Hà Nội: Bếp than tổ ong xuất hiện trên nhiều tuyến phố trung tâm

HOÀI ANH - TÙNG GIANG |

Theo Chỉ thị 15/CT-UBND của UBND thành phố Hà Nội, từ đầu năm 2021, trên địa bàn thành phố sẽ xoá bỏ hoàn toàn việc sử dụng bếp than tổ ong. Tuy nhiên, theo ghi nhận của phóng viên Báo Lao Động, đến thời điểm này nhiều nơi vẫn sử dụng loại bếp gây ô nhiễm môi trường này.

Người làm than tổ ong chưa tìm ra cách chuyển đổi mô hình kinh doanh

Ghi nhận của phóng viên Lao Động tại xóm Ngọc Thụy, chân cầu Long Biên (Hà Nội) - xưởng sản xuất, tập kết than tổ ong lâu đời tại Thủ đô: Các mẻ than thành phẩm được xếp chồng lên nhau chờ xuất xưởng, cung cấp cho các hộ kinh doanh hay hộ gia đình sử dụng.

Công nhân sản xuất than tổ ong cho biết, thời điểm trước, than tổ ong có nhiều người mua và sử dụng bởi mức giá phải chăng. Đến nay, việc bán than tổ ong trở nên cầm chừng vì nhiều hộ gia đình đã chuyển qua sử dụng bếp gas, bếp điện.

Ông Nguyễn Ngọc Thắng (45 tuổi, quê Phúc Thọ) cho rằng, không còn nhiều hộ gia đình đặt mua than tại xưởng vì tính tiện lợi thua xa bếp điện. Xưởng sản xuất nơi ông làm việc hằng ngày chỉ cung cấp cho các hộ kinh doanh nhỏ lẻ trên địa bàn phường Ngọc Thụy là chủ yếu.

“Thực ra, các hộ dân có hoàn cảnh kinh tế khó khăn mới duy trì sử dụng bếp than tổ ong, vì giá rẻ hơn nhiều so với bếp điện”, ông Thắng nói.

Khi được hỏi về công việc mới sau khi nghỉ làm than, ông Thắng trả lời: “Tôi vẫn chưa biết làm gì sau khi nghỉ nghề. Nghề này tuy vất vả nặng nhọc thật đấy nhưng thu nhập cũng đủ để tôi nuôi các con của mình ăn học”.

Vẫn xuất hiện trên nhiều tuyến phố

Ngày 12.1, ghi nhận của phóng viên Báo Lao Động tại một số tuyến phố thuộc khu vực chợ Đồng Xuân (quận Hoàn Kiếm, Hà Nội): Phố Hàng Khoai, phố Nguyễn Thiện Thuận, phố Cầu Đông,... vẫn còn những hộ gia đình sử dụng bếp than tổ ong, chủ yếu ở các hàng quán nhỏ lẻ, bếp đặt trên vỉa hè, bên gốc cây, chân cột điện…

Trên thực tế, dù đa phần người dân đều nhận thức được sự nguy hại đến sức khỏe từ bếp than tổ ong, tuy nhiên, do giá “siêu rẻ”, một số hộ gia đình, hộ kinh doanh vẫn sử dụng.

Chị N.T.C (phường Đồng Xuân, quận Hoàn Kiếm), chủ một tiệm kinh doanh đồ ăn cho hay: “Biết việc sử dụng than tổ ong là độc hại, nhưng do chi phí bỏ ra thấp, mỗi ngày cửa hàng của tôi chỉ dùng dưới 10 nghìn đồng tiền mua than tổ ong phục vụ chế biến thực phẩm nên tôi vẫn dùng. Giờ nếu thay thế bằng bếp điện, bếp gas chi phí sẽ đội lên 600.000 đến 700.000 đồng/tháng, gấp đôi so với bếp than”.

Theo chị C, người làm kinh doanh luôn mong muốn bỏ vốn ít và tối ưu lợi nhuận. Nhưng nếu nhà nước đã cấm, chị sẵn sàng thay đổi, không tiếp tục sử dụng bếp than tổ ong trong kinh doanh nữa.

Chia sẻ với phóng viên, bà T.T.M (trú tại phường Ngọc Thụy) cho biết, cả hai vợ chồng bà là lao động tự do, kinh tế chủ yếu dựa vào việc người khác thuê mướn theo ngày. Cũng theo bà M, gia đình vẫn giữ thói quen sử dụng bếp than tổ ong do giá thành rẻ.

“Việc ngừng sử dụng bếp than tổ ong cũng được chính quyền phường vận động. Tôi và chồng cũng đã có kế hoạch mua một chiếc bếp ga mới thay thế bếp than trong thời gian tới”, bà M cho hay.

Cần duy trì liên tục công tác tuyên truyền, thu hồi,...

Bà Lê Thanh Thủy - Trưởng phòng Quản lý Dự án và Truyền thông, Chi cục Bảo vệ môi trường, Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội cho rằng, việc tuyên truyền, vận động thậm chí thu hồi bếp than tổ ong cần diễn ra liên tục, không ngừng. Bởi dù có quyết liệt đến mấy thì phần trăm rất lớn vẫn phụ thuộc vào ý thức của người dân.

“Rất khó để kỳ vọng vào con số 100% không còn hộ dân sử dụng bếp than tổ ong. Chúng ta phải nhìn vào nỗ lực vì dù có đạt được con số trên đi nữa thì tình trạng tái sử dụng bếp than tổ ong trên địa bàn thành phố vẫn có thể diễn ra. Vì vậy, tôi sẽ nghiêng về việc sự duy trì chức năng, nhiệm vụ, trách nhiệm của chính quyền địa phương, các quận huyện trong việc thực hiện Chỉ thị 15 này hơn là việc chúng ta tính về các con số.

