Hà Nội: Nhà ở riêng lẻ phải bố trí tối thiểu 1 lối ra khẩn cấp để thoát nạn

Phạm Đông |

Hà Nội - UBND thành phố vừa có quy định về an toàn phòng cháy và chữa cháy đối với nhà ở riêng lẻ và nhà ở kết hợp sản xuất, kinh doanh.

Theo đó, UBND thành phố Hà Nội vừa ban hành Quyết định số 32/2021/QĐ-UBND, Quy định về an toàn phòng cháy và chữa cháy đối với nhà ở riêng lẻ và nhà ở kết hợp sản xuất, kinh doanh trên địa bàn thành phố Hà Nội.

Ban hành kèm theo Quyết định là Quy định về an toàn phòng cháy và chữa cháy đối với nhà ở riêng lẻ và nhà ở kết hợp sản xuất, kinh doanh trên địa bàn thành phố Hà Nội.

Cụ thể, quy định trách nhiệm của chủ hộ gia đình, chủ hộ kinh doanh, cá nhân; điều kiện an toàn về phòng cháy và chữa cháy đối với nhà ở riêng lẻ, nhà ở kết hợp sản xuất, kinh doanh trên địa bàn thành phố Hà Nội.

Quy định này áp dụng đối với cơ quan, tổ chức, hộ gia đình, hộ sản xuất, kinh doanh và các cá nhân trên địa bàn thành phố Hà Nội có liên quan đến công tác phòng cháy và chữa cháy đối với nhà ở riêng lẻ, nhà ở kết hợp sản xuất, kinh doanh trên địa bàn.

Với nhà ở riêng lẻ, theo quy định, chủ hộ gia đình phải đảm bảo và duy trì điều kiện an toàn về phòng cháy và chữa cháy đối với nhà ở hộ gia đình theo quy định tại Nghị định số 136 ngày 24.11.2020 của Chính phủ.

Cụ thể, gian phòng để ở bố trí gần cầu thang, lối ra thoát nạn và ngăn cách với khu vực, gian phòng có bảo quản vật dụng, thiết bị dễ cháy, nổ và sử dụng nguồn lửa, nguồn nhiệt. Không bố trí gian phòng bảo quản, tích trữ xăng, dầu, hoá chất dễ cháy, nổ trong nhà.

Với nhà có tầng hầm, tầng bán hầm, phải có giải pháp ngăn cháy, ngăn khói lan lên tầng trên qua cầu thang bộ, giếng thang máy, trục kỹ thuật của nhà.

Theo quy định, nhà ở riêng lẻ phải có 1 lối ra thoát nạn, phải bố trí tối thiểu 1 lối ra khẩn cấp (qua ban công, lô gia, cửa sổ có mặt ngoài thông thoáng, lối lên mái nhà hoặc lối xuống bằng thang sắt, ống tụt, thang dây ngoài nhà) để thoát nạn khi cần thiết. Trường hợp lối thoát qua lồng sắt, lưới sắt, phải có ô cửa có kích thước tối thiểu 0,6 x 0,8m để cho người di chuyển thuận lợi.

Lối ra tại tầng 1 phải thoát trực tiếp ra ngoài; trường hợp thoát qua gian phòng khác, phải duy trì chiều rộng lối đi và khoảng cách an toàn đến các vật dụng, thiết bị dễ cháy, nổ, nguồn lửa, nguồn nhiệt. Không bảo quản vật dụng, thiết bị dễ cháy, nổ, sử dụng nguồn lửa, nguồn nhiệt trong gầm cầu thang, buồng thang bộ, trên hoặc liền kề với đường, lối thoát nạn.

Cửa đi trên lối thoát nạn tại tầng 1 phải sử dụng cửa bản lề; trường hợp sử dụng cửa cuốn, cửa trượt thì phải duy trì chế độ thường mở của các cửa này trong thời gian có người trong nhà, trong gian phòng; cửa cuốn phải có bộ lưu điện và bộ tời bằng tay để mở khi mất điện hoặc hỏng động cơ.

Nhà ở riêng lẻ có thể trang bị bổ sung hệ thống, thiết bị báo cháy tự động, hệ thống chữa cháy bằng nước, mặt nạ phòng độc, thang dây, ống tụt cứu người để tăng cường giải pháp an toàn cho ngôi nhà. Biển quảng cáo lắp đặt bên ngoài nhà phải bảo đảm yêu cầu về an toàn phòng cháy và chữa cháy, không cản trở đường loát nạn, lối ra thoát nạn và lối ra khẩn cấp của nhà.

Quyết định và quy định này có hiệu lực từ ngày 10.1.2022.

