Hà Nội tính phương án xây dựng hầm chứa nước ở chỗ trũng để xử lý ngập úng

PHẠM ĐÔNG - TRẦN VƯƠNG |

Hà Nội - Để tránh tình trạng cứ mưa là ngập, Sở Xây dựng Hà Nội cho biết, về lâu dài cần xây dựng hệ thống thoát nước đô thị, hầm chứa nước tại khu vực trũng thấp để giảm ứng ngập cục bộ, nâng cấp hệ thống thoát nước.

Ngày 1.7, UBND TP.Hà Nội tổ chức họp báo thông tin về tình hình kinh tế xã hội quý II/2022.

Trả lời về việc Hà Nội cứ mưa là ngập, vậy công tác thoát nước sẽ như thế nào khi tháng 7 sẽ xảy ra nhiều trận mưa, ông Mạc Bình Minh - Phó Giám đốc Sở Xây dựng - cho hay: Hiện cống thoát nước của thành phố đã được đầu tư hoàn chỉnh như sông Tô Lịch, sông Sét, sông Kim Ngưu, từ kê mương cho đến hồ điều hoà.

Trong năm 2020-2021, đã xoá được 5 điểm úng ngập. Do đó, về các giải pháp, sở đã báo cáo thành phố triển khai cải tạo thoát nước, bể điều tiết ngầm tại các khu vực bất khả kháng, thoát nước đô thị tại những điểm trũng và hầm chui dân sinh.

Theo ông Minh, về lâu dài cần xây dựng hệ thống thoát nước đô thị, hầm chứa nước tại khu vực trũng thấp để giảm ứng ngập cục bộ, nâng cấp hệ thống thoát nước lưu vực Tả Nhuệ, thoát nước mưa khu vực Hữu Nhuệ, trạm bơm Liên Mạc, trạm bơm Cự Khối, Long Biên.

Phó Giám đốc Sở TN&MT Hà Nội Mai Trọng Thái.
Phó Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội Mai Trọng Thái.

Trả lời về việc tình trạng ùn ứ rác trong tuần qua trên địa bàn thành phố, Phó Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội Mai Trọng Thái cho biết, mặc dù nhà máy rác Thiên Ý được bắt đầu xây dựng từ năm 1999 nhưng do nhiều điều kiện khách quan, đặc biệt là hai năm vừa qua diễn ra đại dịch COVID-19 nên liên tục phải lùi tiến độ hoàn thành.

Về phía thành phố cũng đã tổ chức nhiều đoàn công tác để kiểm tra, đôn đốc cũng như tháo gỡ khó khăn cho nhà máy này.

Vào tháng 5.2022 vừa qua, nhà máy rác Thiên Ý đã đưa vào vận hành thử lò đốt số 3 với công suất 800 tấn rác/ngày. Hiện tại, về cơ bản cả 5 lò đốt rác của nhà đã được xây dựng hoàn thiện và đợi thủ tục từ Bộ Công Thương cũng như EVN cho phép đấu nối vào mạng lưới điện quốc gia.

Theo dự kiến, tới ngày 15.7, các lò đốt sẽ được đấu vào điện mạng lưới. Trong tháng 8.2022, lò số 2 và 3 sẽ đi vào hoạt động với công suất 1.600 tấn rác/ngày. Tới tháng 10.2022, cả 5 lò sẽ đi vào hoạt động ổn định với công suất 4.000 tấn rác/ngày

Được biết, việc nhà máy rác Thiên Ý liên tục chậm tiến độ đã ảnh hưởng lớn đến tình trạng xử lý rác thải của TP.Hà Nội. Mới đây nhất là vào ngày 16-17.6 vừa qua, nhiều tuyến phố trên địa bàn thành phố như Duy Tân, Xuân Thuỷ, Trần Quốc Hoàn… rác thải sinh hoạt bị ùn ứ, chất đống, nhiều xe rác để dưới lòng đường gây mất vệ sinh đô thị.

Nguyên nhân của tình trạng trên được Tổng Giám đốc Công ty TNHH MTV Môi trường Đô thị Hà Nội (URENCO) Nguyễn Hữu Tiến lý giải là do nhà máy xử lý rác Thiên Ý chậm đi vào hoạt động. Theo kế hoạch, Nhà máy rác Thiên Ý phải vận hành trước ngày 30.4. Kể từ sau ngày 30.4, rác trên nhiều địa bàn Hà Nội sẽ đưa thẳng về nhà máy này.

Tuy nhiên, đến nay, nhà máy vẫn chậm tiến độ, khiến lượng rác nói trên không có chỗ chứa, lại phải chuyển về các ô chôn lấp rác tại Bãi rác Nam Sơn. Vì vậy, đã dẫn đến việc chuẩn bị hạ tầng các ô chôn lấp - công tác do Sở Xây dựng thực hiện không được đảm bảo, khiến thời gian xe ra vào bãi kéo dài, ảnh hưởng đến công tác vận chuyển rác thải từ khu vực nội thành lên bãi rác Nam Sơn.

