Hà Nội: 5.100 lao động tự do ảnh hưởng dịch COVID-19 nhận hỗ trợ

ANH THƯ |

Hà Nội đã ra quyết định hỗ trợ cho người lao động, người sử dụng lao động gặp khó khăn do đại dịch COVID-19 với kinh phí trên 215 tỉ đồng.

Hỗ trợ các nhóm đối tượng

Tại Toạ đàm triển khai chính sách hỗ trợ người lao động và người gặp khó khăn do đại dịch COVID-19, ông Nguyễn Hồng Dân - Phó Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội Hà Nội cho biết, tính đến ngày 12.8, các sở, ngành có liên quan và các quận, huyện, thị xã tại Hà Nội đã ra quyết định hỗ trợ cho người lao động, người sử dụng lao động gặp khó khăn do đại dịch COVID-19 với kinh phí trên 215 tỉ đồng, trong đó, đã thực hiện được gần 144 tỉ đồng.

Trong số này, nhóm lao động tự do (khu vực không có giao kết hợp đồng lao động) đã được các quận, huyện hỗ trợ cho hơn 5.100 người với trên 7,7 tỉ đồng.

Người lao động khó khăn bị ảnh hưởng bởi đại dịch. Ảnh minh hoạ: Tùng Giang
Người lao động khó khăn bị ảnh hưởng bởi đại dịch. Ảnh minh hoạ: Tùng Giang

Trong đó, giảm mức đóng vào Quỹ Tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp cho 88.250 đơn vị, với 1,47 triệu lao động, kinh phí hơn 101 tỉ đồng; tạm dừng đóng Quỹ Hưu trí tử tuất cho 34 đơn vị, hơn 2.900 lao động, số tiền hơn 20,5 tỉ đồng; phê duyệt hồ sơ cho 1.123 lao động tạm hoãn hợp đồng nghỉ việc không hưởng lương, kinh phí 4,7 tỉ đồng; hỗ trợ 16 lao động ngừng việc số tiền 25 triệu đồng; hỗ trợ cho gần 19.500 trường hợp F0, F1, trẻ em. Nhóm lao động tự do, các quận huyện đã phê duyệt chi trả cho 5.170 người, với kinh phí 7,75 tỉ đồng.

Ngân hàng chính sách xã hội Hà Nội mới phê duyệt hồ sơ 2 đơn vị với hơn 2.400 lao động, số tiền 10,72 tỉ đồng.

Đề xuất hỗ trợ thêm 10 nhóm đối tượng

Ông Dân cho hay, về nhóm lao động, cơ sở phản ánh gặp nhiều vướng mắc trong xác định đối tượng, số lần hỗ trợ, xác nhận cư trú và xác nhận không lĩnh trợ cấp tại nơi thường trú để tránh trường hợp trục lợi chính sách.

Cụ thể, về đối tượng áp dụng theo Khoản 1, Điều 3 Luật Việc làm quy định: “Người lao động là công dân Việt Nam từ đủ 15 tuổi trở lên, có khả năng lao động và có nhu cầu làm việc”. Lao động đó cư trú hợp pháp trên địa bàn và đang mất việc làm trong khoảng thời gian từ 1.5 đến 31.12.2021 và được hỗ trợ 1,5 triệu đồng/người/lần trong khoảng thời gian này.

Cửa hàng ở Hà Nội đóng cửa. Ảnh Tùng Giang.
Cửa hàng ở Hà Nội đóng cửa. Ảnh Tùng Giang.

Về thủ tục nhận hỗ trợ với nhóm lao động tự do, ông Nguyễn Hồng Dân thông tin, lao động điền thông tin theo mẫu. Với trường hợp xác nhận cư trú và tạm trú, lao động xin xác nhận từ công an phường xã bởi theo Luật Cư trú có hiệu lực từ 1.7.2021 cư dân có thẻ căn cước công dân có gắn chip không cần phải xuất trình hộ khẩu, giấy tạm trú mà việc xác nhận này sẽ do công an phường, xã thực hiện trên hệ thống cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư.

