong thời gian tới khi thu nhập của người dân gia tăng” - ông Du phân tích.

Theo TS Vũ Anh Tuấn - Giám đốc Trung tâm nghiên cứu GTVT Việt Đức, việc tổ chức thu phí xe ôtô cá nhân vào TPHCM giai đoạn này là hợp lý. Về nguyên tắc, những phương tiện cá nhân chiếm dụng nhiều không gian đường thì sẽ phải đóng phí nhiều. Số tiền thu được sẽ giúp TPHCM có ngân sách để giải quyết ùn tắc giao thông bằng cách cải thiện các nút thắt hạ tầng, tái đầu tư phát triển hệ thống giao thông công cộng. Người sử dụng ôtô cá nhân không phải đối tượng sẽ chuyển sang sử dụng phương tiện giao thông công cộng, nhưng khi thu phí cao, một lượng người sử dụng ôtô cá nhân sẽ cân nhắc chuyển qua đi taxi hoặc xe máy, giải thoát được một lượng lớn không gian đường, giúp giảm ùn tắc trong ngắn hạn.

“Với điều kiện hạ tầng, đường sá của TPHCM hiện nay, việc hạn chế phương tiện chiếm dụng mặt đường lớn như ôtô là cần thiết. Chúng ta phải chấp nhận cho xe máy hoạt động đến một thời gian nhất định khi giao thông công cộng chưa phát triển. Lộ trình 2021 - 2030 hạn chế ôtô, dồn tiền đầu tư metro, xe buýt, đến 2030 từng bước hạn chế dẫn đến cấm xe máy mà Sở GTVT đề xuất là hợp lý” - ông Tuấn nêu ý kiến.

Phạm Đông - Minh Quân
TIN LIÊN QUAN

Ùn tắc giao thông ở Hà Nội vẫn là “vấn nạn” chưa có lời giải

VƯƠNG TRẦN |

Hà Nội đã có tuyến buýt nhanh BRT đầu tiên, nhiều tuyến đường được mở rộng và xây mới… tuy nhiên ùn tắc giao thông vẫn là vấn nạn chưa có lời giải.

Giải pháp tháo gỡ ùn tắc giao thông khi đường vành đai 2 trên cao thông xe

Phạm Đông |

Kể từ khi đường vành đai 2 trên cao thông xe và xảy ra ùn tắc giao thông kéo dài ở hai đầu, các đơn vị chức năng đã liên tục ghi nhận thực tế, có ý kiến và tìm biện pháp tháo gỡ về việc này.

Giải bài toán ùn tắc giao thông ở Hà Nội trong giờ cao điểm

Tùng Giang |

Dịch COVID-19 tạm lắng, hoạt động sản xuất, kinh doanh của người dân đang dần phục hồi, các cơ sở giáo dục trên địa bàn TP.Hà Nội đã cho học sinh, sinh viên đi học trở lại. Nhu cầu đi lại gia tăng đang tạo áp lực rất lớn lên giao thông Thủ đô.

Bắt tạm giam 2 nữ phó giám đốc Bệnh viện TP Thủ Đức

Việt Dũng |

Mở rộng điều tra vụ án sai phạm về đấu thầu xảy ra tại Bệnh viện TP Thủ Đức (TPHCM), Cơ quan Cảnh sát điều tra đã bắt tạm giam 2 phó giám đốc đơn vị này.

Bến xe lớn nhất nước đông nghẹt người về quê đón Tết

MINH QUÂN |

TPHCM - Chiều 16.1, hàng nghìn người đổ về bến xe Miền Đông mới để về quê đón Tết. Do lượng khách tăng đột biến nên bến xe Miền Đông mới không đủ ghế cho khách ngồi chờ, nhiều người phải ngồi dưới sàn nhà.

Tết Hà Nội với hương vị ô mai gừng thân quen

Vân Hoa |

Dịp Tết đến, người người đổ về Hàng Đường, con phố nổi tiếng về mứt, ô mai. Trong đó, ô mai gừng là món được mua nhiều hơn cả, bởi vị cay nồng, ấm đượm rất hợp với tiết xuân.

Thông xe đường Huỳnh Thúc Kháng kéo dài, các phương tiện đi thế nào?

PHẠM ĐÔNG |

Sở GTVT Hà Nội đồng ý cho các phương tiện được đi 2 chiều trên tuyến đường Huỳnh Thúc Kháng kéo dài. Đồng thời, cấm phương tiện tham gia giao thông đường bộ rẽ trái từ đường La Thành vào đường Huỳnh Thúc Kháng kéo dài.

Đào, quất mini hút khách dịp Tết Nguyên đán, tiểu thương thu bạc triệu mỗi ngày

Anh Tuấn |

Tết Nguyên đán đang cận kề, thời điểm này tại chợ hoa Quảng An, Lạc Long Quân (Tây Hồ, Hà Nội), chợ hoa Hàng Lược (quận Hoàn Kiếm) đã bày bán những cành đào Nhật Tân phục vụ nhu cầu của người dân thủ đô. Đặc biệt, những cành đào mini, giá từ 50.000 đồng - 150.000 đồng được nhiều người lựa chọn.

Ùn tắc giao thông ở Hà Nội vẫn là “vấn nạn” chưa có lời giải

VƯƠNG TRẦN |

Hà Nội đã có tuyến buýt nhanh BRT đầu tiên, nhiều tuyến đường được mở rộng và xây mới… tuy nhiên ùn tắc giao thông vẫn là vấn nạn chưa có lời giải.

Giải pháp tháo gỡ ùn tắc giao thông khi đường vành đai 2 trên cao thông xe

Phạm Đông |

Kể từ khi đường vành đai 2 trên cao thông xe và xảy ra ùn tắc giao thông kéo dài ở hai đầu, các đơn vị chức năng đã liên tục ghi nhận thực tế, có ý kiến và tìm biện pháp tháo gỡ về việc này.

Giải bài toán ùn tắc giao thông ở Hà Nội trong giờ cao điểm

Tùng Giang |

Dịch COVID-19 tạm lắng, hoạt động sản xuất, kinh doanh của người dân đang dần phục hồi, các cơ sở giáo dục trên địa bàn TP.Hà Nội đã cho học sinh, sinh viên đi học trở lại. Nhu cầu đi lại gia tăng đang tạo áp lực rất lớn lên giao thông Thủ đô.