Hà Nội nói gì việc Chủ tịch Hội đồng Nhân dân sử dụng xe công đi ăn sáng

Nguyễn Hà - Cường Ngô |

Ông Lê Minh Đức - Chánh Văn phòng Hội đồng Nhân dân thành phố Hà Nội đã thông tin về việc lãnh đạo Hà Nội sử dụng xe công đi ăn sáng.

Chiều 25.9, trao đổi với Lao Động, ông Lê Minh Đức - Chánh Văn phòng Hội đồng Nhân dân thành phố Hà Nội cho biết, việc bà Nguyễn Thị Bích Ngọc - Chủ tịch Hội đồng Nhân dân thành phố sử dụng xe công, biển số xanh, vào trước 7h30 sáng 24.9 là để thực hiện nhiệm vụ được phân công.

Ông Đức cho hay, theo quy định tiêu chuẩn, định mức sử dụng xe ôtô, bà Nguyễn Thị Bích Ngọc thuộc chức danh được sử dụng thường xuyên một xe ôtô đưa đón từ nơi ở đến cơ quan và đi công tác.

Ngày 24.9.2019, bà Ngọc đi dự họp tại Bộ Tư lệnh Thủ đô được tổ chức từ 7h30, bà Nguyễn Thị Bích Ngọc đã rời nơi ở sớm đến nơi diễn ra họp vì sợ tắc đường. Khi gần đến địa điểm họp, vì đang còn thời gian, bà Ngọc dừng lại tại một nhà hàng để ăn sáng.

Vì vậy, việc Chủ tịch Hội đồng Nhân dân thành phố Hà Nội sử dụng xe công, biển số xanh trong thời điểm trên là để thực hiện nhiệm vụ được phân công.

Người phát ngôn Hội đồng Nhân dân thành phố Hà Nội khẳng định, ngoài ra, chiếc xe này không sử dụng vào bất kỳ một mục đích cá nhân nào khác. Hội đồng Nhân dân thành phố chịu hoàn toàn trách nhiệm trong việc quản lý xe công nếu để xảy ra sai sót. Qua đây, Hội đồng Nhân dân thành phố cũng tiếp thu ý kiến của báo chí và dư luận để hoàn thiện công tác hơn nữa.

Trước đó, một số trang tin đã đăng tải hình ảnh bà Nguyễn Thị Bích Ngọc, Chủ tịch Hội đồng Nhân dân thành phố Hà Nội, sử dụng xe công đi ăn sáng tại một nhà hàng trên đường Hoàng Minh Giám (phường Nhân Chính, quận Thanh Xuân).

Nguyễn Hà - Cường Ngô
TIN LIÊN QUAN

Có trị dứt “bệnh” lạm dụng xe công?

VƯƠNG TRẦN |

Mức phạt tối đa lên tới 20 triệu đồng đối với hành vi sử dụng xe công vào mục đích cá nhân là quy định tại Nghị định 63/2019/NĐ-CP (có hiệu lực từ 1.9.2019) về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý, sử dụng tài sản công, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, dự trữ quốc gia, kho bạc nhà nước. Nhưng để quy định trên đi vào thực chất, nhiều chuyên gia cho rằng cần phải có sự gương mẫu ở từng đơn vị, đồng thời phải tránh được sự nể nang, né tránh, phân định trách nhiệm rõ ràng, đồng thời phải xem xét trách nhiệm để xử lý kỷ luật, có như vậy mới răn đe được các trường hợp khác.

Xài xe công cho việc riêng là ăn cắp của công

LÊ THANH PHONG |

Lại thêm một vụ quan chức sử dụng xe công để đi dự yến tiệc, không liên quan gì việc công. Việc cấm sử dụng xe công vào việc riêng, đi ăn tiệc, đi chùa, đi lễ hội vẫn không được chấp hành, trong trường hợp này, đó là coi thường phép nước.

