Hà Giang: Bản Tày nhộn nhịp đổi công đụng lợn, bước vào tháng Tết

Toan Nguyễn |

Những ngày cuối năm khi mưa phùn toả trên những cành hoa đào, hoa mận, thì bản Tày ở Hà Giang lại bắt đầu nhộn nhịp đổi công đụng lợn, bước vào tháng Tết.

Cũng như các dân tộc anh em khác, người Tày coi tết Nguyên Đán là lễ quan trọng nhất trong năm. Bởi đây là dịp tổng kết lại một năm, thờ cúng tạ ơn tổ tiên, trời, đất.

Người Tày bắt đầu đụng lợn từ ngày 23 tháng Chạp đến ngày 30 Tết. Trong một tuần lễ này, từng nhà, từng xóm đổi công cho nhau đụng lợn để kịp có thịt treo trong nhà ăn Tết. Cũng như đổi công mùa cày cấy, làm nương, đổi công đụng lợn mang theo sự tương hỗ, gắn kết của cộng đồng, làng xóm và họ tộc.

Lợn Tết được cân trước khi được mang đi đụng. Ảnh: Toan Nguyễn
Lợn Tết được cân trước khi được mang đi đụng. Ảnh: Toan Nguyễn

Từ tờ mờ sớm, đàn ông trong xóm tụ về nhà đầu tiên đụng lợn. Trước đó, chủ nhà đã thức dậy đun nồi nước sôi sùng sục trên bếp lửa để chờ mọi người.

Còn đám thanh niên khỏe mạnh thì nhảy vào chuồng lùa con lợn to nhất đàn vào một góc, trói lại rồi khiêng ra khỏi chuồng. Tiếng lợn kêu được ví như tiếng pháo nổ, báo hiệu tháng “ăn chơi” của người miền rừng bắt đầu.

Ngày trước, chỉ nhà nào có lợn to nhất để mổ Tết mới được quyền nổ tiếng pháo đầu tiên, tức là mổ lợn trước nhất cả bản. Sau đó rềnh ràng dưới chân núi tiếng lợn kêu từ các xóm lần lượt vang khắp bản làng.

Ở bản Lúp thuộc xã Phương Độ, thành phố Hà Giang là nơi cư ngụ lâu đời của người dân tộc Tày, lịch sử truyền lại cũng ngót nghét 800 năm. Bản thuần người dân tộc Tày nên dù cách thành phố không xa nhưng vẫn giữ gần như nguyên vẹn các giá trị văn hóa dân tộc. Dưới những nếp nhà sàn mái cọ yên bình, các phong tục đón Tết mừng xuân truyền thống vẫn còn được gìn giữ nguyên vẹn.

Khi xưa, nơi đây giữ tục chọn đúng ngày 30 Tết để cùng nhau đụng lợn. Lợn sau chọc tiết, làm lông xong đều được khiêng ra suối để rửa sạch làm lòng, phần cho tiện nước, phần quan trọng nhất là để khoe, để đọ ngầm với nhau xem ai đụng lợn Tết to hơn.

Nếu có một nhà nào vì khó khăn, làm ăn thất bát không có lợn đụng Tết sẽ thực sự buồn và tủi hổ với xóm làng năm đó. Bởi trước đây không có nhiều chợ hay người buôn bán hằng ngày để chạy ra mua vài cân thịt, ít xương về được. Thế nên, khó khăn vất vả thế nào thì mỗi nhà cũng chuẩn bị cho mình một con lợn trong chuồng để đụng lấy thịt, làm lạp xưởng treo gác bếp trong những ngày Tết.

Người kém thì đụng lợn 30 – 50 kg, người khá hơn thì mổ lợn từ 80 kg đến 1 tạ. Còn không thể tự nuôi thì dạm trước chia phần với anh em họ hàng.

Ngày đụng lợn vui nhất là đám trẻ. Bọn ấy vốn vô lo, vô nghĩ như chim, như sóc trên rừng; vậy mà hôm ấy cũng không ngại cái lạnh cuối đông mà dậy thật sớm để xem người lớn đụng lợn.

Lạp xườn món đặc sản từ lòng và thịt lợn được treo gác bếp cho khô
Lạp xưởng - món đặc sản từ lòng và thịt lợn được treo gác bếp để hong khô. Ảnh: Toan Nguyễn

Bữa cơm ngày đụng lợn bao giờ cũng đông vui hơn cả. Các món ăn truyền thống của dân tộc với nguyên liệu chính là thịt lợn được bày trên mâm nóng hổi sau khi dâng cúng tổ tiên, con cháu bắt đầu cùng nhau quây quần thưởng thức. Có lẽ cũng bởi vậy mà mỗi nếp nhà sàn vào dịp này lại thơm lừng mùi vị của ấm no, của đoàn viên.

