Hà Nội trùng tu cổng trại Bảo An Binh - công trình gắn với Cách mạng Tháng 8

KHÁNH AN |

Công trình cổng cổ thuộc trại Bảo An Binh (Hàng Bài, Hoàn Kiếm, Hà Nội) vừa được hoàn thành việc trùng tu, tôn tạo.

Cổng trại Bảo An Binh là một trong những dấu tích hiếm hoi còn lại gắn liền với sự kiện lịch sử Cách mạng Tháng Tám năm 1945, bên cạnh Quảng trường Cách mạng Tháng Tám, nhà số 101 Trần Hưng Đạo (nay là Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam)…

Trại lính được xây dựng từ cuối thế kỷ 19, theo nhiều tài liệu lịch sử ghi chép là được thiết kế bởi kiến trúc sư người Pháp – Henri Vidieu, người từng thiết kế các công trình kiến trúc nổi tiếng khác như Phủ Toàn quyền, Phủ Thống sứ…

Trại lính nằm trên diện tích rộng, từng là đồn trú của hơn 1.000 lính song đến nay dấu tích chỉ còn lại một cánh cổng nhỏ, khiến nhiều người lầm tưởng rằng đây là cánh cổng chùa cổ.

Tháng 4.2023, Bộ Công an và Thành phố Hà Nội đã tổ chức tham vấn ý kiến giới chuyên gia để tìm phương án tu bổ, tôn tạo lại dấu tích cách mạng.

Sau khi thống nhất phương án, Bộ Công an và Thành phố Hà Nội đã tiến hành trùng tu cổng Trại Bảo An Binh, phục hồi gần nhất với hiện trạng cổng cũ năm 1945.

Kiến trúc cổng tam quan được giữ nguyên trạng, cùng với dòng tên “Garde Indigène”.
Kiến trúc cổng tam quan được giữ nguyên trạng, cùng với dòng tên “Garde Indigène”. Ảnh: Khánh An
Trên cánh cổng vẫn còn treo biển “Nơi đây năm 1945 là Trại Bảo An Binh. Ngày 19/8/1945, lực lượng Cách mạng đã tước vũ khí của địch và chiếm lĩnh vị trí này”.
Trên cánh cổng vẫn còn treo biển “Nơi đây năm 1945 là Trại Bảo An Binh. Ngày 19.8.1945, lực lượng Cách mạng đã tước vũ khí của địch và chiếm lĩnh vị trí này”. Ảnh: Khánh An

Công trình được tôn tạo với kĩ thuật thủ công, sử dụng vật liệu truyền thống. Những người thợ thủ công lành nghề, giàu kinh nghiệm từ các làng nghề truyền thống của vùng Đồng bằng sông Bắc Bộ đã được mời đến tham gia quá trình tu bổ.

Nhà sử học Dương Trung Quốc khẳng định: “Việc trùng tu cổng Trại Bảo An Binh thể hiện tâm huyết, trách nhiệm bảo tồn những giá trị của lịch sử. Tuy công trình không lớn nhưng giá trị lịch sử rất cao. Tôi đánh giá đây sẽ là một điểm nhấn văn hóa rất đáng quý. Công trình còn có giá trị kết nối quá khứ - hiện tại với tương lai”.

Nằm cạnh Nhà hát Hồ Gươm hiện đại, quy mô vừa khánh thành, cận kề những công trình văn hóa khác ngay khu vực trung tâm thủ đô, cổng trại Bảo An Binh sau khi được trùng tu đã góp phần tạo nên quần thể văn hóa, di tích, kiến trúc giàu bản sắc quanh hồ Hoàn Kiếm, góp phần quảng bá văn hóa du lịch, tôn vinh ý thức giữ gìn, bảo vệ những giá trị văn hóa lịch sử.

KHÁNH AN
TIN LIÊN QUAN

Bài học trong trùng tu, bảo tồn biệt thự Pháp cổ

Nguyễn Thiện Nhân |

Những năm gần đây, kinh tế phát triển, nguồn lực dành cho tôn tạo, bảo tồn, trùng tu di tích cũng được nhiều cơ quan từ Trung ương tới địa phương quan tâm, tạo điều kiện. Tuy nhiên, năm nào chúng ta cũng có thể bắt gặp những câu chuyện gây tranh cãi như “trùng tu biệt thự Pháp”, gây xôn xao dư luận.

Diện mạo những công trình Pháp cổ từng được Hà Nội trùng tu, cải tạo

KHÁNH AN |

Hà Nội - Nhà hát lớn, Trụ sở Công an quận Hoàn Kiếm, Trường mầm non 1-6 và rất nhiều công trình kiến trúc Pháp trên địa bàn quận Hoàn Kiếm đã được cải tạo, trùng tu.