Hà Nội: Không có hiện tượng cán bộ CĐ dùng xe công du xuân

Xuân Trường |

Sau kỳ nghỉ Tết Kỷ Hợi 2019, LĐLĐ TP Hà Nội đã triển khai nắm tình hình CNVCLĐ và kiểm tra việc thực hiện kỷ cương hành chính ở một số đơn vị, CĐCS.

Góc nhìn pháp lý việc trả tự do cho 4 tiếp viên hàng không

Việt Dũng |

Chuyên gia luật nói về việc trả tự do cho 4 tiếp viên hàng không trong vụ phát hiện hơn 11kg ma tuý.

Học sinh cuối cấp căng thẳng vì áp lực thi cử

Trang Hà |

Kỳ vọng của gia đình, thầy cô, những lịch học và ôn thi dày đặc để chuẩn bị kiến thức cho các kỳ thi chuyển cấp khiến học sinh căng thẳng và áp lực. Theo các chuyên gia, để hóa giải áp lực thi cử cho con, trước tiên cần phải thay đổi từ chính các bậc làm cha làm mẹ.

Tát học sinh, một giáo viên ở Ninh Bình bị chấm dứt hợp đồng

DIỆU ANH |

Liên quan đến việc một giáo viên tại Trung tâm Hỗ trợ Phát triển giáo dục hòa nhập Thiên Thần Nhỏ Ninh Bình tát liên tiếp vào mặt và người một học sinh, chiều ngày 22.3, đại diện lãnh đạo Trung tâm này cho biết đã chấm dứt họp đồng với cô giáo này.

Ai thật sự là thủ phạm khiến các ngân hàng như SVB phá sản?

Quý An (theo Time) |

Trong quá trình chống lạm phát, FED dường như thờ ơ với tất cả “những tác dụng phụ" ngoài ý muốn. Sự sụp đổ của SVB là một hệ quả tất yếu.

Doanh nghiệp đòi tính lại giá điện tái tạo, Bộ Công Thương vẫn yêu cầu đàm phán

Cường Ngô |

Bộ Công Thương yêu cầu EVN khẩn trương phối hợp với chủ đầu tư điện tái tạo (điện gió, điện mặt trời) chuyển tiếp để thống nhất giá điện trước ngày 31.3.2023. Trong khi đó các nhà đầu tư năng lượng tái tạo cho rằng, giá điện chuyển tiếp chưa thực sự phù hợp.

Có trị dứt “bệnh” lạm dụng xe công?

VƯƠNG TRẦN |

Mức phạt tối đa lên tới 20 triệu đồng đối với hành vi sử dụng xe công vào mục đích cá nhân là quy định tại Nghị định 63/2019/NĐ-CP (có hiệu lực từ 1.9.2019) về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý, sử dụng tài sản công, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, dự trữ quốc gia, kho bạc nhà nước. Nhưng để quy định trên đi vào thực chất, nhiều chuyên gia cho rằng cần phải có sự gương mẫu ở từng đơn vị, đồng thời phải tránh được sự nể nang, né tránh, phân định trách nhiệm rõ ràng, đồng thời phải xem xét trách nhiệm để xử lý kỷ luật, có như vậy mới răn đe được các trường hợp khác.

Xài xe công cho việc riêng là ăn cắp của công

LÊ THANH PHONG |

Lại thêm một vụ quan chức sử dụng xe công để đi dự yến tiệc, không liên quan gì việc công. Việc cấm sử dụng xe công vào việc riêng, đi ăn tiệc, đi chùa, đi lễ hội vẫn không được chấp hành, trong trường hợp này, đó là coi thường phép nước.

Hà Nội: Không có hiện tượng cán bộ CĐ dùng xe công du xuân

Xuân Trường |

Sau kỳ nghỉ Tết Kỷ Hợi 2019, LĐLĐ TP Hà Nội đã triển khai nắm tình hình CNVCLĐ và kiểm tra việc thực hiện kỷ cương hành chính ở một số đơn vị, CĐCS.