Hà Nội: Tận dụng đồ tái chế làm khu vui chơi miễn phí cho trẻ em

Phạm Đông - Lan Nhi |

Từ những vật dụng tưởng chừng như bỏ đi, Hội Phụ nữ tổ dân phố số 2 (phường Việt Hưng, Quận Long Biên, TP. Hà Nội) đã tận dụng các vật liệu tái chế để làm khu vui chơi cho trẻ em, thành lập các Câu lạc bộ “Sống xanh”, thu hút đông đảo người dân tham gia.

Vào mỗi buổi chiều, không gian sinh hoạt tại Nhà văn hóa tổ 2 (phường Việt Hưng) lại tràn ngập tiếng cười của nhiều em nhỏ đến vui chơi trong sân tái chế. Từ những chiếc lốp xe ôtô cũ, mảnh gỗ đã qua sử dụng, Hội Phụ nữ tổ dân phố đã cùng nhau sáng tạo nên những chiếc xích đu nhiều màu sắc, chiếc bập bênh xinh xắn, tận dụng vỏ chai đã qua sử dụng để làm chậu hoa tái chế...

Hội Phụ nữ tổ dân phố số 2 thu gom đồ tái chế để làm khu vui chơi miễn phí cho trẻ em. Ảnh: L.Nhi.
Hội Phụ nữ tổ dân phố số 2 thu gom đồ tái chế để làm khu vui chơi miễn phí cho trẻ em. Ảnh: L.Nhi.

Được biết, phần lớn vật liệu để làm đồ chơi tái chế cho các em nhỏ hoàn toàn được Hội Phụ nữ tổ 2 bỏ nhiêu công sức đi thu gom tại các cơ sở thu mua phế liệu cũ. Tận dụng những chiếc lốp xe ôtô đã mòn vẹt, những thanh sắt đã han rỉ, thùng nhựa đã qua sử dụng... các chị em đã cùng nhau sáng tạo nên sân chơi tái chế, mang thông điệp bảo vệ môi trường.

Nhiều người dân trong phường khi biết đến những hoạt động ý nghĩa này đã nhiệt tình ủng hộ, gom góp thêm đinh vít, sắt thép để các sản phẩm tại sân chơi nhanh chóng hoàn thiện.

Vào buổi chiều mỗi ngày, nhiều em nhỏ trong phố đã đến sớm vui chơi trong sân tái chế.
Vào buổi chiều mỗi ngày, nhiều em nhỏ trong phố đã đến sớm vui chơi trong sân tái chế.
Vào buổi chiều mỗi ngày, nhiều em nhỏ trong phố đã đến vui chơi trong sân tái chế.

Ông Âu Văn Lập (sinh năm 1954, phường Việt Hưng) chia sẻ: “Từ khi có góc sân chơi tái chế do Hội phụ nữ sáng tạo, chiều nào cũng vậy, các cháu nhỏ sinh sống trong khu vực lại rủ nhau đến đây vui chơi, giải trí. Những vật liệu tưởng chừng bỏ đi như lốp xe, sắt cũ, hộp nhựa, bánh xe... nhưng dưới bàn tay khéo léo của các chị em đã tạo thành món đồ chơi tiện lợi, thân thiện, đảm bảo an toàn cho người sử dụng”.

Không chỉ nỗ lực trong việc làm đẹp cảnh quan, tạo không gian vui chơi cho trẻ em, Hội Phụ nữ tổ 2 phường Việt Hưng còn vận động bà con “nói không với bếp than tổ ong”, sử dụng bếp cải tiến để bảo vệ môi trường sống.

Tận dụng những vật liệu cũ đã qua sử dụng, Hội phụ nữ tổ 2 đã cùng nhau sáng tạo nên sân chơi tái chế, mang thông điệp bảo vệ môi trường.
Sân chơi tái chế được tận dụng những vật liệu cũ đã qua sử dụng, mang thông điệp bảo vệ môi trường.

Ngoài ra, Hội cũng đã triển khai nhiều hoạt động, mô hình Sống xanh bao gồm: Phân loại rác thải, tiết kiệm điện, vệ sinh môi trường, đổi phế liệu lấy cây xanh, tái sử dụng túi giấy, làm hoa từ vật liệu nhựa tái chế,  xây dựng sân chơi thân thiện với môi trường, biến rác thành vườn hoa...

Những món đồ chơi làm từ vật liệu tái chế thân thiện, sinh động, đảm bảo an toàn cho người sử dụng.
Những món đồ chơi làm từ vật liệu tái chế thân thiện, đảm bảo an toàn cho người sử dụng.

Là người khởi xướng phong trào xây dựng “góc sân chơi tái chế”, bà Lê Thị Chương - Chi hội trưởng Chi hội phụ nữ tổ dân phố số 2 cho biết vừa qua, mô hình này đã giành giải nhất trong Ngày hội Sáng tạo với rác thải nhựa năm 2020 do UBND, Hội Liên hiệp phụ nữ và Đoàn Thanh niên phường Việt Hưng phối hợp tổ chức. Cũng từ sân chơi này, nhiều khu vực trong địa bàn phường trước kia có rác thải giờ đây gần như đã được xóa sổ.

Chậu hoa làm từ vỏ chai nhựa được Hội phụ nữ tổ 2 tái sử dụng.
Chậu hoa làm từ vỏ chai nhựa được Hội phụ nữ tổ 2 tái sử dụng.

