GS-TS Võ Tòng Xuân - người gieo trồng bất tận

Lục Tùng |

Sự kiện gạo ST25 đăng quang tại Hội thi gạo ngon nhất thế giới lần thứ 11 tổ chức tại Manila (Philippines), có lẽ GS-TS Võ Tòng Xuân là người vui nhất. Bởi đó là quả ngọt sau hành trình nửa thế kỷ mà ông đã gieo trồng bất tận vì màu xanh no ấm...

“Cha nuôi” của gạo ngon Nhất thế giới

“Quá vui và quá vui”- GS Võ Tòng Xuân đã chia sẻ về thành tựu mà đúng 1/3 thế kỷ trước ông đã đặt nền móng. Chuyện bắt đầu vào năm 1990. Nhận thấy gạo Việt chỉ có thể bán cho các thị trường bình dân, giá thấp vì chất lượng chưa cao, GS Xuân trăn trở về giống lúa Việt chất lượng mới... Đúng lúc này, đồng nghiệp Viện Lúa quốc tế (IRRI) gửi tặng giống lúa Khao Dawk Mali 105 (Thái Lan) thì giấc mơ đã trở thành hiện thực.

Biết được đây là giống lúa quý có hạt dài, thơm, ngon cơm... GS Xuân nghĩ ngay đến kỹ sư Hồ Quang Cua - học trò cũ có niềm đam mê lúa giống ở Sóc Trăng với kỳ vọng: Sớm lai tạo ra giống lúa có mùi thơm, chất lượng ngon... Không phụ lòng thầy, sau 4 năm mày mò, kỹ sư Cua cho ra đời thế hệ đầu tiên với ký hiệu ST và ngay lập tức khiến giới nghiên cứu và người tiêu dùng chú ý bởi chất lượng vượt trội. Cứ thế, sau mỗi lần cải tiến, chất lượng lúa ngày càng được cải thiện hơn. Và khi đến dòng thứ 20 thì ST đã vang danh cả nước. Và một lần nữa, người “cha nuôi” Võ Tòng Xuân lại tìm cách hỗ trợ học trò cưng đưa “đứa con tâm huyết” vươn ra khỏi ao làng.

Cuối năm 2016, với tư cách “cố vấn” đoàn công tác nông nghiệp tỉnh Sóc Trăng sang Campuchia học kinh nghiệm quốc gia có 3 năm liên tiếp đạt giải Gạo ngon nhất thế giới, GS Xuân đã “bày binh bố trận” để ông Cua mục sở thị cách làm. Chính cách học “tai nghe mắt thấy” đã truyền lửa cho ông Cua mạnh dạn vươn ra biển lớn. Sau khi cải tiến một số khâu mang tính bổ trợ, có đủ tự tin, năm 2017, ông Cua mang gạo ST dự thi Hội thi gạo ngon nhất thế giới và lập tức đạt giải Ba. Đến năm 2019, gạo ST đời thứ 25 của ông đã gây ngạc nhiên cho cả thế giới khi lần đầu đưa tên Việt Nam có mặt trên bảng giành cho quốc gia có gạo đạt giải Nhất thế giới.

Hành trình nửa thế kỷ

“Tính đến thời điểm gạo ST lên ngôi gạo ngon nhất thế giới 2019, tôi có đúng nửa thế kỷ gắn bó với cây lúa” - GS Xuân chia sẻ. Nói chính xác hơn đó là hành trình nửa thế kỷ gắn bó với nghiệp gieo màu xanh no ấm cho người trồng lúa quốc tế. Chuyện bắt đầu từ năm 1969, sau khi tốt nghiệp thạc sĩ Nông hóa tại Đại học Nông nghiệp Philippines, GS Xuân được IRRI nhận vào làm vì có sáng kiến... giúp người trồng lúa. Do nhiều lý do khách quan, GS Xuân chọn học ngành Nông hóa, nhưng thâm tâm ông luôn ấp ủ hoài bão về cây lúa. Và vì ước mơ này mà ông đã trở thành người “đi xin”.

Khi tìm đến Viện IRRI xin dự các lớp huấn luyện lúa, họ cứng nhắc đòi hỏi đủ các thứ giấy tờ, trong đó có những thứ khó hơn hái sao trên trời, như: Giấy giới thiệu từ Chính phủ Việt Nam gửi sang... Biết khó, nhưng ông không bỏ cuộc. Hết nài nỉ, ông chuyển sang xin xỏ, chấp nhận tự lo chỗ ăn, chỗ ở... Thấy ông thiết tha học, Viện IRRI đồng ý nhưng chỉ với tư cách là người... dự thính.