Bên cạnh đó, với người tạm trú có giấy xác nhận không lĩnh tiền hỗ trợ tại nơi thường trú để tránh việc hưởng 2 lần, trục lợi chính sách. "Quy trình xét duyệt thì tại phường xã cũng phải có Hội đồng xét duyệt, công khai danh sách nơi xét duyệt” - ông Nguyễn Hồng Dân cho biết thêm.

Để người dân bị ảnh hưởng nặng bởi dịch COVID-19 và các đối tượng chính sách người có công, bảo trợ xã hội, người thuộc hộ nghèo, cận nghèo… có điểm tựa an sinh để vượt qua giai đoạn khó khăn, thời gian qua, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội Hà Nội đã rà soát, đánh giá và đề xuất các cơ quan chức năng thành phố Hà Nội ban hành chính sách, kinh phí hỗ trợ cho các nhóm đối tượng này.

Đây là chính sách hỗ trợ đặc thù, ngoài gói hỗ trợ an sinh xã hội dành cho người lao động và người sử dụng lao động bị ảnh hưởng bởi đại dịch COVID-19 theo nội dung Nghị quyết số 68/NQ-CP, ngày 1-7-2021 và Quyết định số 23/2021/QĐ-TTg, ngày 7-7-2021, của Thủ tướng Chính phủ và Quyết định số 3642/QĐ-UBND, ngày 21-7-2021, của UBND thành phố Hà Nội. Theo phương án đề xuất, Hà Nội có thêm 10 nhóm đối tượng dự kiến được hỗ trợ.

Cụ thể, 10 nhóm đối tượng bổ sung được hưởng chính sách hỗ trợ đặc thù của TP Hà Nội, bao gồm:

- Hỗ trợ hộ nghèo;

- Hỗ trợ hộ cận nghèo;

- Hỗ trợ đối tượng bảo trợ xã hội đang hưởng trợ cấp xã hội tại cộng đồng;

- Hỗ trợ đối tượng bảo trợ xã hội đã được tiếp nhận vào trung tâm bảo trợ xã hội nhưng đang sống tại gia đình, chưa vào lại trung tâm do ảnh hưởng của dịch;

- Hỗ trợ người có công với cách mạng đang hưởng trợ cấp ưu đãi hàng tháng; thương binh hưởng trợ cấp mất sức lao động hàng tháng, thân nhân người có công đang hưởng trợ cấp ưu đãi hàng tháng;

- Người lao động làm việc tại hộ kinh doanh phải tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động, nghỉ việc không hưởng lương do hộ kinh doanh tạm dừng hoạt động theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền để phòng, chống dịch COVID-19;

- Người lao động làm việc tại hộ kinh doanh (có ký hợp đồng lao động với người lao động và có đóng bảo hiểm xã hội) chấm dứt hợp đồng lao động nhưng không đủ điều kiện hưởng trợ cấp thất nghiệp.

- Người lao động làm việc tại các cơ sở giáo dục dân lập, tư thục ở cấp giáo dục mầm non, mẫu giáo, tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông, giáo dục nghề nghiệp có ký hợp đồng lao động nhưng phải tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động, nghỉ việc không hưởng lương và không thuộc đối tượng được quy định tại chương IV Quyết định số 23/2021/QĐ-TTg.

- Người lao động làm việc tại các cơ sở giáo dục dân lập, tư thục ở cấp giáo dục mầm non, mẫu giáo, tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông, giáo dục nghề nghiệp có ký hợp đồng lao động nhưng phải chấm dứt hợp đồng lao động và không thuộc đối tượng được quy định tại chương VI Quyết định số 23/2021/QĐ-TTg phải tạm dừng hoạt động theo yêu cầu cơ quan nhà nước về phòng chống dịch Covid-19.

- Hỗ trợ nhóm trẻ, lớp mẫu giáo độc lập tư thục (có trụ sở chính tại Hà Nội và do cơ quan có thẩm quyền quyết định thành lập theo quy định) phải tạm dừng hoạt động theo yêu cầu cơ quan nhà nước về phòng chống dịch COVID-19.

