Hà Nội: Nhà xuống cấp nhưng không được sửa, xây mới vì phải chờ quy hoạch

Phạm Đông - Lan Nhi |

Đã nhiều năm nay, dọc theo tuyến đê trên địa bàn xã Hồng Vân (huyện Thường Tín, TP. Hà Nội), hàng chục mái nhà của các hộ dân tuy đã xuống cấp nghiêm trọng nhưng cũng không thể sửa chữa, xây mới vì phải chờ quy hoạch.

Đất rộng, dù muốn tách khẩu cho con cái ra ở riêng nhưng cũng không thể thực hiện được. Nhà cửa xuống cấp, gia đình có ý định dỡ bỏ để xây mới, có nơi nương náu khi mùa mưa bão đang cận kề nhưng cũng đành chịu... Đó là tình cảnh của nhiều hộ dân đang sinh sống dọc theo tuyến đê tại xã Hồng Vân (huyện Thường Tín, TP. Hà Nội).

Được biết, mặc dù đất đai đã được cấp phép sổ đỏ, thuộc phần đất hợp pháp nhưng khi có nhu cầu xây dựng nhà cửa, xây dựng công trình phụ để ổn định cuộc sống, người dân ở đây gặp nhiều bất cập.

Nhiều năm nay, các hộ dân trên địa bàn xã Hồng Vân đều mong muốn cơ quan chức năng, có thẩm quyền điều chỉnh lại hành lang thoát lũ và diện tích đất canh tác. Trong khi đó, các đập chứa nước hiện tại cơ bản đã đáp ứng được việc ngăn lũ và gần 20 năm nay ở đây không xảy ra lũ lớn và tình trạng ngập lụt.

Phần diện tích nhà dân, nhà xưởng nằm trên đê thoát lũ. Ảnh: Lan Nhi
Phần diện tích nhà dân, nhà xưởng nằm trên đê thoát lũ. Ảnh: Lan Nhi

Ông Nguyễn Xuân Tuấn (sinh năm 1971, Trưởng thôn Vân La) cho biết, việc thực hiện, áp dụng quy định hành lang thoát lũ cũ cũng phần nào làm co hẹp đời sống của nhân dân. Nhiều lần, trong các cuộc họp, tiếp xúc cử tri với lãnh đạo Thành phố, các hộ dân tại đây cũng đã kiến nghị, mong muốn chính quyền các cấp xem xét và sửa đổi luật và các vấn đề liên quan đến hành lang thoát lũ.

"Do đã có đập thuỷ điện sông Đà nên nhiều năm qua, phía hạ lưu tại xã Hồng Vân không xảy ra tình trạng ngập úng, lũ lụt” - ông Tuấn cho hay.

Còn ông Chu Đức Thực (sinh năm 1963, thôn Xâm Xuyên, xã Hồng Vân) chia sẻ, hiện tại quy hoạch phòng chống lũ của từng tuyến sông có đê trên địa bàn Thành phố chưa được phê duyệt. Trong khi đó, thửa đất của gia đình ông có diện tích sử dụng riêng là 500m2 và đã được UBND huyện Thường Tín cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.

Do đó, gia đình ông Thực rất mong có thể thỏa thuận, sửa chữa và cải tạo nhà ở trên diện tích đất hiện có, không mở rộng diện tích mặt bằng để đảm bảo an toàn. Trong trường hợp khi xảy ra lũ lớn và thửa đất không phù hợp với quy hoạch thì gia đình sẵn sàng di dời khi Thành phố triển khai thực hiện các dự án về đê điều, phòng chống lụt bão.

Nói về vấn đề này, ông Mai Văn Ngần - Phó Chủ tịch xã Hồng Vân cho biết: “Hiện tại trên địa bàn xã có đến 35 trường hợp vi phạm, cải tạo và xây dựng nhà ở, nhà xưởng trên hành lang thoát lũ. Cũng rất khó cho cơ quan chính quyền khi xử lý vi phạm vì phần lớn các hộ dân đều có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo nhu cầu. Tuy nhiên theo quy định về luật đê điều lại không phải như vậy".

Ông Mai Văn Ngần - Phó Chủ tịch xã Hồng Vân trao đổi với Lao Động. Ảnh: Lan Nhi
Ông Mai Văn Ngần - Phó Chủ tịch xã Hồng Vân trao đổi với Lao Động. Ảnh: Lan Nhi

Ông Ngần cho biết, dù được cấp quyền sử dụng đất ở, nhưng phần đất này nằm trên trên bãi sông, hành lang đê nên không được phép cải tạo, xây mới.

Theo ông Ngần, đây là vấn đề rất phức tạp đã diễn ra tại địa phương trong nhiều năm nay.

"Rất mong các cơ quan chức năng xem xét, nhanh chóng quy hoạch để xác định nếu vị trí nào mà không được phép xây dựng, cản trở dòng chảy trong mùa bão lũ thì nên thu hồi. Đồng thời, nếu vị trí thuộc vùng nguy hiểm đến hành lang thoát lũ, đê điều thì nên di dời người dân đi vị trí khác để họ có thể tự do xây dựng theo nhu cầu.