Tuy nhiên do Viện mới thành lập, mọi thứ còn ở bước khởi đầu, nhất là nội dung, cơ cấu chương trình huấn luyện. “Nhờ trước đó, được Đại sứ quán Việt Nam tại Philippines mời làm thông dịch cho nhóm cán bộ Việt Nam sang dự khóa huấn luyện “Phương pháp huấn luyện cho người học nghề” do chuyên gia Hoa kỳ dạy nên tôi nắm được phương pháp dạy nghề tiên tiến”- GS Xuân chia sẻ. Vì vậy hết buổi học đầu tiên, ông gặp người quản lý góp ý...

Sau thoáng bất ngờ vì sự ngược đời này, người thầy bắt đầu nhận ra sự hợp lý ở học trò nên khuyến khích ông viết đề xuất. Bỏ cả đêm ra soạn, sáng hôm sau ông mang những điều tâm huyết vào và hồi hộp chờ đợi. Gần cuối ngày, Giám đốc IRRI mời đến thông báo: “Ngày mai vào làm việc”. Như rồng gặp mây, ông ra sức phát huy hết công lực. Sau thời gian hoạt động rộng khắp, ông đã chọn và đi sâu vào mô hình khuyến nông. Thông qua chị Kim Vy - sinh viên Việt Nam lấy chồng Philippines, ông có dịp quen với Bà Quizon - điền chủ ở tỉnh Batangas, cách trụ sở IRRI độ 60km.

Trong lần đến chơi, thấy tá điền ở đây phần lớn đều nghèo vì thiếu kỹ thuật canh tác, sẵn máu “hào hiệp Nam bộ”, ông tự nguyện giúp. Mỗi Chủ nhật, ông đón xe đò đến huấn luyện kỹ thuật rồi trực tiếp ra đồng “cầm tay chỉ việc”.

Nhờ đó mà chỉ sau hai năm, đời sống họ khá lên và ông được chủ điền nhận làm con nuôi. Từ những kinh nghiệm đó, ông đã đúc kết thành quyển sách: “Cẩm nang huấn luyện kỹ thuật trồng lúa cao sản”, được IRRI xuất bản năm 1972.

Người khai phóng khuyến nông lúa quốc tế

“Sau 10 năm học tập ở Philippines, năm 1971, tôi quyết định về nước với mong muốn góp phần giúp người trồng lúa”- GS Xuân chia sẻ - “Vì lẽ đó, tôi đã chọn Viện ĐH Cần Thơ làm nhà với mong muốn nhân nhanh kiến thức nông nghiệp”. Tại đây, ông đặt viên gạch cho “khuyến nông chính quy” bằng việc soạn giáo trình môn “Phổ triển”- tiền thân của bộ môn khuyến nông ngày nay và sáng tạo ra nhiều mô hình “khuyến nông cộng đồng”, được xem là “kinh điển” trên phạm vi toàn cầu. Với vốn kinh nghiệm cộng tác với Đài phát thanh Philippines thời sinh viên, ông mạnh dạn đặt vấn đề với Đài phát thanh Sài Gòn xây dựng “Chương trình Gia đình Bác Tám”, trong đó, ông nhận trách nhiệm chuyên môn kiêm diễn viên. Đây là chương trình phát thanh lúc 5 giờ sáng hằng ngày phổ biến kỹ thuật nông nghiệp thông qua loại hình kịch ngắn hấp dẫn nên có sức cuốn hút rộng khắp, đến mức khi tham gia tiếp quản ĐH Cần Thơ sau ngày thống nhất đất nước, ông Nguyễn Kim Quang (sau đó trở thành Phó Hiệu trưởng đầu tiên của ĐH Cần Thơ) đã hỏi ngay: “GS Võ Tòng Xuân - gia đình bác Tám - còn đây không?”.

Những ngày đầu thống nhất đất nước, sau khi nhanh chóng hòa mình vào làm dòng thác cách mạng, ông tiếp tục lập chiến tích mới trên lĩnh vực khuyến nông. Đình đám nhất là việc khởi sướng và trực tiếp chỉ huy “cuộc tổng tiến công rầy nâu”. Đầu năm 1976, nông dân ĐBSCL như rơi vào khốn khó khi hầu hết các giống lúa cao sản đương thời như: TN73-2, IR26 bị cháy rầy nâu biotyp 2. Nhiều nơi, nông dân phải bán cả bộ lư, thậm chí cả tủ thờ để cứu lúa nhưng không có tác dụng. Qua liên lạc, ông được tiến sĩ Gurdev Khush (Viện IRRI) gửi 5gr hạt giống lúa IR36 qua đường bưu điện.

