Hà Nội: Kiến nghị di dời hơn 300 hộ dân, cắm mốc giới hành lang đê sông Đáy

Phạm Đông |

Người dân phường Đồng Mai kiến nghị cơ quan chức năng sớm thực hiện cắm mốc giới hành lang thoát lũ sông Đáy và thực hiện di dời hơn 300 hộ dân để sớm ổn định cuộc sống.

Theo phản ánh của người dân phường Đồng Mai (quận Hà Đông, Hà Nội) hiện nay, hơn 300 hộ dân phường nằm trong hành lang thoát lũ sông Đáy, nên việc cấp phép xây dựng rất khó khăn.

Nói về vấn đề này, ông Nguyễn Văn Đức (trú tại tổ 18, phường Đồng Mai) cho biết: “Hiện tại đã có một số nơi được các đơn vị chức năng cắm mốc giới hành lang thoát lũ từ lâu. Khi nào nhà nước yêu cầu di dời thì chúng tôi sẽ chấp hành ngay”.

Ông Nguyễn Văn Đức (tổ 18, phường Đồng Mai) nói về việc cắm mốc giới hành lang đê sông Đáy. Ảnh: Phạm Đông
Ông Nguyễn Văn Đức nói về việc cắm mốc giới hành lang đê sông Đáy. Ảnh: Phạm Đông

Theo ông Đức, việc đẩy nhanh tiến độ cắm mốc giới hành lang đê sông Đáy là điều rất cần thiết. Đây là một trong những giải pháp đột phá, giúp tháo gỡ “nút thắt” trong quản lý, sử dụng đất bãi ven sông Đáy. Ông Đức và những hộ dân khác biết được quy định những địa phương có địa giới hành chính nằm hoàn toàn ngoài bãi sông đều phải di dời. Tuy nhiên, do khó khăn về kinh phí và chưa có đất tái định cư nên chưa thể di dời.

Do đó, ông Đức rất mong muốn và kiến nghị Nhà nước thực hiện cắm mốc giới hành lang thoát lũ và sớm thực hiện di dời các hộ dân đang sinh sống trong khu vực này ra khu vực khác để bảo đảm ổn định cuộc sống.

Nhớ lại trận lũ lụt lịch sử năm 1971, bà Đàm Thị Vân (trú tại tổ 5, phường Đồng Mai) cho biết, khi đó bà còn rất nhỏ nhưng vẫn nhớ như in cảnh tượng ngập lụt khắp đê sông Đáy. Gia đình bà cũng có người thân mất trắng nhà cửa vào năm lũ lụt khủng khiếp đó. Vì vậy, bà Vân rất ủng hộ việc cắm mốc giới hàng lang và thực hiện di dời.

Bà Đàm Thị Vân (tổ 5) có người thân đã từng gặp cảnh mất trắng vào trận lũ lụt năm 1971
Bà Đàm Thị Vân (tổ 5) có người thân đã từng gặp cảnh mất trắng vào trận lũ lụt năm 1971. Ảnh: Phạm Đông

Bà Vân cho rằng, đê sông Đáy là một công trình đê điều quan trọng của Thành phố Hà Nội. Công trình này không chỉ bảo vệ cuộc sống của hơn 300 hộ dân phường Đồng Mai, quận Hà Đông mà còn bảo vệ cuộc sống của người dân toàn Thủ đô. Do đó, việc thực hiện cắm mốc giới hành lang thoát lũ, di dời các hộ dân trong khu vực này là điều cần sớm thực hiện.

Cũng theo chia sẻ của người dân, ngoài những mốc đã cắm tại vị trí cũ thì phường Đồng Mai cũng có hệ thống kênh rạch thoát lũ. Từ năm 1971 đến nay chưa xảy ra bất kỳ một trận lũ lụt nào. Tuy nhiên, vào mùa mưa hoa màu của những hộ dân ven sông Đáy cũng bị ảnh hưởng nên chính quyền địa phương cũng cần xem xét, nâng cấp và cải tạo hệ thống kênh rạch, đê điều.

