Hà Nội: Cầu đi bộ bị ngó lơ, trở thành điểm bán hàng rong

Nguyễn Thúy |

Để đảm bảo an toàn giao thông cho người dân, Hà Nội đã cho xây lắp hàng chục cầu đi bộ sang đường, nhất là những tuyến đường trọng điểm, có lưu lượng phương tiện giao thông lớn. Tuy nhiên, trên thực tế, các cây cầu đều bị ngó lơ, thậm chí có nơi trở thành điểm bán hàng rong.

Hiện tại Hà Nội có khoảng 70 cây cầu bộ hành. Phần lớn các công trình giúp giảm ùn tắc, kết nối giao thông tốt nhưng không phải tất cả đều vậy.

Ghi nhận của PV tại các nút giao cắt và các khu vực gần bệnh viện, trường học cho thấy, dù cầu bộ hành được xây dựng cách đó không xa nhưng đa phần người dân vẫn lựa chọn đi bộ để qua đường ở phía dưới. Thậm chí, nhiều người còn trèo qua hàng rào, dải phân cách để rút ngắn thời gian đi lại.

Người đi bộ băng băng qua đường giữa làn xe cộ đông đúc. Ảnh: Nguyễn Thúy
Người đi bộ băng băng qua đường giữa làn xe cộ đông đúc. Ảnh: Nguyễn Thúy

Ở một số tuyến phố như Hai Bà Trưng, Giảng Võ..., các cầu vượt dành cho người đi bộ rất vắng vẻ. Đơn cử cầu vượt tại phố Giảng Võ kết hợp giữa sang đường và lối dẫn vào nhà chờ xe buýt BRT, nhưng gần như chỉ có khách đi BRT sử dụng lối đi này.

Nhiều cầu vượt dành cho người đi bộ rất vắng vẻ. Ảnh: Nguyễn Thúy
Nhiều cầu vượt dành cho người đi bộ rất vắng vẻ. Ảnh: Nguyễn Thúy

Hay cầu bộ hành trước cổng bệnh viện Thanh Nhàn cũng trong tình trạng bị ngó lơ khi rất ít người dân sử dụng.

Nhiều cây cầu vượt bậc thang quá cao, còn dốc. Ảnh: Nguyễn Thúy
Nhiều cây cầu vượt bậc thang quá cao, còn dốc. Ảnh: Nguyễn Thúy

Chia sẻ với PV, bà Hoàng Thị Kim (55 tuổi, Đống Đa, Hà Nội) cho biết: "Bậc thang quá cao, còn dốc, có vẻ chỉ phù hợp với người trẻ còn với người già đi lại khá khó khăn. Tôi phải bám vào thành cầu mãi mới bước xuống được. Đấy là xuống, còn lúc lên thì tôi phải nghỉ tới 3 lần mới lên được trên cây cầu".

Nhằm đảm bảo an toàn cho người đi bộ, cầu bộ hành trước cổng bệnh viện Thanh Nhàn tuy nhiên rất ít người dân sử dụng lối đi này. Ảnh: Nguyễn Thúy
Nhằm đảm bảo an toàn cho người đi bộ, cầu bộ hành được lắp trước cổng bệnh viện Thanh Nhàn, tuy nhiên, rất ít người dân sử dụng lối đi này. Ảnh: Nguyễn Thúy

Trong khi đó, tại cầu vượt đi bộ trục đường Giải Phóng - Lê Thanh Nghị (trước cổng bệnh viện Bạch Mai) hàng ngày cứ khoảng 8h sáng đến chiều tối, đồng loạt các quán hàng rong mở tràn lan trên cây cầu.

Mặc dù có biển báo cấm, nhưng người bán hàng vẫn ngang nhiên chiếm dụng một phần cầu. Ảnh: Nguyễn Thúy
Mặc dù có biển báo cấm, người bán hàng vẫn ngang nhiên chiếm dụng một phần cầu. Ảnh: Nguyễn Thúy

Dù vi phạm diễn ra ngang nhiên, tuy nhiên tại thời điểm PV ghi nhận thực tế, không hề có bóng dáng lực lượng chức năng tiến hành tuần tra, nhắc nhở những người buôn bán hàng rong vi phạm.