ANH THƯ
TIN LIÊN QUAN

Lao động tự do có được nhận hỗ trợ nhiều lần do ảnh hưởng dịch COVID-19?

ANH THƯ |

Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội giải đáp thắc mắc của bạn đọc về chính sách hỗ trợ lao động tự do ảnh hưởng của dịch COVID-19.

Lao động Việt Nam làm việc ở Malaysia gặp khó khăn được hỗ trợ gì?

ANH THƯ |

Do ảnh hưởng của dịch COVID-19, nhiều lao động Việt Nam tại Malaysia đang trong tình trạng thiếu hoặc không có việc làm.

Dịch COVID-19 làm "tê liệt" thị trường lao động sôi nổi nhất

ANH THƯ |

Tác động của dịch COVID-19 trong 7 tháng đầu năm 2021 đến thị trường lao động vô cùng lớn, đặc biệt trong tháng 7 đã làm “tê liệt” một thị trường lao động phía Nam sôi động nhất, thu hút nhân lực nhất của cả nước.

Bóng đá nam SEA Games 32: Cơ hội và thách thức cho U22 Việt Nam

AN NGUYÊN |

Quy định không sử dụng cầu thủ quá tuổi ở môn bóng đá nam tại SEA Games 32 vừa là cơ hội nhưng cũng là thách thức cho U22 Việt Nam.

Số phận của hiệp ước kiểm soát vũ khí hạt nhân cuối cùng giữa Nga - Mỹ

Khánh Minh |

Nga tuyên bố đình chỉ New START - hiệp ước kiểm soát vũ khí hạt nhân cuối cùng với Mỹ nhằm ngăn chặn ngày tận thế hạt nhân.

Bất bình chó thả rông công viên, không rọ mõm, không ai xử phạt

MINH HÀ - HÀ CHI |

Theo ghi nhận tại một số địa điểm công cộng ở Hà Nội như công viên Thống Nhất, bãi đất trống khu vực Hồ Tây mặc dù đã có biển cảnh báo cấm chó thả rông tuy nhiên tình trạng này vẫn diễn ra khiến người dân không khỏi bất an, lo lắng.

Xét xử cựu thiếu tá công an làm giả quyết định khởi tố

Anh Tú |

TPHCM - Sáng 22.2, TAND TPHCM  đưa ra xét xử sơ thẩm bị cáo Nguyễn Tuấn Thanh - cựu thiếu tá, điều tra viên thuộc Phòng Cảnh sát hình sự (PC02) Công an TPHCM về tội 'giả mạo trong công tác'.

Một nghìn lẻ một tranh chấp phổ biến trong quản lý chung cư

ĐỨC MẠNH |

Hiệp hội Bất động sản Việt Nam thống kê hiện có 129/845 tòa nhà, cụm tòa chung cư tại Hà Nội có tranh chấp, khiếu kiện trong khi con số trên tại TPHCM là 105/935.

Lao động tự do có được nhận hỗ trợ nhiều lần do ảnh hưởng dịch COVID-19?

ANH THƯ |

Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội giải đáp thắc mắc của bạn đọc về chính sách hỗ trợ lao động tự do ảnh hưởng của dịch COVID-19.

Lao động Việt Nam làm việc ở Malaysia gặp khó khăn được hỗ trợ gì?

ANH THƯ |

Do ảnh hưởng của dịch COVID-19, nhiều lao động Việt Nam tại Malaysia đang trong tình trạng thiếu hoặc không có việc làm.

Dịch COVID-19 làm "tê liệt" thị trường lao động sôi nổi nhất

ANH THƯ |

Tác động của dịch COVID-19 trong 7 tháng đầu năm 2021 đến thị trường lao động vô cùng lớn, đặc biệt trong tháng 7 đã làm “tê liệt” một thị trường lao động phía Nam sôi động nhất, thu hút nhân lực nhất của cả nước.