Hà Nội: Chờ đợi 10 cây cầu mới bắc qua sông Hồng để giải quyết ùn tắc

Đặng Tiến - Văn Nguyễn |

Việc triển khai xây dựng 10 cây cầu mới bắc qua sông Hồng được đánh giá sẽ là giải pháp căn cơ và dài hạn giúp tăng kết nối giao thông liên vùng Thủ đô và giải bài toán ách tắc mà Hà Nội đang phải đối mặt. Sau nhiều năm nằm trong quy hoạch, dự án cầu bắc qua sông Hồng đầu tiên đang được triển khai với tiến độ thi công được đẩy nhanh hơn kế hoạch 2 tháng.

Hà Nội có thêm 10 cây cầu qua sông Hồng

Theo Quy hoạch giao thông vận tải thủ đô đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt năm 2016, Hà Nội sẽ xây dựng mới 14 cầu qua sông Hồng và sông Đuống.

Đáng chú ý trong số này, Hà Nội dự kiến sẽ triển khai xây dựng tới 10 cây cầu lớn vượt sông Hồng gồm: Cầu Việt Trì - Ba Vì, cầu Vân Phúc, cầu Hồng Hà, cầu Thượng Cát, cầu Tứ Liên, cầu/hầm Trần Hưng Đạo, cầu Vĩnh Tuy (giai đoạn 2), cầu Ngọc Hồi, cầu Mễ Sở và cầu Phú Xuyên.

Không chỉ giải quyết vấn đề giao thông thông thường, việc Hà Nội triển khai xây dựng 10 cây cầu lớn bắc qua sông Hồng được đánh giá còn hướng đến đẩy mạnh liên kết vùng để phát triển kinh tế, đồng thời khai phá tiềm năng quỹ đất cũng như đời sống người dân ở các vùng ven Hà Nội. Thực tế các cây cầu hiện nay đang bắc qua sông Hồng đang phát huy vai trò trong việc kết nối, liên thông các khu công nghiệp, khu chế xuất, các tỉnh thành ven Hà Nội qua đó thúc đẩy khai thác tiềm năng quỹ đất, nhân lực, vật lực và liên kết vùng thủ đô. Với việc Hà Nội có thêm các cây cầu bắc qua sông Hồng, các tỉnh thành ven Hà Nội cũng có thêm điều kiện để phát triển đời sống kinh tế xã hội.

Tuy nhiên dù được quy hoạch từ lâu, Hà Nội đến nay mới bắt đầu triển khai dự án cầu qua sông Hồng đầu tiên có trong quy hoạch mới. Được triển khai từ đầu năm 2021, dự án Cầu Vĩnh Tuy (giai đoạn 2) với tổng mức đầu tư khoảng 2.538 tỉ đồng, dự kiến sẽ hoàn thành trong năm 2022 và kỳ vọng sẽ góp phần giảm ùn tắc, tai nạn giao thông, phát triển kinh tế xã hội, thúc đẩy phát triển các khu đô thị khu vực phía bắc sông Hồng.

Trao đổi với PV Báo Lao Động, Giám đốc điều hành nhà thầu của Tổng Công ty cổ phần Xuất nhập khẩu và xây dựng Việt Nam (Vinaconex) - ông Đỗ Việt Thắng cho biết, đơn vị đảm trách thi công gói thầu 05/VT2-XL ngay sau lễ khởi công ngày 9.1.2021, nhà thầu đã huy động nhân lực, máy móc, tổ chức thi công 3 ca liên tục.

Hiện tiến độ đang vượt so với tiến độ đề ra và đã khoan được 60 cọc trên tổng số 66 cọc và với tiến độ hiện nay, việc thi công khoan cọc sẽ kết thúc trong tháng 3.2021. Trong thời gian tới đơn vị thi công sẽ triển khai việc thi công thân bệ, trụ cầu Vĩnh Tuy 2.

Tuy nhiên cũng theo ông Đỗ Việt Thắng, khó khăn nhất hiện nay là hiện chưa có bãi đổ thải, do đó toàn bộ phần đổ thải đang phải tập kết về bãi tạm, khiến các hạng mục thi công khác bị ảnh hưởng vì không có mặt bằng đã ảnh hưởng nhiều đến tiến độ và nguy cơ gây mất an toàn vệ sinh môi trường.

Nếu trong thời gian tới thành phố Hà Nội không bố trí được bãi đổ thải, đơn vị sẽ không thể tiến hành đào được. Nếu bố trí được bãi đổ thải, dự án dự kiến sẽ vượt tiến độ khoảng 2 tháng so với hợp đồng đã ký.