Đối với những công trình hiện đang vi phạm trên đê điều, nằm trên diện tích đất hợp pháp thì Nhà nước cũng nên có cơ chế, chính sách xử lý sao cho hợp tình, hợp lý" - ông Ngần kiến nghị.

Phạm Đông - Lan Nhi
TIN LIÊN QUAN

Hà Nội: Kiến nghị di dời hơn 300 hộ dân, cắm mốc giới hành lang đê sông Đáy

Phạm Đông |

Người dân phường Đồng Mai kiến nghị cơ quan chức năng sớm thực hiện cắm mốc giới hành lang thoát lũ sông Đáy và thực hiện di dời hơn 300 hộ dân để sớm ổn định cuộc sống.

Đường gom Pháp Vân - Cầu Giẽ chậm thi công gây ảnh hưởng đến người dân

Phạm Đông |

Đường gom dân sinh cao tốc Pháp Vân - Cầu Giẽ đoạn qua xã Nam Phong, huyện Phú Xuyên, TP Hà Nội đang bị “bỏ quên”, khiến cuộc sống của người dân xung quanh ảnh hưởng.

10 năm, mới di dời được 1 trường đại học

Văn Nguyễn |

Chủ trương di dời các trường đại học, cao đẳng và dạy nghề ra khỏi phạm vi trung tâm thành phố Hà Nội có từ giữa năm 2008 và được coi là một giải pháp quan trọng nhằm từng bước khắc phục tình trạng ùn tắc giao thông trong khu vực nội thành. Tuy nhiên cho đến thời điểm hiện nay, mới có vỏn vẹn một cơ sở giáo dục thực hiện di chuyển tới địa điểm mới.

Tăng cường củng cố tin cậy chính trị Việt Nam - Hàn Quốc

Thanh Hà |

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ và Chủ tịch Quốc hội Hàn Quốc Kim Jin-pyo nhất trí tiếp tục tăng cường củng cố tin cậy chính trị.

Tướng hàng đầu Mỹ thị sát quân đội Ukraina

Ngọc Vân |

Tướng Mỹ Mark Milley đến Đức để giám sát chương trình huấn luyện binh sĩ Ukraina của Lầu Năm Góc.

Hà Nội ngày cận Tết, ra khỏi nhà là gặp... tắc đường

Tô Thế |

Hà Nội - Cũng như mọi năm vào dịp cận Tết Nguyên đán, các tuyến đường ở Hà Nội luôn có mật độ phương tiện lưu thông rất cao. Nhiều tuyến phố ùn tắc bất kể ngày đêm.

Hà Nội phân luồng ra vào nội đô theo 6 hướng để giảm ùn tắc dịp Tết

PHẠM ĐÔNG |

Sở Giao thông Vận tải Hà Nội tổ chức phân luồng cho phương tiện ra vào nội đô theo 6 hướng để giảm ùn tắc trong dịp Tết Nguyên đán Quý Mão 2023.

Khu nghỉ dưỡng ẩn mình giữa rừng thông tuyệt đẹp ở Mộc Châu

Chí Long |

Nằm ngay trung tâm khu du lịch quốc gia Mộc Châu, Phoenix Mộc Châu Resort được bao phủ bởi rừng thông hàng trăm năm tuổi, với không khí trong lành, mát mẻ tựa như Đà Lạt thu nhỏ giữa núi rừng Tây Bắc.

Hà Nội: Kiến nghị di dời hơn 300 hộ dân, cắm mốc giới hành lang đê sông Đáy

Phạm Đông |

Người dân phường Đồng Mai kiến nghị cơ quan chức năng sớm thực hiện cắm mốc giới hành lang thoát lũ sông Đáy và thực hiện di dời hơn 300 hộ dân để sớm ổn định cuộc sống.

Đường gom Pháp Vân - Cầu Giẽ chậm thi công gây ảnh hưởng đến người dân

Phạm Đông |

Đường gom dân sinh cao tốc Pháp Vân - Cầu Giẽ đoạn qua xã Nam Phong, huyện Phú Xuyên, TP Hà Nội đang bị “bỏ quên”, khiến cuộc sống của người dân xung quanh ảnh hưởng.

10 năm, mới di dời được 1 trường đại học

Văn Nguyễn |

Chủ trương di dời các trường đại học, cao đẳng và dạy nghề ra khỏi phạm vi trung tâm thành phố Hà Nội có từ giữa năm 2008 và được coi là một giải pháp quan trọng nhằm từng bước khắc phục tình trạng ùn tắc giao thông trong khu vực nội thành. Tuy nhiên cho đến thời điểm hiện nay, mới có vỏn vẹn một cơ sở giáo dục thực hiện di chuyển tới địa điểm mới.