“Lượng lúa giống nằm gọn trong bao thư, vì vậy, để cứu nông dân, phải nghĩ ra cách nhân giống nhanh nhất”- GS Xuân xúc động nhớ lại. Thế là phương pháp cấy 1 tép/bụi do chính GS Xuân sáng tạo. Cụ thể, khi cây lúa được 3 nhánh, tiếp tục tách ra, rồi cấy 1 tép/bụi... Chỉ trong 3 tháng, từ 5gr hạt ban đầu, đã thu về 2 tấn giống. Đến đây, ông lại khai sinh mô hình khuyến nông mà trước đó chưa từng có trên toàn cầu. Đó là thuyết phục lãnh đạo ĐH Cần Thơ “đóng cửa toàn trường” để đưa sinh viên giúp nông dân. Sau khi huấn luyện cấp tốc cho hơn 2.000 sinh viên 03 phương pháp cơ bản: sản xuất mạ, chuẩn bị đất cấy và kỹ thuật cấy lúa 1 tép/bụi, GS Xuân phát lệnh: Mỗi nhóm mang 01kg lúa giống để cấy ra 1.000m2. Cách này trái với tập quán lâu đời nên vấp phải phản ứng rất quyết liệt... Tuy nhiên khi biết tác giả là “giáo sư của chương trình Gia đình bác Tám”, nông dân tin tưởng... Nhờ đó, chỉ trong hai vụ trồng, giống IR36 đã phủ kín khắp các vùng lúa cao sản, nông dân trúng mùa. Trận đánh “giặc rầy nâu” do ông “tổng chỉ huy” toàn thắng.

Từ thành tựu này, năm 1982, ông được đích thân Thủ tướng Hun Sen đề nghị sang Campuchia hỗ trợ thực hiện chương trình gia tăng sản lượng lúa. Sau đó, ông được FAO mời sang Lào xây dựng chương trình phát triển nông nghiệp. Ông còn làm cố vấn khoa học cho nhiều tổ chức quốc tế: Viện IRRI; Trung tâm Khoai tây CIP (Peru), Viện Quản trị (Canada), Học viện Quản trị Châu Á (Philippines), Quỹ Rockefeller (Hoa kỳ), Ngân hàng Thế giới... Nhưng đáng nhớ nhất là ông bỏ tiền túi giúp nhiều quốc gia Châu Phi học trồng lúa để đánh thắng giặc đói nghèo. Năm 2006, qua giới thiệu của Việt kiều Đức, ngài Sahr Johnny - Đại sứ Cộng hoà Sierre Leone tại Bắc Kinh (Trung Quốc) - đã bay đến Việt Nam mời GS Xuân sang Sierra Leone tìm cách giúp quốc gia Tây Phi này thoát khỏi nạn thiếu lương thực sau nhiều năm chiến tranh thảm khốc.

Nhận thấy đây là cơ hội tốt để “đưa kỹ thuật trồng lúa Việt giúp quốc gia này có thể tự túc sản xuất lương thực”, GS Xuân đã xuất tiền túi sang Sierre Leone, với tư cách cá nhân là một chuyên gia cây lúa Việt Nam. Sau khi khảo sát, nhận thấy Sierra Leone đất rộng, người thưa, điều kiện khí hậu khá giống với ĐBSCL... nhưng phần lớn người dân thường xuyên đối mặt với thiếu đói là do thiếu trình độ và kỹ thuật canh tác, ông nhanh chóng kê toa thuốc đặc trị: “Tạo cho họ cái “cần câu” để có thể tự làm no bụng” - GS Xuân nhấn mạnh. Đây là điều hoàn toàn nằm trong tầm tay của nông dân ĐBSCL. Nếu làm được, bên cạnh giúp bạn, ta còn giúp nhiều nông dân Việt tham gia xuất khẩu lao động”.

Sau thành công ở đất nước được mệnh danh là “Núi Sư Tử”, nhiều quốc gia khác ở “lục địa già” mời và đều được GS đón nhận và thực hiện có hiệu quả bước đầu. Tuy nhiên, do những bất ổn chính trị tại các nước sở tại, sau đó GS đã đành phải gác lại việc thực hiện môt phần trong ước mơ nông giúp nông dân quốc tế gieo trồng no ấm... Giờ đây đã bước sang tuổi 80, nhưng lịch làm việc của ông vẫn kín những cuộc hẹn giúp nông dân trồng lúa theo hướng mới: An toàn, sinh học. Ông quả là người gieo trồng bất tận cho màu xanh no ấm!

Lục Tùng
TIN LIÊN QUAN

EAEU sẽ nhập khẩu 10.000 tấn gạo Việt trong năm 2021

Cường Ngô |

Trong khuôn khổ Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – Liên minh Kinh tế Á - Âu (EAEU), các quốc gia thuộc khối này cam kết dành 10.000 tấn gạo hạn ngạch thuế quan cho Việt Nam trong năm 2021.