Cần cơ chế đặc thù?

Thực tế do là dự án trọng điểm nhóm A nên để có thể khởi công dự án cầu Vĩnh Tuy giai đoạn 2 vào đầu năm 2021, các đơn vị liên quan đã phải gấp rút chạy đua với thời gian trong việc hoàn tất các thủ tục đấu thầu, phê duyệt kỹ thuật đến chuẩn bị các điều kiện cần thiết để có thể khởi công. Chỉ trong một thời gian ngắn sau khi Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chủ trương đầu tư dự án vào tháng 2.2020, UBND TP.Hà Nội bắt đầu tiến hành phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu và đến tháng 11.2020, Sở GTVT mới chính thức thẩm định, phê duyệt thiết kế kỹ thuật, dự toán xây dựng công trình trước khi dự án được khởi công xây dựng theo dự kiến.

Cùng với dự án cầu Vĩnh Tuy 2, Hà Nội cũng đang chuẩn bị các bước nhằm có thể triển khai thêm 5 dự án cầu khác bắc qua sông Hồng và sông Đuống. Tuy nhiên cho đến thời điểm hiện nay, việc bố trí nguồn vốn cho các dự án này vẫn là vấn đề gặp không ít khó khăn do đây đều là các dự án có quy mô vốn đầu tư lớn.

Trước khi triển khai khởi công xây dựng cầu Vĩnh Tuy 2, UBND TP.Hà Nội từng đề xuất Chính phủ xin cơ chế đặc thù nhằm xây dựng 6 cây cầu bắc qua sông Hồng, sông Đuống do các dự án này có tổng mức đầu tư lên tới khoảng 2,6 tỉ USD, tương đương khoảng 57.000 tỉ đồng. Cùng với cầu Vĩnh Tuy giai đoạn 2, 5 cây cầu còn lại trong đề xuất là cầu Tứ Liên, cầu Thượng Cát, cầu Trần Hưng Đạo, cầu Đuống 2 và cầu Giang Biên.

Việc xây dựng các cây cầu bắc qua sông Hồng, sông Đuống được đánh giá ngoài việc khép kín và tạo sự liên kết các tuyến đường vành đai 3, 3,5 và 4 còn giữ vai trò quan trọng trong việc mở thêm hướng phát triển đô thị Hà Nội về phía Bắc sông Hồng. Tuy nhiên, do tổng mức đầu tư xây dựng 6 cây cầu lớn nên Hà Nội đề xuất với Chính phủ cần có những cơ chế đặc thù nhằm thu hút nguồn lực xã hội đầu tư xây dựng các công trình này.

Đặng Tiến - Văn Nguyễn
TIN LIÊN QUAN

Những dấu mốc thời gian gần 25 năm loay hoay quy hoạch sông Hồng

Linh Anh |

Năm 1994, Dự án khu đô thị ven sông Hồng lần đầu được phía nhà đầu tư Singapore đề xuất xây dựng trên mảnh đất ngoài đê ở khu vực An Dương với tổng vốn đầu tư dự kiến 240 tỉ đồng - con số khổng lồ thời điểm đó. Trải qua nhiều năm cân nhắc "nâng lên đặt xuống, gần đây nhất, Thường trực thành uỷ Hà Nội thống nhất các định hướng lớn vào Quy hoạch phân khu sông Hồng.

Quy hoạch Sông Hồng: Không để thêm một lần lỗi nhịp

Linh Anh |

Ý tưởng về quy hoạch sông Hồng gắn với nhũng khu đôi thị văn minh, hiện đại đã từng được đề cập gần 25 năm trước. Tuy nhiên, vì nhiều lý do, những dự án vẫn còn nằm trên giấy tạo ra sự lãng phí về nguồn lực Thủ đô. Mới đây, Thành Uỷ Hà Nội đã thống nhất chủ trương về Đồ án quy hoạch phân khu sông Hồng. Đây là chuyển biến lớn để quy hoạch liên quan đến hàng triệu người dân hai bên bờ sông Hồng sớm được triển khai.

Bước tiến của Hà Nội về quy hoạch phân khu nội đô lịch sử và sông Hồng

PHẠM ĐÔNG |

Chiều tối 25.2, dưới sự chủ trì của Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Hà Nội Vương Đình Huệ, Thường trực Thành ủy Hà Nội đã thống nhất về chủ trương đối với cả 6 đồ án quy hoạch phân khu (1/2.000) nội đô lịch sử bao phủ 4 quận: Hoàn Kiếm, Ba Đình, Đống Đa, Hai Bà Trưng.

