Hà Nội duy trì 23 chốt kiểm soát sau 21.9: Ra vào thành phố cần giấy tờ gì?

Việt Dũng - Phạm Đông |

Trong thời gian tới, Hà Nội vẫn thực hiện nghiêm quy trình kiểm tra, kiểm soát người và phương tiện tham gia giao thông tại các chốt ra, vào cửa ngõ Thủ đô để đảm bảo quy định phòng chống dịch. Trong đó, thành phố sẽ tạo điều kiện tối đa, đảm bảo hoạt động phục hồi kinh doanh, đời sống nhân dân.

Tạo điều kiện cho người lao động trở lại làm việc

Trải qua 4 lần giãn cách cùng với việc đẩy mạnh xét nghiệm diện rộng và tăng cường bao phủ tiêm vaccine cho người dân, Hà Nội đã cơ bản kiểm soát được dịch COVID-19. Từ nay đến ngày 21.9, Hà Nội sẽ xem xét, đánh giá tổng thể về tình hình dịch bệnh, xác định cụ thể các điểm cách ly, phong tỏa để chỉ đạo tiếp tục nới lỏng một số hoạt động, dịch vụ.

Trao đổi với Lao Động, ông Vũ Văn Viện - Giám đốc Sở Giao thông vận tải Hà Nội cho biết, hiện tại Hà Nội đang có những điều chỉnh trong biện pháp phòng, chống dịch COVID-19 theo hướng linh hoạt, kịp thời, phù hợp với tình hình thực tiễn. Tại các chốt cửa ngõ Thủ đô, Sở Giao thông Vận tải đã chỉ đạo lực lượng thanh tra kiểm tra kỹ lưỡng. Khi quét mã, các phương tiện và người lái nếu giấy tờ hợp lệ sẽ được qua chốt ngay; nếu giấy tờ không đúng quy định thì kiên quyết yêu cầu quay đầu.

 
Lực lượng thanh tra giao thông kiểm soát người đi đường.

Ông Viện cũng cho biết, nếu sau ngày 21.9, Hà Nội nới lỏng một số hoạt động, dịch vụ thì đơn vị cũng tập trung xây dựng phương án để mở lại các loại hình vận tải hành khách công cộng và liên tỉnh theo từng giai đoạn, phù hợp với các quy định về kiểm soát dịch bệnh. Thành phố sẽ tạo điều kiện cho người lao động trở lại thành phố làm việc trên cơ sở tuân thủ các quy định phòng chống dịch. 

Trong đó, người ở tỉnh, thành khác vào Hà Nội làm việc, lao động trong các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp được phép hoạt động cần có giấy xác nhận của cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp. Bên cạnh giấy tờ theo quy định, người dân cần có kết quả xét nghiệm âm tính bằng PCR (có giá trị trong vòng 3 ngày).

Sở Giao thông vận tải Hà Nội cũng đang xây dựng bộ tiêu chí an toàn phòng, chống dịch COVID-19 trong hoạt động vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt, sau khi thành phố nới lỏng giãn cách từ ngày 21.9 tới đây. Việc này cũng góp phần giúp cho người lao động tại các xí nghiệp xe buýt được quay trở lại làm việc, ổn định cuộc sống.

Duy trì 23 chốt kiểm soát

Theo một cán bộ Phòng Cảnh sát giao thông Hà Nội, ngày đầu tuần làm việc hôm nay (20.9), lực lượng cảnh sát giao thông được tăng cường để điều tiết, tránh ùn ứ của các phương tiện đi lại trong các giờ cao điểm.

Sau ngày 21.9, khi UBND Thành phố Hà Nội có văn bản chỉ đạo mới, Phòng Cảnh sát giao thông và các lực lượng công an sẽ thực hiện và có công tác kiểm soát giao thông mới. Lực lượng chức năng vẫn tiếp tục thực hiện theo văn bản chỉ đạo của thành phố.

