Hà Nội: Nhiều dự án công viên chậm trễ, người dân thiếu không gian vui chơi

Phạm Đông |

Hà Nội - Hàng loạt công viên lớn được quy hoạch kỳ vọng thay đổi diện mạo Thủ đô, góp phần phục vụ ngày một tốt nhu cầu của nhân dân. Tuy nhiên, sau nhiều năm hiện các công viên này vẫn chưa được triển khai.

Hà Nội thiếu nhiều công trình văn hóa, vui chơi 

Mới đây, Thường trực HĐND TP.Hà Nội đã tổ chức phiên giải trình về việc đầu tư, khai thác, quản lý và sử dụng các thiết chế văn hóa, thể thao trên địa bàn thành phố. Chủ tịch HĐND TP Hà Nội Nguyễn Ngọc Tuấn cho biết, qua giám sát và kiến nghị của các cử tri, hiện tại thành phố còn thiếu nhiều các công trình văn hóa, thể thao, khu vui chơi đáp ứng nhu cầu của nhân dân.

Ông Tuấn cũng thông tin, trong 20 năm qua, Hà Nội đã có nhiều quy hoạch xây dựng công viên, hồ điều hòa. Tuy nhiên, với nhiều lý do như điều chỉnh quy hoạch, thiếu nguồn lực đầu tư…, rất nhiều dự án hiện vẫn đang nằm trên giấy, hoặc chậm tiến độ.

Hà Nội đang thiếu nhiều công trình văn hóa, vui chơi.
Hà Nội đang thiếu nhiều công trình văn hóa, vui chơi.

Nhiều đại biểu HĐND thành phố đã đặt câu hỏi về các dự án Công viên Đống Đa có từ năm 1998 nhưng đến nay, hơn 20 năm vẫn chậm triển khai vì sao? Một số dự án đầu tư vốn ngoài ngân sách nhà nước như dự án Công viên Hello Kitty nằm trên khu "đất vàng" hồ Tây, dự án Công viên Kim Quy (huyện Đông Anh) chậm triển khai, lãng phí rất lớn về đất đai. Công viên Bắc Linh Đàm (quận Hoàng Mai) được quận cải tạo nhưng đến nay không hoạt động, nhiều hạng mục bị lấn chiếm do đâu?.

Chủ tịch UBND thành phố Chu Ngọc Anh thừa nhận trách nhiệm UBND thành phố chậm trễ trong triển khai dự án Công viên Kim Quy. Ông Chu Ngọc Anh yêu cầu Sở Quy hoạch - Kiến trúc cùng các sở, ngành, đơn vị liên quan phải thực hiện dứt điểm điều chỉnh quy hoạch xong trong 2 tháng nữa.

Trên thực tế, UBND TP.Hà Nội cũng đã ban hành kế hoạch số 332/KH-UBND về cải tạo, nâng cấp và xây mới các công viên, vườn hoa trên địa bàn thành phố giai đoạn 2021-2025. Trên cơ sở tổng số 63 công viên, vườn hoa hiện có, sau khi rà soát, có 45 công viên, vườn hoa (khoảng 70%) cần cải tạo, nâng cấp, sửa chữa theo mức độ khác nhau để duy trì ổn định cảnh quan, đồng bộ phục vụ nhân dân, trong đó, có 13 công viên và 32 vườn hoa.

Đối với công viên, vườn hoa cải tạo, nâng cấp (mức độ 1) có 3 công viên và 10 vườn hoa. Trong đó, 3 công viên (Bách Thảo, Thủ Lệ, Thống Nhất) sẽ ưu tiên thực hiện cải tạo, nâng cấp đồng bộ các khu vực chính và khu vực xuống cấp, tạo điểm nhấn kiến trúc cảnh quan theo quy hoạch chi tiết, tỷ lệ 1/500 được duyệt. 

Đồng thời, Hà Nội định hướng nghiên cứu Công viên Thống Nhất theo hướng mở, không thu vé vào cửa và có thể bỏ hàng rào để người dân dễ tiếp cận.

Theo số liệu từ Tổng cục Thống kê, dân số của Hà Nội năm 2020 là 8.246.540 người. Trong khi đó, thành phố chỉ có 63 công viên, vườn hoa, tập trung chủ yếu trên địa bàn 4 quận nội đô. Các công viên, vườn hoa hình thành đã lâu, hầu hết đã xuống cấp.