Nhìn lại diễn biến vụ bé trai rơi xuống trụ bê tông ở Đồng Tháp

Bảo Bình - Dương Anh |

Liên quan vụ bé trai rơi xuống trụ bê tông ở Đồng Tháp, sau hơn nửa tháng tìm kiếm, lực lượng cứu hộ đã đưa được đoạn cọc thứ nhất (dài 12m) trong số 3 đoạn của cọc bêtông lên mặt đất và đang tiến hành các bước cứu hộ tiếp theo.

Khoảnh khắc AFF Cup: Khép lại hành trình của ông Park Hang-seo

NHÓM PV |

Bản tin Khoảnh khắc AFF Cup ngày 17.1. AFF Cup 2022 kết thúc, khép lại hành trình của huấn luyện viên Park Hang-seo với bóng đá Việt Nam.

Rung lắc thượng tầng tại Eximbank: Thập kỷ rối ren chưa kết thúc

Đức Mạnh |

Cơ cấu thượng tầng tại Ngân hàng Eximbank đã có nhiều biến động mạnh. Cổ đông ngoại gắn bó 16 năm đã chuyển nhà, thế chân bởi nhân tố bí ẩn liên quan đến Tập đoàn Bamboo Capital.

Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đã có nhiều giải pháp hỗ trợ người lao động mất việc

PHƯƠNG NGÂN - CHÂN PHÚC |

TPHCM - Tại LĐLĐ quận Bình Thạnh, sáng ngày 17.1, ông Trần Thanh Hải - Phó Chủ tịch Thường trực Tổng LĐLĐ Việt Nam đã đến thăm, động viên và trao quà Tết cho người lao động có hoàn cảnh khó khăn đang làm việc trên địa bàn. Đồng thời, ông Trần Thanh Hải cũng đã thông tin một số giải pháp nhằm hỗ trợ người lao động bị mất việc, giảm việc.

Cha đẻ của mèo AI mà cư dân mạng nhầm tưởng ở Ninh Thuận lên tiếng

Hữu Long |

Nguyễn Lê Thái Nguyên vẽ mèo Tết bằng công nghệ AI rồi chia sẻ lên trang cá nhân. Những hình ảnh tuyệt đẹp về mèo nhận được vô số lời khen từ nhiều người bạn. Có không ít người đến nay vẫn nhầm lẫn đây là mèo Tết có nguồn gốc từ Ninh Thuận.

Những dấu mốc thời gian gần 25 năm loay hoay quy hoạch sông Hồng

Linh Anh |

Năm 1994, Dự án khu đô thị ven sông Hồng lần đầu được phía nhà đầu tư Singapore đề xuất xây dựng trên mảnh đất ngoài đê ở khu vực An Dương với tổng vốn đầu tư dự kiến 240 tỉ đồng - con số khổng lồ thời điểm đó. Trải qua nhiều năm cân nhắc "nâng lên đặt xuống, gần đây nhất, Thường trực thành uỷ Hà Nội thống nhất các định hướng lớn vào Quy hoạch phân khu sông Hồng.

Quy hoạch Sông Hồng: Không để thêm một lần lỗi nhịp

Linh Anh |

Ý tưởng về quy hoạch sông Hồng gắn với nhũng khu đôi thị văn minh, hiện đại đã từng được đề cập gần 25 năm trước. Tuy nhiên, vì nhiều lý do, những dự án vẫn còn nằm trên giấy tạo ra sự lãng phí về nguồn lực Thủ đô. Mới đây, Thành Uỷ Hà Nội đã thống nhất chủ trương về Đồ án quy hoạch phân khu sông Hồng. Đây là chuyển biến lớn để quy hoạch liên quan đến hàng triệu người dân hai bên bờ sông Hồng sớm được triển khai.

Bước tiến của Hà Nội về quy hoạch phân khu nội đô lịch sử và sông Hồng

PHẠM ĐÔNG |

Chiều tối 25.2, dưới sự chủ trì của Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Hà Nội Vương Đình Huệ, Thường trực Thành ủy Hà Nội đã thống nhất về chủ trương đối với cả 6 đồ án quy hoạch phân khu (1/2.000) nội đô lịch sử bao phủ 4 quận: Hoàn Kiếm, Ba Đình, Đống Đa, Hai Bà Trưng.