PHẠM ĐÔNG - TRẦN VƯƠNG
TIN LIÊN QUAN

Hà Nội: Các điểm "nóng" về ngập lụt và ô nhiễm rác thải sẽ được xử lý thế nào?

Nhóm PV |

Việc bãi rác Xuân Sơn tạm ngừng tiếp nhận rác và hệ thống thoát nước, các dự án thoát nước Hà Nội đang “lụt” tiến độ khiến người dân Thủ đô luôn trong trạng thái lo lắng về tình trạng ngập lụt và ô nhiễm môi trường

Đường ngập sâu, xe chết máy hàng loạt, người dân bì bõm lội nước về nhà

Chân Phúc |

TPHCM - Chiều ngày 24.6, trận mưa lớn diễn ra tại nhiều nơi trên địa bàn TPHCM khiến hàng loạt tuyến đường như Phan Văn Hớn, Phạm Văn Chiêu, Nguyễn Văn Khối,… rơi vào tình trạng ngập nặng. Người dân gặp nhiều khó khăn khi đi qua những đoạn đường đầy nước ngập này.

Giải pháp nào để Hà Nội tiêu thoát nước, hết tình trạng "cứ mưa là ngập"?

PHẠM ĐÔNG |

Hà Nội cứ sau mỗi trận mưa là "đường biến thành sông" nhưng chưa thể xử lý dứt điểm. Vậy giải pháp nào cho việc tiêu thoát nước, giúp Hà Nội hết tình trạng "cứ mưa là ngập".

NSƯT Chí Trung: “20 năm Táo Quân là quãng thời gian tươi đẹp của tôi”

Hiền Hương (thực hiện) |

NSƯT Chí Trung tiếp tục đảm nhận vai Táo Giao thông ở Táo Quân 2023 (ngoài cùng, bên phải). Anh chia sẻ với Lao Động hành trình 20 năm đã có ở Táo Quân và 6 tháng trải nghiệm cuộc sống về hưu sau khi nhận quyết định nghỉ chế độ từ tháng 6.2022.

Chứng khoán: Thị trường giữ trạng thái đi ngang trong ngắn hạn

Gia Miêu |

Xu hướng đi ngang ngắn hạn của thị trường chứng khoán dự báo sẽ tiếp tục được duy trì và chỉ số sẽ chuyển trạng thái vào sau kỳ nghỉ lễ.

Vì sao Đại học quốc gia Hà Nội giới hạn thi đánh giá năng lực 2 lần?

Linh Chi - Dương Anh |

Từ năm 2023, Đại học Quốc gia Hà Nội (ĐHQGHN) sẽ giới hạn mỗi thí sinh chỉ được đăng ký thi đánh giá năng lực tối đa 2 lần. Điều này được GS.TS Tiến Thảo - Giám đốc Trung tâm khảo thí ĐHQGHN lý giải là do muốn tạo công bằng cho các thí sinh.

Khán giả Việt Nam tiếc nuối chia tay huấn luyện viên Park Hang-seo

Chi Trần |

Người hâm mộ Việt Nam tiếc nuối khi phải nói lời chia tay huấn luyện viên Park Hang-seo sau hơn 5 năm gắn bó.

Tranh luận trả lương tháng 13 và thưởng Tết nguyên đán

TUỆ NHI |

Dù đã 26 tháng Chạp nhưng nhiều người vẫn chưa được nhận lương tháng thứ 13 hay tiền thưởng Tết và đùa rằng với họ niềm vui xuân vẫn chưa về.

Hà Nội: Các điểm "nóng" về ngập lụt và ô nhiễm rác thải sẽ được xử lý thế nào?

Nhóm PV |

Việc bãi rác Xuân Sơn tạm ngừng tiếp nhận rác và hệ thống thoát nước, các dự án thoát nước Hà Nội đang “lụt” tiến độ khiến người dân Thủ đô luôn trong trạng thái lo lắng về tình trạng ngập lụt và ô nhiễm môi trường

Đường ngập sâu, xe chết máy hàng loạt, người dân bì bõm lội nước về nhà

Chân Phúc |

TPHCM - Chiều ngày 24.6, trận mưa lớn diễn ra tại nhiều nơi trên địa bàn TPHCM khiến hàng loạt tuyến đường như Phan Văn Hớn, Phạm Văn Chiêu, Nguyễn Văn Khối,… rơi vào tình trạng ngập nặng. Người dân gặp nhiều khó khăn khi đi qua những đoạn đường đầy nước ngập này.

Giải pháp nào để Hà Nội tiêu thoát nước, hết tình trạng "cứ mưa là ngập"?

PHẠM ĐÔNG |

Hà Nội cứ sau mỗi trận mưa là "đường biến thành sông" nhưng chưa thể xử lý dứt điểm. Vậy giải pháp nào cho việc tiêu thoát nước, giúp Hà Nội hết tình trạng "cứ mưa là ngập".