Hiện tại 23 chốt kiểm soát phòng chống dịch COVID-19 ở cửa ngõ Thủ đô vẫn được duy trì. Ngoài ra còn có 12 tổ Cơ động mạnh tăng cường công tác kiểm tra, xử lý nghiêm, triệt để các hành vi vi phạm về phòng, chống dịch bệnh COVID-19 và các vi phạm pháp luật khác

Hà Nội xây dựng phương án nới lỏng từng bước đi kèm kiểm soát chặt chẽ phòng, chống dịch.
Hà Nội xây dựng phương án nới lỏng từng bước đi kèm kiểm soát chặt chẽ phòng, chống dịch.

Tại các chốt kiểm soát cửa ngõ này, lực lượng chức năng vẫn đang áp dụng kiểm soát người ra/vào thành phố theo văn bản số 2434 của UBND thành phố Hà Nội. Người ra và vào Hà Nội đều phải có giấy tờ tùy thân; kết quả xét nghiệm âm tính virus SARs-CoV-2 bằng phương pháp PCR (có giá trị trong vòng 3 ngày) và giấy đi đường hoặc giấy xác nhận ra/vào Hà Nội để thực hiện nhiệm vụ công vụ, chống dịch…

Đối với cán bộ, nhân viên, người lao động có địa chỉ thường trú tại Hà Nội làm việc trên địa bàn tỉnh, thành phố khác khi qua chốt kiểm soát cả chiều đi lẫn chiều về đều phải xuất trình giấy xác nhận là cán bộ, công nhân, người lao động của cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh, thành phố đó và giấy xác nhận của chính quyền nơi cư trú tại Hà Nội theo mẫu.

Đối với người ở tỉnh, thành phố khác đưa, đón bệnh nhân khám chữa bệnh tại các cơ sở khám chữa bệnh trên địa bàn TP; lễ tang; đi sân bay Nội Bài để công tác (kể cả người đưa đón) cần xuất trình: Giấy tờ tùy thân, giấy xét nghiệm PCR âm tính, hộ chiếu, vé máy bay.

Đối với bệnh nhân vào Hà Nội khám chữa bệnh và xuất viện ra khỏi Hà Nội: Phải có hồ sơ bệnh án hoặc giấy ra viện, lịch trình vào, ra; địa điểm xuất phát, nơi đến để kiểm soát quá trình tham gia lưu thông trên địa bàn thành phố.

Đối với các trường hợp người dân đi ra khỏi thành phố trước ngày 24.7.2021 (thời điểm ban hành Chỉ thị số 17) muốn quay lại Hà Nội; các trường hợp người buôn bán hàng hóa thiết yếu từ các địa phương, tỉnh, thành khác vào Hà Nội: Cần chuẩn bị căn cước công dân, các loại giấy tờ chứng minh việc buôn bán; giấy xét nghiệm PCR âm tính có giá trị trong vòng 3 ngày.

Trước đó, UBND thành phố Hà Nội có chỉ đạo, từ 12h ngày 16.9, 19 quận, huyện, thị xã chưa ghi nhận ca nhiễm trong cộng đồng từ ngày 6.9 (thời điểm thực hiện Chỉ thị số 20 của TP Hà Nội) được nới lỏng giãn cách xã hội, mở lại một số hoạt động kinh doanh.

Tại 19 quận, huyện "vùng xanh" này, cơ quan chức năng không kiểm soát giấy đi đường của người tham gia giao thông. Cũng từ chiều 16.9, 39 chốt trực của Công an thành phố Hà Nội đã được dỡ bỏ, không kiểm soát giấy đi đường ở vùng xanh.

Việt Dũng - Phạm Đông
TIN LIÊN QUAN

Vừa "nới lỏng", dân Hà Nội tập thể dục hóng gió trên cầu Long Biên

Linh chi - Đức Thiện |

Hà Nội đang dần "nới lỏng" sau khi số ca mắc COVID-19 cộng đồng giảm đáng kể. Tuy nhiên, khi chỉ vừa nới lỏng, nhiều người dân đã lên cầu Long Biên để hóng gió, tập thể dục và chụp ảnh...

