Hà Nội có 187 “điểm đen” về ô nhiễm môi trường

VƯƠNG TRẦN - HỒNG NHUNG |

Chiều 13.3, Thành ủy Hà Nội đã tổ chức cuộc họp giao ban báo chí thường kỳ. Tại đây, Sở TNMT Hà Nội đã có báo cáo một số kết quả nổi bật trong công tác bảo vệ môi trường thủ đô năm 2017 và một một số nhiệm vụ trọng tâm, các giải pháp năm 2018.

Theo ông Lê Tuấn Định – Phó Giám đốc Sở Tài nguyên & Môi trường, trong năm 2017, các cơ quan quản lý nhà nước về môi trường trên địa bàn thành phố Hà Nội đã kiểm tra, thanh tra tại 2161 cơ sở, xử lý vi phạm hành chính 588 cơ sở với tổng số tiền phạt trên 16,5 tỷ đồng.

Cùng với đó, trong thời gian vừa qua các đơn vị đã tiến hành rà soát, kiểm tra và xác định các điểm đen về ô nhiễm môi trường trên địa bàn; đến nay, qua rà soát tại 21/30 quận, huyện, thị xã đã có 187 điểm đen, khu vực ô nhiễm và bức xúc về môi trường. Trong năm 2018, Sở TNMT triển khai, rà soát, đánh giá cụ thể, chi tiết mức độ ô nhiễm môi trường tại các điểm đen, các khu vực bức xúc về ô nhiễm môi trường trên địa bàn thành phố để xây dựng lộ trình, biện pháp xử lý ô nhiễm triệt để tại các khu vực này.

Cũng theo ông Định, để phòng ngừa, ngăn chặn, giảm thiểu các nguồn phát sinh và kiểm soát các nguồn khí thải gây ô nhiễm, TP thực hiện việc trồng nhiều cây xanh, luỹ kế đến nay là hơn 500 nghìn cây xanh, đạt trên 50% mục tiêu chương trình; cắt tỉa hơn 20 nghìn cây bóng mát địa bàn thuộc phân cấp thành phố quản lý.

Đồng thời, TP cũng triển khai Chương trình sử dụng bếp cải tiến thay thế bếp than tổ ong trên địa bàn; năm 2017 thí điểm tại quận Ba Đình cho thấy, người dân bắt đầu quan tâm đến sức khỏe và mong muốn thay đổi việc sử dụng bếp cải tiến thay thế bếp than tổ ong.

Liên quan đến vấn đề PV Báo Lao Động phản ánh về tình trạng nước thải từ lò giết mổ gia súc, gia cầm của Công ty cổ phần Thịnh An, tại xã Vạn Phúc, huyện Thanh Trì xả ra kênh mương, người dân phải chịu cảnh ô nhiễm, ông Lê Tuấn Định – Phó Giám đốc Sở TNMT Hà Nội cho biết: Đơn vị sẽ sớm phối hợp cùng các đơn vị chức năng nhanh chóng thực hiện việc kiểm tra, thanh tra và xử lý những vi phạm.

VƯƠNG TRẦN - HỒNG NHUNG
TIN LIÊN QUAN

Chính quyền làm ngơ cho doanh nghiệp đục khoét tài nguyên

NHÓM PHÓNG VIÊN |

Dù chưa được cấp Giấy phép khai thác khoáng sản và các hồ sơ thủ tục pháp lý có liên quan, thế nhưng, doanh nghiệp xây dựng Xuân Trường vẫn thản nhiên, vô tư đục khoét tài nguyên tại đồi Ba Mào, xã Yên Sơn, TP.Tam Điệp (Ninh Bình).

Doanh nghiệp Đà Nẵng bất an vì môi trường đầu tư bất ổn

THUỲ TRANG |

Sự không đồng nhất về chủ trương đầu tư của Đà Nẵng thời gian qua khiến nhiều doanh nghiệp mất niềm tin. Môi trường đầu tư đó bị ảnh hưởng, bà Phạm Thị Minh Trang – Chủ tịch Hiệp Hội nữ doanh nhân kiến nghị đưa “An toàn đầu tư” thêm vào mục tiêu “5 an” của thành phố.

Đà Nẵng dừng hoạt động 2 nhà máy thép gây ô nhiễm: Cả hai phía đều lấn cấn...