Diện mạo đền thờ Nguyễn Hữu Cảnh 300 năm tuổi ở Biên Hoà sau trùng tu

HÀ ANH CHIẾN |

Đồng Nai – Công trình trùng tu và tôn tạo di tích đền thờ Nguyễn Hữu Cảnh hơn 300 năm tuổi tại phường Hiệp Hòa, thành phố Biên Hòa đến nay đã thi công xong phần xây lắp. Các hạng mục chính thi công hoàn thành đã được Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng tỉnh Đồng Nai tiến hành nghiệm thu xong, để bàn giao cho Sở Văn hoá thể thao và du lịch tỉnh Đồng Nai và UBND TP Biên Hoà tiếp nhận quản lý đưa vào phục vụ người dân. Dự án có tổng vốn đầu tư hơn 100 tỉ đồng từ nguồn ngân sách địa phương.

Chăm lo cho người lao động bằng hành động thiết thực từ kinh phí công đoàn

Tuyết Lan |

Kinh phí công đoàn có vai trò đặc biệt quan trọng để chăm lo trực tiếp cho người lao động. Đây chính là nguồn lực để công đoàn cơ sở tổ chức các hoạt động thiết thực cả về vật chất và tinh thần cho người lao động.

Kiểm tra hoạt động bán chui vàng miếng ở Lạng Sơn sau phản ánh của Lao Động

NHÓM PV |

Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh Lạng Sơn gửi văn bản hỏa tốc giấy mời họp với đại diện lãnh đạo các sở, ngành liên quan để trao đổi các biện pháp xử lý trước thông tin phản ánh của Báo Lao Động về hoạt động bán chui vàng miếng trên địa bàn tỉnh này.

Bất chấp mạng sống, đua nhau vớt củi giữa nước lũ cuồn cuộn ở Điện Biên

NHÓM PV |

Mưa lớn kéo dài khiến nước lũ dâng cao, rất nhiều người dân tại Điện Biên đã bất chấp nguy hiểm để vớt củi trên dòng nước đục ngàu, cuồn cuộn.

Thủy điện ở Hòa Bình xả lũ không thông báo, nhiều du khách suýt bị cuốn trôi

Minh Chuyên |

Hòa Bình - Phản ánh đến Báo Lao Động, người dân, du khách bức xúc vì cho rằng Thủy điện Suối Mu (xã Tự Do, huyện Lạc Sơn) xả lũ mà không thông báo khiến nhiều người suýt bị lũ cuốn trôi.

Bổ sung một dự án hơn 4ha vào kế hoạch sử dụng đất năm 2024 của quận Tây Hồ

KHÁNH AN |

Hà Nội bổ sung dự án xây dựng hạ tầng khu nhà ở, đất ở đối với cán bộ cao cấp của Đảng và Nhà nước với diện tích 4,006ha vào kế hoạch sử dụng đất năm 2024 quận Tây Hồ.

Bài học trong trùng tu, bảo tồn biệt thự Pháp cổ

Nguyễn Thiện Nhân |

Những năm gần đây, kinh tế phát triển, nguồn lực dành cho tôn tạo, bảo tồn, trùng tu di tích cũng được nhiều cơ quan từ Trung ương tới địa phương quan tâm, tạo điều kiện. Tuy nhiên, năm nào chúng ta cũng có thể bắt gặp những câu chuyện gây tranh cãi như “trùng tu biệt thự Pháp”, gây xôn xao dư luận.

Diện mạo những công trình Pháp cổ từng được Hà Nội trùng tu, cải tạo

KHÁNH AN |

Hà Nội - Nhà hát lớn, Trụ sở Công an quận Hoàn Kiếm, Trường mầm non 1-6 và rất nhiều công trình kiến trúc Pháp trên địa bàn quận Hoàn Kiếm đã được cải tạo, trùng tu.

Diện mạo đền thờ Nguyễn Hữu Cảnh 300 năm tuổi ở Biên Hoà sau trùng tu

HÀ ANH CHIẾN |

Đồng Nai – Công trình trùng tu và tôn tạo di tích đền thờ Nguyễn Hữu Cảnh hơn 300 năm tuổi tại phường Hiệp Hòa, thành phố Biên Hòa đến nay đã thi công xong phần xây lắp. Các hạng mục chính thi công hoàn thành đã được Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng tỉnh Đồng Nai tiến hành nghiệm thu xong, để bàn giao cho Sở Văn hoá thể thao và du lịch tỉnh Đồng Nai và UBND TP Biên Hoà tiếp nhận quản lý đưa vào phục vụ người dân. Dự án có tổng vốn đầu tư hơn 100 tỉ đồng từ nguồn ngân sách địa phương.