Cây cầu dân sinh nối liền các tổ dân phố của phường Đồng Mai.
Cây cầu dân sinh nối liền các tổ dân phố của phường Đồng Mai.
Theo người dân địa phương, khu vực này đã từng ngập úng trắng xóa vào trận lũ lịch sử năm 1971.
Theo người dân địa phương, khu vực này đã từng ngập úng trắng xóa vào trận lũ lịch sử năm 1971. Ảnh: Phạm Đông

Ông Trần Đình Quang (trú tại tổ 7, phường Đồng Mai) chia sẻ: “Mấy chục năm gần đây không xảy ra hiện tượng ngập lụt nhưng không ai chắc chắn rằng nó không xảy ra. Hồi nhỏ, tôi đã từng chứng kiến nước sông ngập trắng cả đê. Nhưng hồi đó chưa có nhiều hộ dân như bây giờ, đa số chỉ là hoa màu. Nếu phải di dời chúng tôi cũng sẽ ủng hộ thôi”.

Bởi theo ông Quang, nếu không sớm thực hiện cắm mốc giới hành lang thoát lũ, di dời các hộ dân trong vùng ảnh hưởng thì việc cấp phép xây dựng rất khó khăn. Điều này không chỉ kìm hãm sự phát triển kinh tế - xã hội mà còn gây ra những khó khăn khác trong nhân dân.

Ông Trần Đình Quang thông tin với phóng viên. Ảnh: Phạm Đông
Ông Trần Đình Quang thông tin với phóng viên. Ảnh: Phạm Đông

Về vấn đề này, lãnh đạo quận Hà Đông cho biết, những kiến nghị này đã được cử tri nêu ra trong buổi tiếp xúc cử tri trước kỳ họp thứ 10, Quốc hội khóa XIV tại quận Hà Đông ngày 24.9. Tại buổi tiếp xúc đó, lãnh đạo quận đã tiếp thu các ý kiến cử tri nêu liên quan đến thẩm quyền, trách nhiệm của quận Hà Đông. Thời gian tới, UBND quận sẽ sớm có các giải pháp tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc của người dân.

Dòng sông Đáy yên bình nhưng cũng là mối đe dọa cho người dân mỗi mùa mưa lũ. Ảnh: Phạm Đông
Dòng sông Đáy yên bình nhưng cũng là mối đe dọa cho người dân mỗi mùa mưa lũ. Ảnh: Phạm Đông

Phát biểu tại buổi tiếp xúc cử tri ngày 24.9, Chủ tịch HĐND TP. Hà Nội Nguyễn Thị Bích Ngọc đề nghị quận Hà Đông phối hợp với các ngành giải quyết các vấn đề tồn tại về đất dịch vụ, đẩy nhanh dự án làng nghề Vạn Phúc, cắm mốc giới hành lang đê sông Đáy. Bên cạnh đó, quận cũng đẩy mạnh các giải pháp phòng, chống dịch trong tình hình mới; đẩy mạnh thi đua lao động sản xuất, thực hiện thu ngân sách theo kế hoạch và bảo đảm tốt công tác an sinh xã hội trên địa bàn…

Phạm Đông
TIN LIÊN QUAN

Sắp vào cao điểm mùa bão lũ, hệ thống đê điều ở Hà Nội hiện ra sao?

Thảo Anh - Hà Sơn |

Gần đây, tại Hà Nội đã xuất hiện sạt lở một vài công trình đê như đê Hữu Đáy (Mỹ Đức) và đê Hữu Hồng (Ba Vì). Sắp vào cao điểm mùa bão, việc cải tạo hệ thống đê điều phòng lũ tại Hà Nội liệu có đáp ứng được sự biến đổi cực đoan của khí hậu?

Ô nhiễm vô địch: sông Nhuệ, sông Đáy độc đến độ không thể tưới rau

Anh Đào |

Dư luận từng nổi sóng trước câu chuyện “tưới rau muống bằng nhớt thải”, trong khi không hề biết rằng rau mà tưới bằng nước sông Nhuệ, sông Đáy, còn độc hơn rất nhiều.