Bà Chương hi vọng trong thời gian tới tiếp tục phối hợp với nhiều đoàn thể tại các quận, huyện lân cận, thành lập ra các Câu lạc bộ “Sống xanh” hơn nữa để lan tỏa thông điệp ý nghĩa, góp phần bảo vệ môi trường sống xung quanh.

Phạm Đông - Lan Nhi
TIN LIÊN QUAN

“Dũng sĩ tái chế” gom phế thải để xây dựng thư viện cộng đồng

Phạm Đông - Lan Nhi |

Bằng sự sáng tạo của mình, nhóm Dũng sĩ tái chế (gồm 20 sinh viên trên địa bàn TP. Hà Nội) đã phát động nhiều chiến dịch thu gom vỏ mì tôm, bìa carton, quần áo cũ... làm đồ tái chế để gây quỹ mở thư viện cộng đồng, lan tỏa lối sống xanh.

ATM gạo, ATM sách, và cách vận dụng công nghệ sáng tạo để sẻ chia

Thế Lâm |

ATM gạo, ATM sách, người dân đứng xếp hàng, đến lượt bước lên “cây ATM” và ấn nút, gạo chảy ra và sách rơi xuống. Sự vận dụng công nghệ một cách sáng tạo như thế vào công tác từ thiện, lần đầu tiên xuất hiện trong mùa dịch COVID-19.

Thanh niên sáng tạo với mô hình đổi phế liệu lấy khẩu trang

Mai Dung |

Với tinh thần tuổi trẻ xung kích, sáng tạo, Đoàn thanh niên phường Cầu Đất (Ngô Quyền, Hải Phòng) cụ thể hóa tinh thần “Mỗi đoàn viên, thanh thiếu niên là một chiến sĩ phòng, chống dịch COVID-19” bằng hoạt động đổi phế liệu lấy khẩu trang, nước rửa tay, thu hút đông đảo đoàn viên, nhân dân tham gia.

Thái Bình: Cả làng đỏ lửa nướng cá ngày đêm vẫn không đủ hàng bán Tết

Nguyễn Thúy |

Cận kề Tết Nguyên đán, làng nướng cá nổi tiếng ở Thái Xuyên (Thái Bình) luôn tất bật với các lò than đỏ hồng, hoạt động hết công suất để cho ra những mẻ cá nướng vàng óng, săn chắc, thơm nức phục vụ khách hàng dịp cuối năm.

Quả bóng vàng 2022: Tiến Linh sáng cửa

Thanh Vũ |

Nhìn vào phong độ hiện tại, có thể thấy tiền đạo Nguyễn Tiến Linh xứng đáng giành quả bóng vàng 2022.

Kênh đầu tư nào sẽ được hưởng lợi trong năm 2023?

Thái Mạnh |

Trong bối cảnh thị trường tài chính vẫn còn nhiều yếu tố khó lường, thì một số kênh đầu tư như chứng khoán, bất động sản sẽ được hưởng lợi nhờ định giá hấp dẫn và các chính sách được thúc đẩy trong năm nay.

Xe ôm, bốc vác "chuyển nghề" chở thuê đào, quất những ngày cận Tết

Trần Tuấn - Nguyễn Kế |

Bắc Giang - Thay vì làm nhưng công việc như xe ôm, bốc vác, nhiều lao động tự do ở TP.Bắc Giang chuyển sang làm nghề chở thuê đào, quất những ngày cận Tết, thu nhập khoảng 1 triệu đồng/ngày.

Gỡ khó các quy định tạo nguồn cung cho nhà ở xã hội

B. Chương |

Kế hoạch triển khai 1 triệu nhà ở xã hội đang gặp khó khăn vì nhiều quy định không phù hợp với chủ trương xã hội hóa đầu tư để phát triển nhà ở xã hội, hoặc chưa đảm bảo tính khả thi, chưa phù hợp với tình hình thực tiễn.

“Dũng sĩ tái chế” gom phế thải để xây dựng thư viện cộng đồng

Phạm Đông - Lan Nhi |

Bằng sự sáng tạo của mình, nhóm Dũng sĩ tái chế (gồm 20 sinh viên trên địa bàn TP. Hà Nội) đã phát động nhiều chiến dịch thu gom vỏ mì tôm, bìa carton, quần áo cũ... làm đồ tái chế để gây quỹ mở thư viện cộng đồng, lan tỏa lối sống xanh.

ATM gạo, ATM sách, và cách vận dụng công nghệ sáng tạo để sẻ chia

Thế Lâm |

ATM gạo, ATM sách, người dân đứng xếp hàng, đến lượt bước lên “cây ATM” và ấn nút, gạo chảy ra và sách rơi xuống. Sự vận dụng công nghệ một cách sáng tạo như thế vào công tác từ thiện, lần đầu tiên xuất hiện trong mùa dịch COVID-19.

Thanh niên sáng tạo với mô hình đổi phế liệu lấy khẩu trang

Mai Dung |

Với tinh thần tuổi trẻ xung kích, sáng tạo, Đoàn thanh niên phường Cầu Đất (Ngô Quyền, Hải Phòng) cụ thể hóa tinh thần “Mỗi đoàn viên, thanh thiếu niên là một chiến sĩ phòng, chống dịch COVID-19” bằng hoạt động đổi phế liệu lấy khẩu trang, nước rửa tay, thu hút đông đảo đoàn viên, nhân dân tham gia.