Hà Nội hướng dẫn phòng, chống dịch COVID-19 khi học sinh trở lại trường

Phạm Đông |

Để chuẩn bị cho việc đón học sinh trở lại trường học tập, Sở Giáo dục và Đào tạo, Sở Y tế Hà Nội vừa phối hợp ban hành văn bản hướng dẫn các đơn vị công tác phòng, chống dịch COVID-19 khi học sinh trở lại trường học trong điều kiện bình thường mới.

Hướng dẫn chuẩn bị đón học sinh trở lại trường học

Văn bản hướng dẫn nêu rõ, những việc cần làm của từng bộ phận, thành viên trong nhà trường (giáo viên, học sinh, nhân viên y tế...) ở hai giai đoạn: Trước khi học sinh trở lại trường và khi học sinh đi học trở lại.

Theo đó, trước khi học sinh trở lại trường học: Nhà trường cần đảm bảo vệ sinh môi trường, khử khuẩn trường học, khử khuẩn phương tiện đưa đón học sinh (nếu có); đảm bảo cơ sở vật chất, trang thiết bị y tế trường học, mỗi học sinh phải có một cốc nước và một khăn mặt hoặc khăn lau tay riêng…; thành lập Ban chỉ đạo phòng chống dịch bệnh tại nhà trường để có phân công cụ thể trong các hoạt động chống dịch.

Đối với giáo viên, cần phối hợp với gia đình theo dõi tình hình sức khỏe học sinh thông qua các phương tiện liên lạc.

Khi học sinh trở lại trường học: Nhà trường cần bố trí người đón và giao nhận học sinh tại cổng trường; không tổ chức các hoạt động tập thể hay tham quan, dã ngoại; các lớp tổ chức chào cờ tại lớp học; bố trí giờ vào lớp, giải lao, tan học xen kẽ giữa các khối lớp.

Sau giờ học: Nhà trường lau, khử khuẩn bàn ghế, phòng học, dụng cụ học tập và khu vệ sinh, xe đưa đón học sinh (nếu có)… mỗi ngày một lần.

Hướng dẫn chuẩn bị đón học sinh trở lại trường học.
Hướng dẫn chuẩn bị đón học sinh trở lại trường học.

Trong suốt thời gian học sinh có mặt ở trường, các nhân viên y tế thường xuyên trực phòng chống dịch; Ban chỉ đạo phòng chống dịch của các nhà trường thường xuyên kiểm tra, giám sát để báo cáo lãnh đạo nhà trường kịp thời.

Ngày đầu tiên học sinh đi học trở lại, trước khi vào tiết học đầu tiên, giáo viên cần hướng dẫn học sinh những việc cần và không được làm để phòng chống dịch COVID-19.

Trước khi vào mỗi tiết học, giáo viên điểm danh và rà soát xem có học sinh nào có các dấu hiệu của COVID-19; nếu có thì phải báo ngay cho cơ quan y tế.

Khi đến trường, học sinh phải tuân thủ các quy định vệ sinh, không vứt rác bừa bãi để đảm bảo an toàn chống dịch.

Đặc biệt, đối với các cơ sở giáo dục có khu kí túc xá học sinh, không tổ chức nấu ăn trong phòng, thường xuyên vệ sinh và khử khuẩn.

Đối với các trường hợp có biểu hiện ho, sốt, khó thở tại trường học, cần tiến hành các biện pháp xử lý theo quy định của cơ quan y tế.

16 tiêu chí an toàn trường học

Ngoài các hướng dẫn trên đây, hướng dẫn liên ngành Sở Giáo dục và Đào tạo và Sở Y tế Hà Nội cũng cung cấp bộ 16 tiêu chí đánh giá trước, trong và sau khi học sinh đến trường học.

Mỗi tiêu chí đánh giá ở hai mức: Đạt và Không đạt. Số tiêu chí đạt càng nhiều thì mức độ an toàn càng cao, trường học càng an toàn và ngược lại.

Về phương pháp, đánh giá lần lượt theo từng tiêu chí. Đạt từ 12 tiêu chí trở lên, trong đó phải có các tiêu chí: Đeo khẩu trang đúng cách (tiêu chí 4); thực hiện vệ sinh khử trùng trường lớp và đồ chơi đúng cách (tiêu chí 5); 100% cán bộ giáo viên và nhân viên được tiêm đủ 2 mũi vaccine phòng chống COVID-19 (tiêu chí 11) và khử khuẩn đúng cách khu vực rửa tay, phương tiện đưa đón học sinh… (tiêu chí 12), được đánh giá đạt thì trường học mới đạt mức độ.

Trường học đạt từ 8-11 tiêu chí, trong đó các tiêu chí 4,5,8,11,12 được đánh giá đạt thì trường học mới đạt mức độ; nếu đánh giá khá thì trường học an toàn, được phép hoạt động và cho học sinh đi học trở lại nhưng phải kiểm tra định kỳ.

Đạt từ 7 tiêu chí trở xuống, trường học được đánh giá đạt mức độ thực hiện chưa tốt, trường học không an toàn và không được phép hoạt động.

Liên Sở Giáo dục và Đào tạo và Sở Y tế có trách nhiệm thành lập các đoàn kiểm tra đột xuất các cơ sở giáo dục trên thành phố.

Ban chỉ đạo phòng chống dịch COVID-19 các quận huyện, thị xã có trách nhiệm thành lập các đoàn kiểm tra liên ngành để kiểm tra công tác chống dịch, đánh giá mức độ an toàn của đơn vị giáo dục theo bộ tiêu chí.

Phạm Đông
TIN LIÊN QUAN

Hà Nội tiếp tục duy trì các phương án phòng, chống dịch ở mức cao

Phạm Đông |

Hà Nội - Bí thư Thành ủy Hà Nội Đinh Tiến Dũng cho biết, hiện nay, Hà Nội đang tiếp tục duy trì các phương án phòng, chống dịch ở mức cao để chủ động trong mọi tình huống. Tăng cường năng lực của hệ thống y tế cơ sở, tổ chức trạm y tế lưu động, bố trí cả ở các khu, cụm công nghiệp cho công tác phòng chống dịch.

Ngày 29.10, Hà Nội ghi nhận 47 ca mắc COVID-19

Lệ Hà |

Chiều 29.10, Sở Y tế Hà Nội cho biết, số ca mắc mới từ 18h ngày 28.10 đến 18h ngày 29.10 Hà Nội ghi nhận 47 ca mắc mới COVID-19 trong đó: cộng đồng (6), khu cách ly (27), khu phong tỏa (14).

Hà Nội thí điểm một số cơ chế, chính sách tài chính ngân sách đặc thù

Hạ Nguyên |

Hà Nội - UBND thành phố vừa ban hành Văn bản số 3720/UBND-KT về việc tập trung triển khai Nghị quyết số 115/2020/QH14 về thí điểm một số cơ chế, chính sách tài chính ngân sách đặc thù đối với thành phố Hà Nội.

Khởi tố cựu Cục trưởng Cục đăng kiểm Việt Nam

Việt Dũng |

Mở rộng điều tra vụ án sai phạm tại các trung tâm đăng kiểm, cơ quan Cảnh sát điều tra Công an TPHCM vừa khởi tố thêm 5 bị can khác.

Không khí lạnh suy yếu dần, Bắc Bộ nắng hanh và tăng nhiệt

AN AN |

Trung tâm Dự báo Khí tượng Thuỷ văn Quốc gia nhận định không khí lạnh tác động mạnh đến Bắc Bộ từ đêm nay đến ngày mai 18.1. Từ ngày 19.1, ngày có nắng hanh và nhiệt độ có xu hướng tăng nhẹ.

Nở rộ dịch vụ cho thuê người yêu về nhà ra mắt dịp Tết

Phùng Nhung |

Nhiều người trẻ mỗi dịp về quê ăn Tết lại bị bố mẹ thúc giục chuyện yêu đương, kết hôn, sinh con. Vì lẽ đó, họ tìm đến dịch vụ cho thuê người yêu để trấn an tâm lý gia đình.

Vì sao gốc đào Nhật Tân được chào bán với giá 200 triệu đồng?

Quỳnh Trang |

Sáng 17.1, dọc đại lộ Lê-Nin, thành phố Vinh (Nghệ An) tấp nập cảnh mua - bán hoa, cây cảnh phục vụ Tết Nguyên đán. Trong đó, thu hút nhiều người xem nhất là gian trưng bày gốc đào Nhật Tân của anh Đặng Văn Cường (36 tuổi, trú TP Vinh) bởi nơi đây trưng bày gốc cổ thụ độc đáo với thế "rồng bay".

Nhìn lại diễn biến vụ bé trai rơi xuống trụ bê tông ở Đồng Tháp

Bảo Bình - Dương Anh |

Liên quan vụ bé trai rơi xuống trụ bê tông ở Đồng Tháp, sau hơn nửa tháng tìm kiếm, lực lượng cứu hộ đã đưa được đoạn cọc thứ nhất (dài 12m) trong số 3 đoạn của cọc bêtông lên mặt đất và đang tiến hành các bước cứu hộ tiếp theo.

Hà Nội tiếp tục duy trì các phương án phòng, chống dịch ở mức cao

Phạm Đông |

Hà Nội - Bí thư Thành ủy Hà Nội Đinh Tiến Dũng cho biết, hiện nay, Hà Nội đang tiếp tục duy trì các phương án phòng, chống dịch ở mức cao để chủ động trong mọi tình huống. Tăng cường năng lực của hệ thống y tế cơ sở, tổ chức trạm y tế lưu động, bố trí cả ở các khu, cụm công nghiệp cho công tác phòng chống dịch.

Ngày 29.10, Hà Nội ghi nhận 47 ca mắc COVID-19

Lệ Hà |

Chiều 29.10, Sở Y tế Hà Nội cho biết, số ca mắc mới từ 18h ngày 28.10 đến 18h ngày 29.10 Hà Nội ghi nhận 47 ca mắc mới COVID-19 trong đó: cộng đồng (6), khu cách ly (27), khu phong tỏa (14).

Hà Nội thí điểm một số cơ chế, chính sách tài chính ngân sách đặc thù

Hạ Nguyên |

Hà Nội - UBND thành phố vừa ban hành Văn bản số 3720/UBND-KT về việc tập trung triển khai Nghị quyết số 115/2020/QH14 về thí điểm một số cơ chế, chính sách tài chính ngân sách đặc thù đối với thành phố Hà Nội.