Toan Nguyễn
TIN LIÊN QUAN

Nhớ da diết những ngày... "đụng lợn" đón Tết

Trần Tuấn |

Mỗi năm, trước khi rời thành phố về quê đón Tết, tôi gọi điện thoại hỏi mẹ “năm nay nhà mình đụng lợn có to không?”.

Đụng lợn Tết: Một nét văn hóa

ĐĂNG HUỲNH |

Đụng lợn ngày Tết đã được gia đình ông Phạm Đình Hiền (Hưng Yên) duy trì suốt hơn 20 chục năm nay. Thế nhưng, khi giá thịt lợn tăng và vòng xoáy của dịch vụ khiến cho nét văn hoá truyền thống này có nguy cơ mất đi.

Độc đáo tục mổ lợn béo, gói bánh chưng đen ngày Tết Nguyên đán

Hải Đăng |

Tục mổ lợn Tết của người Thu Lao ở Lào Cai rất độc đáo. Con lợn được gia chủ tự tay chăm sóc, chọn ngày đẹp để mổ thờ cúng ông bà tổ tiên. Con lợn được hóa kiếp trên tấm phản ngay trước ban thờ, vừa mổ lợn, người ta vừa thắp hương khấn báo công với tổ tiên về thành quả trong năm cũ, cầu một năm mới làm ăn nhiều may mắn.

Điều gì khiến lăng mộ Nefetari được mệnh danh là ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập

Yến Nhi |

Được mệnh danh là "ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập", lăng mộ cổ của nữ hoàng Nefetari không chỉ có kiến trúc xa hoa mà còn chứa đựng một câu chuyện hấp dẫn.

Tiền vệ Hùng Dũng: Tôi buồn vì không thể tặng quà thầy Park Hang-seo

AN NGUYÊN |

Tiền vệ Hùng Dũng và các đồng đội tuyển Việt Nam bày tỏ sự tiếc nuối khi không thể mang về món quà ý ở giải đấu cuối cùng của huấn luyện viên Park Hang-seo.

Bắt tạm giam 2 nữ phó giám đốc Bệnh viện TP Thủ Đức

Việt Dũng |

Mở rộng điều tra vụ án sai phạm về đấu thầu xảy ra tại Bệnh viện TP Thủ Đức (TPHCM), Cơ quan Cảnh sát điều tra đã bắt tạm giam 2 phó giám đốc đơn vị này.

Bến xe lớn nhất nước đông nghẹt người về quê đón Tết

MINH QUÂN |

TPHCM - Chiều 16.1, hàng nghìn người đổ về bến xe Miền Đông mới để về quê đón Tết. Do lượng khách tăng đột biến nên bến xe Miền Đông mới không đủ ghế cho khách ngồi chờ, nhiều người phải ngồi dưới sàn nhà.

Tết Hà Nội với hương vị ô mai gừng thân quen

Vân Hoa |

Dịp Tết đến, người người đổ về Hàng Đường, con phố nổi tiếng về mứt, ô mai. Trong đó, ô mai gừng là món được mua nhiều hơn cả, bởi vị cay nồng, ấm đượm rất hợp với tiết xuân.

Nhớ da diết những ngày... "đụng lợn" đón Tết

Trần Tuấn |

Mỗi năm, trước khi rời thành phố về quê đón Tết, tôi gọi điện thoại hỏi mẹ “năm nay nhà mình đụng lợn có to không?”.

Đụng lợn Tết: Một nét văn hóa

ĐĂNG HUỲNH |

Đụng lợn ngày Tết đã được gia đình ông Phạm Đình Hiền (Hưng Yên) duy trì suốt hơn 20 chục năm nay. Thế nhưng, khi giá thịt lợn tăng và vòng xoáy của dịch vụ khiến cho nét văn hoá truyền thống này có nguy cơ mất đi.

Độc đáo tục mổ lợn béo, gói bánh chưng đen ngày Tết Nguyên đán

Hải Đăng |

Tục mổ lợn Tết của người Thu Lao ở Lào Cai rất độc đáo. Con lợn được gia chủ tự tay chăm sóc, chọn ngày đẹp để mổ thờ cúng ông bà tổ tiên. Con lợn được hóa kiếp trên tấm phản ngay trước ban thờ, vừa mổ lợn, người ta vừa thắp hương khấn báo công với tổ tiên về thành quả trong năm cũ, cầu một năm mới làm ăn nhiều may mắn.