Các quận huyện mặc dù tỉ lệ sử dụng bếp than tổ ong không còn nhiều, như quận Hoàn Kiếm, ngay hết quý II năm 2020 đã công bố xóa hết được 100% bếp than tổ ong, nhưng cuối cùng tình trạng tái diễn vẫn diễn ra, vì thế công tác đó phải được duy trì liên tục”, bà Thủy nói.

Về phía quận Hoàn Kiếm, đại diện quận cho biết, từ đầu năm 2018, quận đã yêu cầu các phường rà soát trên địa bàn và tuyên truyền, vận động người dân dừng sử dụng bếp than tổ ong. Thêm vào đó, quận cũng đã tổ chức các ngày hội đổi bếp cũng như thăm khám cho những người dân sử dụng bếp than tổ ong.

“Đến 1.7.2020, quận đã thay thế hoàn toàn được 2.225 bếp than tổ ong. Tiếp đó chúng tôi cũng đi kiểm tra rà soát lại những trường hợp tái sự dụng bếp than tổ ong”, đại diện quận cho hay.

HOÀI ANH - TÙNG GIANG
TIN LIÊN QUAN

"Giấu" bếp than tổ ong vào chân cầu vượt đi bộ để sử dụng "chui"

HOÀI ANH - TÙNG GIANG |

Mặc dù biết rõ than tổ ong độc hại, song vì giá thành rẻ nên một số người dân vẫn lựa chọn sử dụng.

Hà Nội: Bếp than tổ ong vẫn "âm ỉ" tồn tại

Tùng Giang - Hoài Anh |

Bếp than tổ ong vẫn "âm ỉ" tồn tại, được che chắn khéo léo dưới gầm cầu đi bộ đường Trần Nhật Duật và xuất hiện quanh khu vực chợ Đồng Xuân (Hoàn Kiếm, Hà Nội).

Còn 11.000 bếp than tổ ong, Hà Nội làm gì để xóa bỏ hoàn toàn vào 2021?

Nguyễn Hà - Văn Thắng |

Theo Chỉ thị 15, UBND thành phố Hà Nội yêu cầu đến năm 2021 phải xóa bỏ hoàn toàn bếp than tổ ong. Nhưng theo thống kê, vẫn còn 11.000 bếp than được sử dụng, vậy Hà Nội làm thế nào để xóa bỏ được hoàn toàn? PV có cuộc trao đổi với bà Lê Thanh Thủy - Trưởng phòng Quản lý Dự án và Truyền thông, Chi cục Bảo vệ môi trường, Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội.

Huấn luyện viên Troussier ra mắt vào ngày 27.2

AN NGUYÊN |

Lễ ra mắt tân huấn luyện viên trưởng đội tuyển quốc gia và U23 Việt Nam - ông  Philippe Troussier sẽ diễn ra vào ngày 27.2 tới đây.

Bóng đá nam SEA Games 32: Cơ hội và thách thức cho U22 Việt Nam

AN NGUYÊN |

Quy định không sử dụng cầu thủ quá tuổi ở môn bóng đá nam tại SEA Games 32 vừa là cơ hội nhưng cũng là thách thức cho U22 Việt Nam.

Số phận của hiệp ước kiểm soát vũ khí hạt nhân cuối cùng giữa Nga - Mỹ

Khánh Minh |

Nga tuyên bố đình chỉ New START - hiệp ước kiểm soát vũ khí hạt nhân cuối cùng với Mỹ nhằm ngăn chặn ngày tận thế hạt nhân.

Bất bình chó thả rông công viên, không rọ mõm, không ai xử phạt

MINH HÀ - HÀ CHI |

Theo ghi nhận tại một số địa điểm công cộng ở Hà Nội như công viên Thống Nhất, bãi đất trống khu vực Hồ Tây mặc dù đã có biển cảnh báo cấm chó thả rông tuy nhiên tình trạng này vẫn diễn ra khiến người dân không khỏi bất an, lo lắng.

Xét xử cựu thiếu tá công an làm giả quyết định khởi tố

Anh Tú |

TPHCM - Sáng 22.2, TAND TPHCM  đưa ra xét xử sơ thẩm bị cáo Nguyễn Tuấn Thanh - cựu thiếu tá, điều tra viên thuộc Phòng Cảnh sát hình sự (PC02) Công an TPHCM về tội 'giả mạo trong công tác'.

"Giấu" bếp than tổ ong vào chân cầu vượt đi bộ để sử dụng "chui"

HOÀI ANH - TÙNG GIANG |

Mặc dù biết rõ than tổ ong độc hại, song vì giá thành rẻ nên một số người dân vẫn lựa chọn sử dụng.

Hà Nội: Bếp than tổ ong vẫn "âm ỉ" tồn tại

Tùng Giang - Hoài Anh |

Bếp than tổ ong vẫn "âm ỉ" tồn tại, được che chắn khéo léo dưới gầm cầu đi bộ đường Trần Nhật Duật và xuất hiện quanh khu vực chợ Đồng Xuân (Hoàn Kiếm, Hà Nội).

Còn 11.000 bếp than tổ ong, Hà Nội làm gì để xóa bỏ hoàn toàn vào 2021?

Nguyễn Hà - Văn Thắng |

Theo Chỉ thị 15, UBND thành phố Hà Nội yêu cầu đến năm 2021 phải xóa bỏ hoàn toàn bếp than tổ ong. Nhưng theo thống kê, vẫn còn 11.000 bếp than được sử dụng, vậy Hà Nội làm thế nào để xóa bỏ được hoàn toàn? PV có cuộc trao đổi với bà Lê Thanh Thủy - Trưởng phòng Quản lý Dự án và Truyền thông, Chi cục Bảo vệ môi trường, Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội.