Hà Nội giám sát, cách ly 1.629 người đến, đi qua vùng dịch

Đặng Chung - Nguyễn Hà |

Để phòng chống lây lan dịch bệnh COVID-19, Hà Nội đã tiến hành giám sát, cách ly y tế và theo dõi sức khỏe tại cộng đồng 1.629 trường hợp do có tiền sử đi từ hoặc đi qua vùng dịch.

Chiều 14.2, Hà Nội đã tổ chức họp Ban Chỉ đạo phòng chống viêm phổi cấp do chủng mới của COVID-19 gây ra.

Thông tin về tình hình dịch bệnh COVID-19, Phó Giám đốc Sở Y tế Hà Nội Hoàng Đức Hạnh cho biết, theo Hệ thống giám sát dịch bệnh của Việt Nam, tính đến 15h ngày 14.2, thế giới đã ghi nhận 64.439 trường hợp mắc bệnh viêm đường hô hấp cấp do COVID-19, trong đó có 1.383 trường hợp tử vong.

 
Tại cuộc họp Ban Chỉ đạo phòng chống viêm phổi cấp do chủng mới của COVID-19, đại diện cơ quan chức năng kiến nghị cho học sinh tiếp tục nghỉ học.

Tại Việt Nam đã ghi nhận 16 trường hợp dương tính với COVID-19 (trong đó Vĩnh Phúc có 11 người; TP.Hồ Chí Minh: 3 người; Thanh Hóa và Khánh Hòa đều có 1 ca mắc). Hiện đã có 7 trường hợp khỏi bệnh.

 
Số liệu liên quan đến việc phòng chống dịch bệnh COVID-19 tại Hà Nội. Cập nhật đến 15h ngày 14.2.

Đối với Hà Nội, tính đến chiều 14.2, chưa ghi nhận trường hợp dương tính với COVID-19. Dù vậy, Sở Y tế Hà Nội đánh giá, vùng dịch huyện Bình Xuyên (Vĩnh Phúc) giáp với huyện Mê Linh (Hà Nội), lượng người đi qua vùng dịch nhiều, không thể kiểm soát 100%, nên nguy cơ có thể lây nhiễm vẫn rất cao. Vì vậy, Hà Nội sẽ tiếp tục tăng cường các biện pháp phòng chống, thực hiện cách ly, giám sát y tế chặt chẽ.

Theo đó, Hà Nội thực hiện giám sát 61 trường hợp nghi nhiễm COVID-19 (trong đó 7 trường hợp đến từ Vũ Hán – Trung Quốc; 4 trường hợp đến từ huyện Bình Xuyên; 38 trường hợp đến từ các vùng khác của Trung Quốc; 12 trường hợp có tiếp xúc với người Trung Quốc có biểu hiện nghi mắc bệnh).

Sau khi thực hiện xét nghiệm với các trường hợp này, đã có 58 trường hợp có kết quả âm tính. Còn 3 trường hợp tiếp tục chờ kết quả và tiến hành cách ly.

Ngoài ra, Hà Nội cũng thực hiện giám sát tại cộng đồng, cách ly 1.629 trường hợp có tiền sử đi từ hoặc đi qua vùng dịch.

Để phòng chống dịch bệnh, Sở Y tế Hà Nội khuyến cáo tất cả các cơ quan công sở, xí nghiệp, trường học, khu nhà chung cư, hộ gia đình, bến xe... trên địa bàn toàn thành phố phải tiếp tục chủ động thực hiện nghiêm túc việc vệ sinh môi trường, khử khuẩn.

Ngành giáo dục phối hợp với các địa phương tổ chức tốt việc khử trùng trong trường học, vệ sinh bàn ghế, lớp học để chuẩn bị cho học sinh đi học trở lại. Các trường cũng đảm bảo các điều kiện về nước sạch, xà phòng và hướng dẫn học sinh, cha mẹ học sinh, các thầy cô giáo về cách thức phòng bệnh và ngăn ngừa lây nhiễm COVID-19.

Liên quan đến việc có cho học sinh đi học trở lại vào 17.2 tới hay không, tại cuộc họp, lãnh đạo các quận/huyện của Hà Nội cho biết, qua thăm dò ý kiến của phụ huynh, thì phần lớn cha mẹ đều có mong muốn cho con tiếp tục nghỉ học để phòng dịch.

Theo ông Chử Xuân Dũng - Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội, sau khi nắm bắt tâm tư, nguyện vọng của phụ huynh, Sở đã kiến nghị Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội tiếp tục cho học sinh nghỉ học thêm 1 tuần nữa để chờ dịch bệnh được kiểm soát.

Đặng Chung - Nguyễn Hà
TIN LIÊN QUAN

Bí người trông con, phụ huynh vẫn quyết đợi hết COVID-19 mới cho con đi học

HOÀI ANH - HỒNG CƯỜNG |

Nhiều phụ huynh chia sẻ gặp rất nhiều khó khăn trong khoảng thời gian 2 tuần vừa qua. Tuy nhiên, họ vẫn quyết định đợi đến khi dịch COVID-19 "nguội" mới cho con đi học.

26 tỉnh, thành sẽ cho học sinh đi học trở lại từ 17.2

Đặng Chung |

Tính đến trưa 14.2, trên cả nước đã có 26 địa phương quyết định sẽ cho học sinh trở lại trường từ 17.2 sau thời gian nghỉ 2 tuần để phòng dịch COVID-19.

Có nên rút ngắn thời gian nghỉ hè, tăng thời gian nghỉ phòng dịch COVID-19?

Đặng Chung |

Trong khi dịch bệnh COVID-19 vẫn đang diễn biến hết sức phức tạp, thì việc có nên cho hàng triệu học sinh trở lại trường khiến nhiều phụ huynh quan tâm. Không ít ý kiến cho rằng nên rút ngắn thời gian nghỉ hè, để học sinh tiếp tục được nghỉ học để phòng dịch.

Vì sao Đại học quốc gia Hà Nội giới hạn thi đánh giá năng lực 2 lần?

Linh Chi - Dương Anh |

Từ năm 2023, Đại học Quốc gia Hà Nội (ĐHQGHN) sẽ giới hạn mỗi thí sinh chỉ được đăng ký thi đánh giá năng lực tối đa 2 lần. Điều này được GS.TS Tiến Thảo - Giám đốc Trung tâm khảo thí ĐHQGHN lý giải là do muốn tạo công bằng cho các thí sinh.

Khán giả Việt Nam tiếc nuối chia tay huấn luyện viên Park Hang-seo

Chi Trần |

Người hâm mộ Việt Nam tiếc nuối khi phải nói lời chia tay huấn luyện viên Park Hang-seo sau hơn 5 năm gắn bó.

Tranh luận trả lương tháng 13 và thưởng Tết nguyên đán

TUỆ NHI |

Dù đã 26 tháng Chạp nhưng nhiều người vẫn chưa được nhận lương tháng thứ 13 hay tiền thưởng Tết và đùa rằng với họ niềm vui xuân vẫn chưa về.

Độc đáo hoa mai đỏ giá mềm, hút khách chơi Tết Nguyên đán

Việt Anh - Linh Trang |

Dịp Tết Nguyên Đán năm nay, cây mai đỏ xuất hiện nhiều tại các chợ hoa Hà Nội. Với mức giá khá mềm, thế cây nhỏ độc lạ, mai đỏ trở thành lựa chọn của nhiều người chơi cây cảnh Tết.

Chênh lệch sốc giữa tài sản 1% người giàu nhất thế giới và 99% còn lại

Song Minh |

1% người giàu nhất thế giới đã trở nên giàu có hơn rất nhiều, nhanh hơn rất nhiều so với 99% phần còn lại của thế giới.

Bí người trông con, phụ huynh vẫn quyết đợi hết COVID-19 mới cho con đi học

HOÀI ANH - HỒNG CƯỜNG |

Nhiều phụ huynh chia sẻ gặp rất nhiều khó khăn trong khoảng thời gian 2 tuần vừa qua. Tuy nhiên, họ vẫn quyết định đợi đến khi dịch COVID-19 "nguội" mới cho con đi học.

26 tỉnh, thành sẽ cho học sinh đi học trở lại từ 17.2

Đặng Chung |

Tính đến trưa 14.2, trên cả nước đã có 26 địa phương quyết định sẽ cho học sinh trở lại trường từ 17.2 sau thời gian nghỉ 2 tuần để phòng dịch COVID-19.

Có nên rút ngắn thời gian nghỉ hè, tăng thời gian nghỉ phòng dịch COVID-19?

Đặng Chung |

Trong khi dịch bệnh COVID-19 vẫn đang diễn biến hết sức phức tạp, thì việc có nên cho hàng triệu học sinh trở lại trường khiến nhiều phụ huynh quan tâm. Không ít ý kiến cho rằng nên rút ngắn thời gian nghỉ hè, để học sinh tiếp tục được nghỉ học để phòng dịch.