Hà Nội đặt mục tiêu năm 2024 GRDP bình quân đầu người trên 160 triệu đồng

KHÁNH AN |

Kế hoạch năm 2024, TP Hà Nội đặt mục tiêu tốc độ tăng tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) 6,5 - 7%; GRDP bình quân đầu người 160,8-162 triệu đồng.

Dự kiến GRDP cả năm 2023 ước tăng 6,27%

Năm 2023, tình hình kinh tế - xã hội của Thủ đô cơ bản hoàn thành mục tiêu tổng quát.

TP Hà Nội tích cực thực hiện kế hoạch đầu tư 3 lĩnh vực giáo dục, y tế và tu bổ, tôn tạo di tích. Kết quả thực hiện dự kiến hết năm 2023 hoàn thành 1.005 công trình (382 cấp TP dự án; 623 cấp huyện).

Kim ngạch xuất, nhập khẩu của Hà Nội năm nay suy giảm chủ yếu do ảnh hưởng của chuỗi cung ứng toàn cầu và nhu cầu giảm tại một số thị trường quan trọng.

Ước năm 2023, kim ngạch xuất khẩu đạt 17,3 tỉ USD, tăng 1% (năm 2022 tăng 10,3%); Kim ngạch nhập khẩu đạt 44,17 tỉ USD, tăng 8% (năm 2022 tăng 11,6%).

Năm nay, thương mại, dịch vụ của Hà Nội tăng trưởng 2 con số. Nông nghiệp tăng trưởng ổn định, tiếp tục là trụ đỡ vững chắc của nền kinh tế. Chỉ số giá tiêu dùng được kiểm soát (1,51%), thấp hơn khá nhiều mức chung của cả nước (3,2%).

11 tháng năm 2023, vốn đầu tư nước ngoài FDI đăng ký vào Hà Nội ước đạt gần 2,7 tỉ USD, tăng 77,1% so với cùng kỳ năm 2022. Doanh nghiệp đăng ký thành lập duy trì tăng (đến tháng 12.2023, Hà Nội có 29.100 doanh nghiệp thành lập mới với số vốn đăng ký 291.300 tỉ đồng, tăng 5% về số doanh nghiệp). Du lịch Thủ đô đã có sự phục hồi, phát triển, đạt được nhiều kết quả quan trọng.

GRDP dự kiến cả năm 2023 ước tăng 6,27%. Đây là kết quả đáng kích lệ, mức tăng trưởng cao hơn so với bình quân cả nước, quý sau cao hơn quý trước.

Kế hoạch năm 2024, TP Hà Nội đặt mục tiêu GRDP tăng 6,5 - 7%; GRDP/người 160-162 triệu đồng; vốn đầu tư thực hiện tăng 10,5-11,5%; kim ngạch xuất khẩu tăng 4-5%; kiểm soát chỉ số giá dưới 4%.

Bứt tốc tháng cuối năm

TP Hà Nội đề ra một số nhiệm vụ trong tháng cuối năm như tăng tốc đẩy nhanh tiến độ thực hiện và giải ngân tối đa nguồn vốn đầu tư công. Tập trung đảm bảo chất lượng và tiến độ xây dựng các dự án lớn, công trình trọng điểm có tính đột phá và giá trị lan tỏa cao, góp phần thúc đẩy tăng trưởng, tạo thêm năng lực sản xuất mới cho nền kinh tế.

Củng cố, nâng cao năng lực sản xuất của các doanh nghiệp trong khu công nghiệp, cụm công nghiệp. Tập trung rà soát để kịp thời tháo gỡ khó khăn, hỗ trợ cho doanh nghiệp thông qua các chính sách ưu đãi về tín dụng, giảm thuế, phí đất đai, xúc tiến thương mại.

Tăng cường các biện pháp quản lý tốt thị trường, giá cả những tháng cuối năm; bảo đảm cân đối cung - cầu hàng hóa. Thực hiện các chương trình kết nối tiêu thụ sản phẩm chế biến, nông sản, thúc đẩy phân phối hàng hóa qua nền tảng số, thương mại điện tử. Tăng cường quảng bá, xúc tiến du lịch, phát triển đa dạng các sản phẩm du lịch gắn với tiềm năng, lợi thế của Thủ đô.

Để thúc đẩy phát triển thương mại nội địa và thương mại điện tử, Hà Nội đã đẩy nhanh tiến độ thực hiện 3 dự án trung tâm thương mại lớn;

Thúc đẩy phát triển các loại hình kinh doanh hiện đại như máy bán hàng tự động tại các khu vực công cộng; đề xuất xây dựng mô hình outlet trên đường Nhật Tân - Nội Bài với diện tích khoảng 39,45ha; vận hành gian hàng số trên sàn thương mại điện tử.

Đồng thời, tập trung thành lập, xây dựng hạ tầng và thu hút đầu tư các cụm công nghiệp; đẩy mạnh các hoạt động khuyến công; phát triển các sản phẩm công nghiệp chủ lực…

KHÁNH AN
TIN LIÊN QUAN

Hạ tầng giao thông Hà Nội chới với trước sự bùng nổ phương tiện cá nhân

PHẠM ĐÔNG - KHÁNH AN |

Theo Giám đốc Sở Giao thông Vận tải TP Hà Nội Nguyễn Phi Thường, hạ tầng giao thông Hà Nội tăng khoảng 0,5%/năm trong khi tốc độ phương tiện cá nhân tăng khoảng 4-5%/năm. Điều này khiến việc xây dựng hạ tầng luôn phải “chới với đuổi theo” lượng phương tiện cá nhân.