Việt Nam và những cuộc đua vào tốp đầu thế giới: Kỳ tích gạo Việt

L.Tùng - Vũ Long |

Chỉ sau 14 năm, Việt Nam đã khiến cho thế giới kinh ngạc và nể phục khi từ quốc gia thiếu đói vươn lên trở thành một trong những cường quốc xuất khẩu gạo. Đặc biệt những năm gần đây, gạo Việt liên tục có mặt top đầu tại cuộc thi gạo ngon nhất thế giới. Đó là kỳ tích do Việt Nam tạo nên.

GS Võ Tòng Xuân: Xử lý nghiêm doanh nghiệp từ chối hợp đồng bán gạo dự trữ

Cường Ngô |

Theo giáo sư Võ Tòng Xuân, nếu hợp đồng giữa Tổng cục Dự trữ Nhà nước và các doanh nghiệp cung cấp gạo dự trữ đã được ký kết thì mọi việc có thể dễ dàng phân xử bởi về nguyên tắc, đã ký hợp đồng là phải thực hiện, nếu phá vỡ thì cứ căn theo hợp đồng, theo luật để xử lý và phải xử lý nghiêm.

Nhìn lại diễn biến vụ bé trai rơi xuống trụ bê tông ở Đồng Tháp

Bảo Bình - Dương Anh |

Liên quan vụ bé trai rơi xuống trụ bê tông ở Đồng Tháp, sau hơn nửa tháng tìm kiếm, lực lượng cứu hộ đã đưa được đoạn cọc thứ nhất (dài 12m) trong số 3 đoạn của cọc bêtông lên mặt đất và đang tiến hành các bước cứu hộ tiếp theo.

Khoảnh khắc AFF Cup: Khép lại hành trình của ông Park Hang-seo

NHÓM PV |

Bản tin Khoảnh khắc AFF Cup ngày 17.1. AFF Cup 2022 kết thúc, khép lại hành trình của huấn luyện viên Park Hang-seo với bóng đá Việt Nam.

Rung lắc thượng tầng tại Eximbank: Thập kỷ rối ren chưa kết thúc

Đức Mạnh |

Cơ cấu thượng tầng tại Ngân hàng Eximbank đã có nhiều biến động mạnh. Cổ đông ngoại gắn bó 16 năm đã chuyển nhà, thế chân bởi nhân tố bí ẩn liên quan đến Tập đoàn Bamboo Capital.

Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đã có nhiều giải pháp hỗ trợ người lao động mất việc

PHƯƠNG NGÂN - CHÂN PHÚC |

TPHCM - Tại LĐLĐ quận Bình Thạnh, sáng ngày 17.1, ông Trần Thanh Hải - Phó Chủ tịch Thường trực Tổng LĐLĐ Việt Nam đã đến thăm, động viên và trao quà Tết cho người lao động có hoàn cảnh khó khăn đang làm việc trên địa bàn. Đồng thời, ông Trần Thanh Hải cũng đã thông tin một số giải pháp nhằm hỗ trợ người lao động bị mất việc, giảm việc.

Cha đẻ của mèo AI mà cư dân mạng nhầm tưởng ở Ninh Thuận lên tiếng

Hữu Long |

Nguyễn Lê Thái Nguyên vẽ mèo Tết bằng công nghệ AI rồi chia sẻ lên trang cá nhân. Những hình ảnh tuyệt đẹp về mèo nhận được vô số lời khen từ nhiều người bạn. Có không ít người đến nay vẫn nhầm lẫn đây là mèo Tết có nguồn gốc từ Ninh Thuận.

EAEU sẽ nhập khẩu 10.000 tấn gạo Việt trong năm 2021

Cường Ngô |

Trong khuôn khổ Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – Liên minh Kinh tế Á - Âu (EAEU), các quốc gia thuộc khối này cam kết dành 10.000 tấn gạo hạn ngạch thuế quan cho Việt Nam trong năm 2021.

Việt Nam và những cuộc đua vào tốp đầu thế giới: Kỳ tích gạo Việt

L.Tùng - Vũ Long |

Chỉ sau 14 năm, Việt Nam đã khiến cho thế giới kinh ngạc và nể phục khi từ quốc gia thiếu đói vươn lên trở thành một trong những cường quốc xuất khẩu gạo. Đặc biệt những năm gần đây, gạo Việt liên tục có mặt top đầu tại cuộc thi gạo ngon nhất thế giới. Đó là kỳ tích do Việt Nam tạo nên.

GS Võ Tòng Xuân: Xử lý nghiêm doanh nghiệp từ chối hợp đồng bán gạo dự trữ

Cường Ngô |

Theo giáo sư Võ Tòng Xuân, nếu hợp đồng giữa Tổng cục Dự trữ Nhà nước và các doanh nghiệp cung cấp gạo dự trữ đã được ký kết thì mọi việc có thể dễ dàng phân xử bởi về nguyên tắc, đã ký hợp đồng là phải thực hiện, nếu phá vỡ thì cứ căn theo hợp đồng, theo luật để xử lý và phải xử lý nghiêm.