Các gánh hàng bán đủ loại, từ nước giải khát, khoai, hoa quả... Ảnh: Nguyễn Thúy
Các gánh hàng bán đủ loại, từ nước giải khát, khoai, hoa quả... Ảnh: Nguyễn Thúy

Ngay chính người bán hàng rong cũng thừa nhận: “Họ đến thì mình chạy. Sau khi không có động tĩnh gì thêm, việc buôn bán đâu lại vào đấy. Tất cả cũng chỉ vì mưu sinh cả thôi”, chị L.T nói.

 
Tình trạng bán hàng rong trên cầu đi bộ khiến bộ mặt đô thị trở nên mất mỹ quan. Ảnh: Nguyễn Thúy

Phía dưới chân cầu, các quán trà đá, ăn uống mọc lên nhan nhản, đây cũng là địa điểm hoạt động thuận lợi cho các cánh xe ôm. Điều này tạo nên cảnh tượng nhếch nhác, ảnh hưởng đến không gian đi lại của người dân, đồng thời gây mất trật tự, mỹ quan đô thị ngay tại trung tâm Thủ đô.

“Không có điện trên cầu đã đành nhưng hễ cứ đến tối muốn đi là phải dò dẫm từng bước một bởi hàng hóa được chất rất nhiều, không cẩn thận là ngã”, chị Minh Tú – người dân đi qua cầu chia sẻ.

Phía dưới chân cầu bộ hành, hàng quán bủa vây chiếm hết lối đi bộ của người dân. Ảnh: Nguyễn Thúy
Phía dưới chân cầu bộ hành, hàng quán bủa vây chiếm hết lối đi bộ của người dân. Ảnh: Nguyễn Thúy

Trao đổi với PV, luật sư Nông Minh Chiến – Công Ty Luật Hợp danh The Light - cho biết, theo quy định với các hành vi vi phạm như không đi đúng phần đường quy định, vượt qua dải phân cách, đi qua đường không đúng nơi quy định hoặc không bảo đảm an toàn...sẽ bị xử phạt từ 60.000 - 100.000 đồng.

Còn việc bán hàng rong lấn chiếm vỉa hè sẽ bị phạt tiền từ 100.000 - 200.000 đối với cá nhân, từ 200.000 - 400.000 đối với tổ chức.

Nhiều người ghé lại mua gây tắc nghẽn trên cầu. Ảnh: Nguyễn Thúy Nhiều người ghé lại mua gây tắc nghẽn trên cầu. Ảnh: Nguyễn Thúy
Nhiều người ghé lại mua gây tắc nghẽn trên cầu. Ảnh: Nguyễn Thúy
“Việc xử lý những hành vi này gặp rất nhiều khó khăn bởi đa phần do ý thức của từng người. Nếu như ý thức không cải thiện thì có lẽ thành phố đầu tư bao nhiêu cũng trở thành lãng phí", luật sư Chiến nói.

Cũng theo luật sư Chiến, để nâng cao ý thức của người dân cần phải tăng cường những biện pháp mạnh về xử phạt, giám sát vi phạm và các biện pháp cưỡng chế phải phù hợp. Bên cạnh đó, những khu vực xây cầu phải thực sự tạo thuận lợi cho người sử dụng.

Nguyễn Thúy
TIN LIÊN QUAN

Bỏ quên cầu đi bộ, người dân vội vã sang đường bất chấp nguy hiểm

Hải Danh - Việt Dũng |

Hiện nay, TP Hà Nội có khoảng 70 cầu bộ hành ở các nút giao cắt và khu vực gần bệnh viện, trường học, nơi có mật độ giao thông đông đúc. Tuy nhiên, nhiều người dân bỏ mặc sự tồn tại của các cây cầu này, vô tư băng qua đường mặc cho các phương tiện khác đang di chuyển với tốc độ cao, tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn giao thông.

Hà Nội yêu cầu xem xét vị trí đặt cầu đi bộ trên đường Trần Khát Chân

Tùng Giang |

Hà Nội - Phó Chủ tịch UBND TP.Hà Nội đã truyền đạt ý kiến chỉ đạo đến các đơn vị chức năng có thẩm quyền, để xem xét về dự án xây cầu đi bộ trên đường Trần Khát Chân sau khi nhiều hộ dân phường Phố Huế (quận Hai Bà Trưng) kiến nghị cuộc sống của họ gián đoạn, đảo lộn bởi những bức xúc từ chính dự án này đem lại.