Vì sao 3 dự án công viên quy mô lớn ở Hà Nội chưa thể triển khai?

Có một nghịch lý là, trong khi người dân Thủ đô đang thiếu không gian công cộng, nơi vui chơi thì hàng trăm ha đất tại Hà Nội đã được quy hoạch làm công viên, hồ nước lại đang chậm tiến độ, bỏ hoang hoặc sử dụng sai mục đích trong nhiều thập kỷ.

Công viên Kim Quy, Công viên Hello Kitty... là loạt công viên lớn được kỳ vọng thay đổi diện mạo Thủ đô, góp phần gia tăng trải nghiệm cho du khách đến với Hà Nội. Tuy nhiên, sau nhiều năm hiện các công viên này vẫn chưa được triển khai.

Sở Quy hoạch Kiến trúc và Sở Kế hoạch và Đầu tư cho biết:  Công viên Kim Quy hiện nay không vướng gì vấn đề quy hoạch, chủ yếu là vấn đề đất đai, giải phóng mặt bằng. Công tác giải phóng mặt bằng đã bàn giao 97%. Tỷ lệ 3% diện tích giải phóng mặt bằng còn lại hiện nay huyện Đông Anh đang triển khai. Chủ đầu tư tổ chức triển khai theo quy hoạch và phần đã được thành phố điều chỉnh quy hoạch.

Chủ đầu tư cam kết sẽ cùng với chính quyền thành phố Hà Nội nhanh chóng bắt tay tháo gỡ mọi khó khăn, vướng mắc và cam kết sẽ hoàn thành đúng tiến độ trong thời gian 2 năm, kể từ khi nhận giấy phép xây dựng.

Tiếp đó, Công viên Hello Kitty đã được duyệt quy hoạch từ 2018 với tầng cao 8 tầng, mật độ xây dựng 80%. Ở đây vướng chủ yếu giải phóng mặt bằng và giao chủ đầu tư vì có một phần đất công.

Giám đốc Sở Kế hoạch đầu tư Đỗ Anh Tuấn cho hay, đối với dự án Hello Kitty, thành phố có quyết định thu hồi hơn 2.600 m2 thuộc Tổng Công ty Du lịch, giao Sở Tài nguyên Môi trường đấu giá quyền sử dụng đất. Sau khi hoàn thành thủ tục đất đai, chủ đầu tư tiếp tục điều chỉnh chủ trương đầu tư và triển khai thực hiện.

Công viên thứ 3 nằm trong danh sách các công viên chậm triển khai là Khu công viên thể thao, cây xanh quận Hà Đông. Lý do khiến dự án đến nay vẫn bị đình trệ là do không có nguồn vốn. Năm 2015, UBND TP Hà Nội quyết định thu hồi đất, giao UBND quận Hà Đông hoàn thành giải phóng mặt bằng và tổ chức quản lý, sử dụng khai thác tạm khu đất, tránh tình trạng đất bỏ hoang gây lãng phí.

Phạm Đông
TIN LIÊN QUAN

Bỏ hàng rào công viên ở Hà Nội: Lợi ích công cộng lớn hơn tiền vé vào cửa

Phạm Đông |

Nhiều ý kiến cho rằng, các công viên nên chuyển từ "đóng" sang "mở" với việc dỡ bỏ hàng rào, không thu phí vào cửa. Bởi mục đích của công viên là phục vụ nhân dân, không phải nhóm lợi ích nên cần lựa chọn giải pháp nào tốt cho dân.

Khi nào công viên Thống Nhất ở Hà Nội mới phá bỏ hàng rào, dừng thu phí?

HỮU CHÁNH - TRẦN TUẤN |

Hà Nội - Nhiều kiến trúc sư đề xuất thay đổi cách quản lý, ủng hộ chủ trương xây dựng công viên Thống Nhất ở Hà Nội theo hướng mở, không thu vé,... 

Hàng rào “nhốt” công viên ở Hà Nội: Không gian công cộng đang bị cô lập

Phạm Đông |

Nhiều Công viên lớn ở Hà Nội đang bị “nhốt” trong hàng rào và bị thu phí vào cửa khiến không gian công cộng quan trọng này bị cô lập, người dân khó tiếp cận, hưởng thụ.