Thanh Hải |

Để giải quyết điểm nóng Hòa Liên khi hàng trăm người dân bao vây 2 nhà máy Thép Dana Ý và Dana Úc, chiều 2.3, lãnh đạo Đà Nẵng đã quyết định đình chỉ hoạt động của 2 nhà máy. Dư luận xã hội cho rằng chính quyền Đà Nẵng đã "chọn dân". Tuy nhiên, có vài vấn đề cần phải suy nghĩ...

Người dân vạ vật, xếp hàng dài chờ hàng giờ xuất cảnh tại sân bay Nội Bài

MINH HÀ |

Đêm 29 rạng sáng 30.1, tại Cảng Hàng không quốc tế Nội Bài, theo ghi nhận của Báo Lao Động, lượng hành khách đến tăng đột biến, sân bay đông nghịt. Hành khách phải chờ 30-45 phút, thậm chí hơn 1 tiếng để check-in và ký gửi hành lý.

Tiến Linh có cơ hội giành Quả bóng vàng 2022

Thanh Vũ |

Tiến Linh đang được đánh giá sáng cửa nhất trong cuộc đua giành Quả bóng vàng 2022.

Lãnh đạo bến xe Giáp Bát: Kiểm tra các nhà xe vi phạm sau phản ánh của Lao Động

NHÓM PV |

Trao đổi với Lao Động, ông Trần Mạnh Hà, Phó Giám đốc bến xe Giáp Bát cho biết, hiện tượng xe khách trả khách không đúng nơi quy định, xe ghép, xe limousine... hoạt động rầm rộ thời gian qua là một trong những nguyên nhân khiến lượng khách tại bến xe sụt giảm nghiêm trọng. Ông Hà cho biết, sẽ tiến hành xác minh, kiểm tra thông tin và gửi công văn đến các nhà xe vi phạm để chấm dứt tình trạng này.

Nguồn cung khan hiếm, chủ đầu tư tìm quỹ đất để tăng sản phẩm

ANH HUY |

Thị trường bất động sản (BĐS) tại Hà Nội được dự báo sẽ không có nhiều biến động trong vài tháng đầu năm 2023, bên cạnh đó nguồn cung nhà ở tiếp tục khan hiếm. Nhiều chủ đầu tư đang tích cực tìm kiếm quỹ đất ở các tỉnh lân cận nhằm cải thiện cơ sở hạ tầng, sản phẩm với giá cả phải chăng, đa dạng...

Chứng khoán: VN-Index bước vào giai đoạn mang tính tích luỹ mới

Gia Miêu |

VN-Index vẫn đang có nhiều cơ hội để tiến sát khu vực 1.150 - 1.160 điểm khi tâm lý và dòng tiền đang hỗ trợ thị trường chứng khoán.

Chính quyền làm ngơ cho doanh nghiệp đục khoét tài nguyên

NHÓM PHÓNG VIÊN |

Dù chưa được cấp Giấy phép khai thác khoáng sản và các hồ sơ thủ tục pháp lý có liên quan, thế nhưng, doanh nghiệp xây dựng Xuân Trường vẫn thản nhiên, vô tư đục khoét tài nguyên tại đồi Ba Mào, xã Yên Sơn, TP.Tam Điệp (Ninh Bình).

Doanh nghiệp Đà Nẵng bất an vì môi trường đầu tư bất ổn

THUỲ TRANG |

Sự không đồng nhất về chủ trương đầu tư của Đà Nẵng thời gian qua khiến nhiều doanh nghiệp mất niềm tin. Môi trường đầu tư đó bị ảnh hưởng, bà Phạm Thị Minh Trang – Chủ tịch Hiệp Hội nữ doanh nhân kiến nghị đưa “An toàn đầu tư” thêm vào mục tiêu “5 an” của thành phố.

Đà Nẵng dừng hoạt động 2 nhà máy thép gây ô nhiễm: Cả hai phía đều lấn cấn...

Thanh Hải |

Để giải quyết điểm nóng Hòa Liên khi hàng trăm người dân bao vây 2 nhà máy Thép Dana Ý và Dana Úc, chiều 2.3, lãnh đạo Đà Nẵng đã quyết định đình chỉ hoạt động của 2 nhà máy. Dư luận xã hội cho rằng chính quyền Đà Nẵng đã "chọn dân". Tuy nhiên, có vài vấn đề cần phải suy nghĩ...