Nếu làm từng tuyến, 100 năm nữa Hà Nội mới xong 12 đường sắt đô thị

PHẠM ĐÔNG - KHÁNH AN |

Chủ tịch UBND TP Hà Nội Trần Sỹ Thanh cho biết, nếu làm từng tuyến đường sắt đô thị, 100 năm nữa Hà Nội mới xong được 12 tuyến. Do đó, thành phố sẽ báo cáo Bộ Chính trị để có đề án riêng về phát triển đường sắt đô thị.

Hà Nội xin lùi hạn báo cáo Thủ tướng vụ mỏ cát trúng đấu giá cao bất thường

PHẠM ĐÔNG - TRẦN VƯƠNG |

Theo Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Hà Minh Hải, việc rà soát kết quả đấu giá 3 mỏ cát cao bất thường cần thêm thời gian, nên thành phố đã báo cáo Thủ tướng cho phép lùi thời gian báo cáo tới ngày 15.12.

Việt Nam - Trung Quốc kiên trì phương châm 16 chữ và tinh thần 4 tốt

Tiến sĩ Nguyễn Thị Phương Hoa - Viện Nghiên cứu Trung Quốc (Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam) |

Tháng 2.1999, Tổng Bí thư hai Đảng Cộng sản Việt Nam và Trung Quốc đã xác định phương châm 16 chữ phát triển quan hệ hai nước trong thế kỷ 21 là “láng giềng hữu nghị, hợp tác toàn diện, ổn định lâu dài, hướng tới tương lai”. Đây được coi là phương châm chỉ đạo nhằm thúc đẩy quan hệ hai nước bước sang một giai đoạn phát triển mới trong thế kỷ 21. Từ đó đến nay, quan hệ Việt Nam và Trung Quốc đã được thúc đẩy và phát triển toàn diện dưới sự chỉ đạo, định hướng của phương châm này.

Loạt xe điện từ giá rẻ đến hạng sang trình làng thị trường Việt năm 2023

Lâm Anh |

Trong năm 2023, nhiều mẫu xe điện mới đã được giới thiệu và mở bán. Những xe này cạnh tranh ở nhiều phân khúc khác nhau, từ xe phổ thông đến xe sang, từ mini đến SUV cỡ lớn, từ giá rẻ nhất thị trường Việt đến các loại hạng sang.

Vướng mắc trong việc thu hồi "đất vàng" để xây trường học tại Hà Nội

Vĩnh Hoàng |

Hà Nội - Trong tổng hợp ý kiến, kiến nghị của cử tri gửi đến kỳ họp thứ 14, HĐND TP, Ủy ban MTTQ Việt Nam TP Hà Nội cho biết, cử tri đề nghị xem xét thu hồi 3 khu đất vàng tại quận Hai Bà Trưng đang được sử dụng lãng phí để làm trường học.

Làn sóng tháo chạy khỏi mặt bằng đắc địa dịp cuối năm

Vĩnh Hoàng |

Hà Nội - Trái ngược với hình ảnh buôn bán tấp nập dịp cuối năm, hàng loạt cửa hàng ở khu vực trung tâm, vị trí đắc địa tại Thủ đô lại đóng cửa, xu hướng trả mặt bằng chưa có dấu hiệu dừng lại.

Mở cơ chế để phát triển ga liên vận quốc tế

Hiếu Anh |

Ngành đường sắt Việt Nam đang tích cực tham gia liên vận quốc tế, nhưng cơ chế hiện hành vẫn chưa “cởi trói” cho vận chuyển quốc tế ngành đường sắt.

Hạ tầng giao thông Hà Nội chới với trước sự bùng nổ phương tiện cá nhân

PHẠM ĐÔNG - KHÁNH AN |

Theo Giám đốc Sở Giao thông Vận tải TP Hà Nội Nguyễn Phi Thường, hạ tầng giao thông Hà Nội tăng khoảng 0,5%/năm trong khi tốc độ phương tiện cá nhân tăng khoảng 4-5%/năm. Điều này khiến việc xây dựng hạ tầng luôn phải “chới với đuổi theo” lượng phương tiện cá nhân.

Nếu làm từng tuyến, 100 năm nữa Hà Nội mới xong 12 đường sắt đô thị

PHẠM ĐÔNG - KHÁNH AN |

Chủ tịch UBND TP Hà Nội Trần Sỹ Thanh cho biết, nếu làm từng tuyến đường sắt đô thị, 100 năm nữa Hà Nội mới xong được 12 tuyến. Do đó, thành phố sẽ báo cáo Bộ Chính trị để có đề án riêng về phát triển đường sắt đô thị.

Hà Nội xin lùi hạn báo cáo Thủ tướng vụ mỏ cát trúng đấu giá cao bất thường

PHẠM ĐÔNG - TRẦN VƯƠNG |

Theo Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Hà Minh Hải, việc rà soát kết quả đấu giá 3 mỏ cát cao bất thường cần thêm thời gian, nên thành phố đã báo cáo Thủ tướng cho phép lùi thời gian báo cáo tới ngày 15.12.