Xây cầu đi bộ đường Trần Khát Chân, người dân phản đối vì vị trí bất hợp lý

Tùng Giang - Đinh Thiện |

Hà Nội - Phản ánh đến Lao Động, các hộ dân từ số nhà 440 đến số nhà 454 đường Trần Khát Chân (phường Phố Huế, quận Hai Bà Trưng) cho biết, dự án xây cầu đi bộ tại khu vực này đang không chỉ làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống sinh hoạt, công việc kinh doanh của các hộ dân mà vị trí đặt công trình chưa phù hợp, không mang lại tối đa hiểu quả công trình phúc lợi của Nhà nước và lợi ích của người dân.

Messi 300 lần kiến tạo, Mbappe ghi bàn thứ 3.000

TAM NGUYÊN |

Lionel Messi và Kylian Mbappe cùng ghi dấu ấn khi Paris St Germain thắng trên sân Brest.

NSND Diệp Lang ra đi, vai diễn vẫn còn ở lại

DI PY |

Sân khấu cải lương lại mất thêm một "cây đại thụ" khi 11.3 (theo giờ Mỹ), người thân báo tin NSND Diệp Lang qua đời khiến khán giả không khỏi xót xa.

Bệnh viện Đà Nẵng tính toán bãi giữ xe khi mở rộng quy mô

THÙY TRANG |

Từ bài học không đủ chỗ gửi xe của các bệnh viện lớn tại Hà Nội, Bí thư Thành ủy Đà Nẵng yêu cầu Bệnh viện Đà Nẵng tính toán, tư vấn kỹ vấn đề này với nhà thầu của 2 công trình y tế lớn đang thi công, tránh gây nên điểm nóng về giữ xe, giao thông sau khi đi vào hoạt động.

Hà Tĩnh: Nở rộ dịch vụ lái thay tài xế khi đã uống bia, rượu

TRẦN TUẤN |

Hà Tĩnh - Sau cuộc nhậu tưng bừng, để an toàn trên hành trình về nhà và tránh không bị cảnh sát giao thông kiểm tra xử phạt vi phạm nồng độ cồn, nhiều “dân nhậu” ở Hà Tĩnh chỉ việc gọi dịch vụ lái thay tài xế đến trợ giúp.

Bắc Ninh: Di dời trên 3.000 ngôi mộ phục vụ thi công đường Vành đai 4

Trần Tuấn |

Tổng diện tích đất cần thu hồi phục vụ giải phóng mặt bằng đường Vành đai 4 qua Bắc Ninh là 389ha (trong đó đất ở chiếm gần 3%, đất nông nghiệp chiếm trên 96%). Số mộ phải di dời là 3.189 ngôi mộ.

Bỏ quên cầu đi bộ, người dân vội vã sang đường bất chấp nguy hiểm

Hải Danh - Việt Dũng |

Hiện nay, TP Hà Nội có khoảng 70 cầu bộ hành ở các nút giao cắt và khu vực gần bệnh viện, trường học, nơi có mật độ giao thông đông đúc. Tuy nhiên, nhiều người dân bỏ mặc sự tồn tại của các cây cầu này, vô tư băng qua đường mặc cho các phương tiện khác đang di chuyển với tốc độ cao, tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn giao thông.

Hà Nội yêu cầu xem xét vị trí đặt cầu đi bộ trên đường Trần Khát Chân

Tùng Giang |

Hà Nội - Phó Chủ tịch UBND TP.Hà Nội đã truyền đạt ý kiến chỉ đạo đến các đơn vị chức năng có thẩm quyền, để xem xét về dự án xây cầu đi bộ trên đường Trần Khát Chân sau khi nhiều hộ dân phường Phố Huế (quận Hai Bà Trưng) kiến nghị cuộc sống của họ gián đoạn, đảo lộn bởi những bức xúc từ chính dự án này đem lại.

Xây cầu đi bộ đường Trần Khát Chân, người dân phản đối vì vị trí bất hợp lý

Tùng Giang - Đinh Thiện |

Hà Nội - Phản ánh đến Lao Động, các hộ dân từ số nhà 440 đến số nhà 454 đường Trần Khát Chân (phường Phố Huế, quận Hai Bà Trưng) cho biết, dự án xây cầu đi bộ tại khu vực này đang không chỉ làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống sinh hoạt, công việc kinh doanh của các hộ dân mà vị trí đặt công trình chưa phù hợp, không mang lại tối đa hiểu quả công trình phúc lợi của Nhà nước và lợi ích của người dân.