Nghịch lý thu phí "quần dài", miễn phí "quần đùi" ở công viên Thống Nhất

HỮU CHÁNH - TRẦN TUẤN |

Hà Nội - Hầu hết người đi tập thể dục, mặc quần áo thể thao không phải trả tiền vào công viên Thống Nhất. Trong khi những người ăn mặc chỉn chu đều phải trả tiền vào cửa. Nghịch lý này cho thấy, đã đến lúc các công viên ở Hà Nội nên "mở hết" để người dân dễ dàng tiếp cận, hưởng thụ không gian công cộng, thay vì quây tường bao và thu tiền vé như hàng chục năm nay.

Hà Nội: Công viên Đống Đa hơn 20 năm chậm triển khai do giải phóng mặt bằng

Phạm Đông |

Hà Nội - Theo Giám đốc Sở Quy hoạch và Kiến trúc Nguyễn Trúc Anh, dự án Công viên Văn hóa Thể thao quận Đống Đa đã có khoảng 20 năm nhưng chưa triển khai, về bản chất có thể thấy khó khăn vướng mắc lớn nhất là công tác giải phóng mặt bằng.

Điều gì khiến lăng mộ Nefetari được mệnh danh là ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập

Yến Nhi |

Được mệnh danh là "ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập", lăng mộ cổ của nữ hoàng Nefetari không chỉ có kiến trúc xa hoa mà còn chứa đựng một câu chuyện hấp dẫn.

Tiền vệ Hùng Dũng: Tôi buồn vì không thể tặng quà thầy Park Hang-seo

AN NGUYÊN |

Tiền vệ Hùng Dũng và các đồng đội tuyển Việt Nam bày tỏ sự tiếc nuối khi không thể mang về món quà ý ở giải đấu cuối cùng của huấn luyện viên Park Hang-seo.

Bắt tạm giam 2 nữ phó giám đốc Bệnh viện TP Thủ Đức

Việt Dũng |

Mở rộng điều tra vụ án sai phạm về đấu thầu xảy ra tại Bệnh viện TP Thủ Đức (TPHCM), Cơ quan Cảnh sát điều tra đã bắt tạm giam 2 phó giám đốc đơn vị này.

Bỏ hàng rào công viên ở Hà Nội: Lợi ích công cộng lớn hơn tiền vé vào cửa

Phạm Đông |

Nhiều ý kiến cho rằng, các công viên nên chuyển từ "đóng" sang "mở" với việc dỡ bỏ hàng rào, không thu phí vào cửa. Bởi mục đích của công viên là phục vụ nhân dân, không phải nhóm lợi ích nên cần lựa chọn giải pháp nào tốt cho dân.

Khi nào công viên Thống Nhất ở Hà Nội mới phá bỏ hàng rào, dừng thu phí?

HỮU CHÁNH - TRẦN TUẤN |

Hà Nội - Nhiều kiến trúc sư đề xuất thay đổi cách quản lý, ủng hộ chủ trương xây dựng công viên Thống Nhất ở Hà Nội theo hướng mở, không thu vé,... 

Hàng rào “nhốt” công viên ở Hà Nội: Không gian công cộng đang bị cô lập

Phạm Đông |

Nhiều Công viên lớn ở Hà Nội đang bị “nhốt” trong hàng rào và bị thu phí vào cửa khiến không gian công cộng quan trọng này bị cô lập, người dân khó tiếp cận, hưởng thụ.

Nghịch lý thu phí "quần dài", miễn phí "quần đùi" ở công viên Thống Nhất

HỮU CHÁNH - TRẦN TUẤN |

Hà Nội - Hầu hết người đi tập thể dục, mặc quần áo thể thao không phải trả tiền vào công viên Thống Nhất. Trong khi những người ăn mặc chỉn chu đều phải trả tiền vào cửa. Nghịch lý này cho thấy, đã đến lúc các công viên ở Hà Nội nên "mở hết" để người dân dễ dàng tiếp cận, hưởng thụ không gian công cộng, thay vì quây tường bao và thu tiền vé như hàng chục năm nay.

Hà Nội: Công viên Đống Đa hơn 20 năm chậm triển khai do giải phóng mặt bằng

Phạm Đông |

Hà Nội - Theo Giám đốc Sở Quy hoạch và Kiến trúc Nguyễn Trúc Anh, dự án Công viên Văn hóa Thể thao quận Đống Đa đã có khoảng 20 năm nhưng chưa triển khai, về bản chất có thể thấy khó khăn vướng mắc lớn nhất là công tác giải phóng mặt bằng.