Gian nan cuộc chiến chống “cát tặc” trên sông Đáy

NGUYỄN TRƯỜNG |

Thời gian qua, trên địa bàn tỉnh Ninh Bình thường xuyên xảy ra tình trạng khai thác cát trái phép trên tuyến sông Đáy. Khi lực lượng chức năng tiến hành xử lý thì đã gặp không ít khó khăn, thậm chí còn bị các đối tượng khai thác cát trái phép chống đối, hành hung.

Đào, quất mini hút khách dịp Tết Nguyên đán, tiểu thương thu bạc triệu mỗi ngày

Anh Tuấn |

Tết Nguyên đán đang cận kề, thời điểm này tại chợ hoa Quảng An, Lạc Long Quân (Tây Hồ, Hà Nội), chợ hoa Hàng Lược (quận Hoàn Kiếm) đã bày bán những cành đào Nhật Tân phục vụ nhu cầu của người dân thủ đô. Đặc biệt, những cành đào mini, giá từ 50.000 đồng - 150.000 đồng được nhiều người lựa chọn.

Dự báo diễn biến không khí lạnh mạnh giáp Tết Nguyên đán 2023

AN AN |

Cơ quan khí tượng nhận định không khí lạnh sẽ tác động mạnh hết ngày mai 17.1.2023 (tức ngày 26 Tết Nguyên đán).

Nguyễn Thái Luyện kháng cáo sau khi bị tuyên án chung thân

Anh Tú |

TPHCM - Sau khi bị TAND TPHCM tuyên án chung thân về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản, bị cáo Nguyễn Thái Luyện (Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty cổ phần Địa ốc Alibaba) vừa có đơn kháng cáo kêu oan cho rằng mình không lừa đảo chiếm đoạt tài sản và Công ty Alibaba không gian dối khi cung cấp thông tin về các thửa đất để bán cho khách hàng.

Nói về sai phạm ở Cục Đăng kiểm, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải: "Tôi cũng thấy xấu hổ"

Khánh Hoà |

Nhìn lại vụ việc liên quan tới Cục Đăng kiểm thời gian qua, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải Nguyễn Văn Thắng thừa nhận dù mới về công tác tại bộ 2 tháng nhưng bản thân ông cũng thấy xấu hổ khi biết thông tin. Tuy nhiên, ông Thắng khẳng định cán bộ hư thì phải xử lý, kể cả thay 100% nhưng vẫn phải tập trung làm tốt nhiệm vụ được giao.

Tất bật ngược xuôi giao hàng, shipper vẫn lo không có Tết

Thiện Nhân-Tùng Giang |

Nhiều shipper giao hàng chia sẻ, những ngày giáp Tết Nguyên đán dù đơn hàng tăng cao nhưng thu nhập thực tế vẫn chưa đạt như kỳ vọng.

Sắp vào cao điểm mùa bão lũ, hệ thống đê điều ở Hà Nội hiện ra sao?

Thảo Anh - Hà Sơn |

Gần đây, tại Hà Nội đã xuất hiện sạt lở một vài công trình đê như đê Hữu Đáy (Mỹ Đức) và đê Hữu Hồng (Ba Vì). Sắp vào cao điểm mùa bão, việc cải tạo hệ thống đê điều phòng lũ tại Hà Nội liệu có đáp ứng được sự biến đổi cực đoan của khí hậu?

Ô nhiễm vô địch: sông Nhuệ, sông Đáy độc đến độ không thể tưới rau

Anh Đào |

Dư luận từng nổi sóng trước câu chuyện “tưới rau muống bằng nhớt thải”, trong khi không hề biết rằng rau mà tưới bằng nước sông Nhuệ, sông Đáy, còn độc hơn rất nhiều.

Gian nan cuộc chiến chống “cát tặc” trên sông Đáy

NGUYỄN TRƯỜNG |

Thời gian qua, trên địa bàn tỉnh Ninh Bình thường xuyên xảy ra tình trạng khai thác cát trái phép trên tuyến sông Đáy. Khi lực lượng chức năng tiến hành xử lý thì đã gặp không ít khó khăn, thậm chí còn bị các đối tượng khai thác cát trái phép chống đối, hành hung.