Phạm Đông
TIN LIÊN QUAN

Hà Nội bắn pháo hoa tại 1 điểm đêm Giao thừa Tết Nguyên đán 2022

Phạm Đông |

Hà Nội - Đêm giao thừa Tết Nguyên đán Nhâm Dần 2022, thành phố Hà Nội tổ chức 1 điểm bắn, 1 trận địa bắn pháo hoa tầm cao kết hợp tầm thấp tại đảo Dừa, Công viên Thống Nhất (phường Lê Đại Hành, quận Hai Bà Trưng).

Hà Nội: Thêm 2 quận, huyện "nguy cơ cao" dừng bán hàng ăn uống tại chỗ

Phạm Đông |

Hà Nội - Toàn bộ 10 quận/huyện "nguy cơ cao" trên địa bàn thành phố đều đã siết chặt phòng chống dịch COVID-19, yêu cầu dừng bán hàng ăn uống tại chỗ, đóng cửa trước 21h hàng ngày.

Hà Nội: Huyện Gia Lâm dừng dịch vụ bán hàng ăn uống tại chỗ

Phạm Đông |

Hà Nội - Sau khi xác định dịch ở cấp độ 3 (màu cam - nguy cơ cao), huyện Gia Lâm đã điều chỉnh biện pháp chống dịch, dừng ăn uống tại chỗ.

Cổ động viên Thái Lan đặt dép giữ chỗ mua vé xem chung kết AFF Cup 2022

Thanh Vũ (từ Bangkok) |

Người hâm mộ bóng đá Thái Lan bày tỏ sự thất vọng khi không thể mua được vé xem đội nhà đá chung kết lượt về AFF Cup 2022.

Ông Lê Tiến Châu làm Bí thư Thành ủy Hải Phòng

Mai Chi |

Ông Lê Tiến Châu, Phó Chủ tịch, Tổng thư ký Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, được Bộ Chính trị phân công làm Bí thư Thành ủy Hải Phòng, nhiệm kỳ 2020 - 2025.

Hiệp định Paris là đỉnh cao thắng lợi của ngoại giao Việt Nam

Thanh Hà |

Hiệp định Paris là đỉnh cao thắng lợi của nền ngoại giao Việt Nam trong 30 năm chiến tranh giải phóng dân tộc, là minh chứng hùng hồn cho việc vận dụng nhuần nhuyễn phương châm "dĩ bất biến ứng vạn biến" của Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Người nhà bệnh nhân mong chờ đón Tết ở bệnh viện không còn lạnh lẽo

MINH HÀ - HẢI DANH |

Hàng trăm người nhà bệnh nhân tại Bệnh viện Bạch Mai, Bệnh viện Việt Đức vẫn phải chịu cảnh màn trời chiếu đất khi bệnh viện không có chỗ lưu trú. Vào thời điểm cận Tết, họ cảm thấy chạnh lòng, lo lắng phải đón Tết ở bệnh viện trong cảnh thiếu thốn, lạnh lẽo.

Xe khách đâm nhau trên đường dẫn cao tốc Đà Nẵng- Quảng Ngãi, 27 người thương vong

VIÊN NGUYỄN |

Quảng Ngãi - Một vụ tai nạn giao thông (TNGT) xảy ra trên đường dẫn cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi giữa 2 xe khách khiến 1 người chết, 26 người bị thương.

Hà Nội bắn pháo hoa tại 1 điểm đêm Giao thừa Tết Nguyên đán 2022

Phạm Đông |

Hà Nội - Đêm giao thừa Tết Nguyên đán Nhâm Dần 2022, thành phố Hà Nội tổ chức 1 điểm bắn, 1 trận địa bắn pháo hoa tầm cao kết hợp tầm thấp tại đảo Dừa, Công viên Thống Nhất (phường Lê Đại Hành, quận Hai Bà Trưng).

Hà Nội: Thêm 2 quận, huyện "nguy cơ cao" dừng bán hàng ăn uống tại chỗ

Phạm Đông |

Hà Nội - Toàn bộ 10 quận/huyện "nguy cơ cao" trên địa bàn thành phố đều đã siết chặt phòng chống dịch COVID-19, yêu cầu dừng bán hàng ăn uống tại chỗ, đóng cửa trước 21h hàng ngày.

Hà Nội: Huyện Gia Lâm dừng dịch vụ bán hàng ăn uống tại chỗ

Phạm Đông |

Hà Nội - Sau khi xác định dịch ở cấp độ 3 (màu cam - nguy cơ cao), huyện Gia Lâm đã điều chỉnh biện pháp chống dịch, dừng ăn uống tại chỗ.