Hà Nội nới lỏng từng bước sau 21.9, duy trì 23 chốt kiểm soát cửa ngõ

Nguyễn Hà |

Phó Chủ tịch Hà Nội - ông Dương Đức Tuấn đề nghị các quận, huyện, thị xã chủ động xây dựng các phương án phòng, chống dịch sau ngày 21.9 theo hướng nới lỏng từng bước để bảo đảm an toàn phòng, chống dịch.

Kịch bản chống dịch COVID-19 của Hà Nội sau khi nới lỏng giãn cách xã hội

THẢO ANH - ĐỨC THIỆN |

Để tiến tới nới lỏng giãn cách và mở cửa thêm các hoạt động, Hà Nội cần lên kịch bản cụ thể, đặc biệt với các vấn đề truy vết, cách ly, xét nghiệm và chuẩn bị cơ sở điều trị ngay cả khi số ca COVID-19 trong cộng đồng ít hơn.

Điều gì khiến lăng mộ Nefetari được mệnh danh là ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập

Yến Nhi |

Được mệnh danh là "ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập", lăng mộ cổ của nữ hoàng Nefetari không chỉ có kiến trúc xa hoa mà còn chứa đựng một câu chuyện hấp dẫn.

Tiền vệ Hùng Dũng: Tôi buồn vì không thể tặng quà thầy Park Hang-seo

AN NGUYÊN |

Tiền vệ Hùng Dũng và các đồng đội tuyển Việt Nam bày tỏ sự tiếc nuối khi không thể mang về món quà ý ở giải đấu cuối cùng của huấn luyện viên Park Hang-seo.

Bắt tạm giam 2 nữ phó giám đốc Bệnh viện TP Thủ Đức

Việt Dũng |

Mở rộng điều tra vụ án sai phạm về đấu thầu xảy ra tại Bệnh viện TP Thủ Đức (TPHCM), Cơ quan Cảnh sát điều tra đã bắt tạm giam 2 phó giám đốc đơn vị này.

Bến xe lớn nhất nước đông nghẹt người về quê đón Tết

MINH QUÂN |

TPHCM - Chiều 16.1, hàng nghìn người đổ về bến xe Miền Đông mới để về quê đón Tết. Do lượng khách tăng đột biến nên bến xe Miền Đông mới không đủ ghế cho khách ngồi chờ, nhiều người phải ngồi dưới sàn nhà.

Tết Hà Nội với hương vị ô mai gừng thân quen

Vân Hoa |

Dịp Tết đến, người người đổ về Hàng Đường, con phố nổi tiếng về mứt, ô mai. Trong đó, ô mai gừng là món được mua nhiều hơn cả, bởi vị cay nồng, ấm đượm rất hợp với tiết xuân.

Vừa "nới lỏng", dân Hà Nội tập thể dục hóng gió trên cầu Long Biên

Linh chi - Đức Thiện |

Hà Nội đang dần "nới lỏng" sau khi số ca mắc COVID-19 cộng đồng giảm đáng kể. Tuy nhiên, khi chỉ vừa nới lỏng, nhiều người dân đã lên cầu Long Biên để hóng gió, tập thể dục và chụp ảnh...

Hà Nội nới lỏng từng bước sau 21.9, duy trì 23 chốt kiểm soát cửa ngõ

Nguyễn Hà |

Phó Chủ tịch Hà Nội - ông Dương Đức Tuấn đề nghị các quận, huyện, thị xã chủ động xây dựng các phương án phòng, chống dịch sau ngày 21.9 theo hướng nới lỏng từng bước để bảo đảm an toàn phòng, chống dịch.

Kịch bản chống dịch COVID-19 của Hà Nội sau khi nới lỏng giãn cách xã hội

THẢO ANH - ĐỨC THIỆN |

Để tiến tới nới lỏng giãn cách và mở cửa thêm các hoạt động, Hà Nội cần lên kịch bản cụ thể, đặc biệt với các vấn đề truy vết, cách ly, xét nghiệm và chuẩn bị cơ sở điều trị ngay cả khi số ca COVID-19 trong cộng đồng ít hơn.