Gói ghém yêu thương, gửi Tết tới muôn phương

Bảo Hưng |

Làng nghề bánh chưng Vĩnh Hòa, xã Hợp Thành, huyện Yên Thành là làng nghề bánh chưng lớn nhất xứ Nghệ, sản phẩm của làng đã trở nên thân thuộc với người dân xứ Nghệ bởi chất lượng sản phẩm rất đặc biệt. Cũng là nguyên liệu từ gạo nếp, đậu xanh, thịt lợn và lá dong nhưng bánh chưng của làng Vĩnh Hòa lại để lại dấu ấn khó quên với mỗi người khi đã được thử qua.

Làng nghề không ngủ vào dịp Tết

Người dân làng Vĩnh Hòa vẫn tất bật với ruộng lúa, vườn rau. Nhìn ngoài không ai nghĩ những người nông dân chân chất ấy lại chính là các “nghệ nhân” trong việc làm bánh chưng, thứ bánh được xem là đặc sản nơi đây.

Năm 2008, làng bún bánh Vĩnh Hòa, xóm 9, xã Hợp Thành, huyện Yên Thành, tỉnh Nghệ An được công nhận là làng nghề. Cũng nhờ nghề gói bánh chưng, cuộc sống của người dân nơi đây dần no ấm. Trải qua nhiều năm, người dân làng bánh chưng Vĩnh Hòa đã đúc kết cho mình phương pháp làm nên chiếc bánh “ghi điểm” trong lòng thực khách.

Người dân làng Vĩnh Hòa gói bánh chưng quanh năm để bán cho người mua như một món bánh thường nhật. Tuy nhiên, vào dịp Tết, làng Vĩnh Hòa dường như không ngủ để đáp ứng nhu cầu của khách hàng.

Anh Lê Thái Yên (53 tuổi) một người làm nghề gói bánh chưng nhiều năm cho biết: “Bánh chưng của làng Vĩnh Hòa cũng có các công đoạn chuẩn bị như bình thường. Nguyên liệu làm bánh cũng từ gạo nếp, đậu xanh, thịt lợn, lá dong. Tuy nhiên, bánh của làng Vĩnh Hòa không gói quá to, nhiều nhân, trước khi gói, gạo nếp sẽ được gia vị thêm chút muối trắng để khi ra thành quả, miếng bánh sẽ đậm đà”.

Chiếc bánh chưng ở làng Vĩnh Hòa có phần nhân đầy ắp. Ảnh: Bảo Hưng
Chiếc bánh chưng ở làng Vĩnh Hòa có phần nhân đầy ắp. Ảnh: Bảo Hưng

Hiện nay, có 220/372 hộ dân tại làng Vĩnh Hòa làm nghề gói bánh chưng. Bởi lẽ đó, vào dịp Tết, cả làng đỏ lửa thâu đêm để nấu bánh. Những ngày này, làng Vĩnh Hòa rơi vào cảnh không ngủ. Nhà nhà đầy ắp những lá dong, gạo nếp những nguyên liệu để gói bánh. Miếng bánh chưng ngon có sự hòa trộn của nếp dẻo, bùi bùi của đậu xanh và béo ngậy của thịt lợn.

Những ngày giáp Tết, công việc của người dân làng Vĩnh Hòa bắt đầu từ 5h sáng. Mọi người trong gia đình đều được phân công những nhiệm vụ khác nhau. Người ngâm gạo, người gói bánh, chẻ lạt, róc lá. Có những gia đình mỗi ngày gói từ 1.000 - 2.000 chiếc bánh chưng. Hàng nghìn chiếc bánh này sau khi gói xong sẽ được luộc 6 đến 8 tiếng. Khi bánh chín được vớt ra, để nguội rồi giao đến tay khách đặt. Công việc vất vả, tất bật nhưng cũng là dịp để người dân nâng cao thu nhập cho gia đình mình.

“Nghề làm bánh này vất vả nhưng cũng rất vui bởi không chỉ là nghề mang lại thu nhập cho gia đình mà còn cho những người làm như chúng tôi trải qua không khí tết quanh năm”, ông Nguyễn Văn Hạ (63 tuổi) một người làm bánh chưng gần 20 năm nay chia sẻ.

“Gói” tình yêu quê hương gửi đi muôn phương

Bánh chưng làng Vĩnh Hòa không chỉ được người dân trong huyện ưa chuộng mà món ăn này đã được nhiều nhà hàng, khách sạn ở huyện Diễn Châu, TP. Vinh, Hà Nội, Sài Gòn đặt mua. Ngoài vị truyền thống, để phù hợp nhu cầu của nhiều người, hiện nay bánh chưng làng Vĩnh Hòa đã có nhiều loại như nhân đậu xanh, nhân thịt, nhân thập cẩm để người dân thoải mái lựa chọn.

Đối với người dân Vĩnh Hòa, bánh chưng đã trở thành món ăn quen thuộc. Trong nhà lúc nào cũng có sẵn, hễ có khách đến chơi, là đãi bánh chưng, nước chè xanh như một món đặc sản. “Món bánh chưng của làng Vĩnh Hòa đã “phủ sóng” nhiều nơi khiến những người làm bánh như chúng tôi có nhiều cơ hội để nâng cao thu nhập, việc làm đều đặn và thường xuyên nhưng đây cũng là áp lực, là thách thức mà chúng tôi phải đối mặt. Bởi mỗi khi gói bánh cho khách, chúng tôi dường như đã gói gém tình yêu và hương vị của quê hương để gửi đến những người con xa quê. Hiện nay, công nghệ phát triển, đã có nồi nấu bánh bằng điện, tuy nhiên, chúng tôi vẫn ưu tiên nấu bánh bằng bếp củi thì bánh sẽ chín dẻo và ngon nhất”, ông Hạ chia sẻ thêm.

Bánh chưng Vĩnh Hoà. Ảnh Bảo Hưng
Bánh chưng Vĩnh Hoà. Ảnh Bảo Hưng

Làng bánh chưng Vĩnh Hòa đã cùng người dân nơi đây trải qua bao mùa xuân, chứng kiến nhiều đổi thay của quê hương. Giữa những bộn bề lo toan của cuộc sống, khi nếm thử món bánh chưng Vĩnh Hòa nó vẫn vậy, vẫn trọn hương vị tết truyền thống. Chị Lê Thanh Huyền một người con quê Yên Thành nhưng đã theo chồng vào Nam cho biết: “Năm nào tôi cũng đặt bánh chưng ở làng Vĩnh Hòa về ăn trong những ngày tết. Bánh chưng ở đây có hương vị như món bánh chưng mà mẹ gói năm nào. Bạn bè đến chơi nhà cũng đều khen bánh dẻo ngon…”. Năm 2024 đang đến gần, cũng như thường lệ, năm nay người dân làng Vĩnh Hòa lại chuẩn bị vào mùa gói bánh chưng để mang một cái tết trọn vị gửi đến với tất cả mọi người..

Bảo Hưng
TIN LIÊN QUAN

Người dân làng làm bánh chưng ngon nức tiếng "tiết lộ" cách gói bánh chuẩn hương vị Tết

HẢI ĐĂNG |

Làng Tranh Khúc (xã Duyên Hà, huyện Thanh Trì, Hà Nội) vốn được mệnh danh là thủ phủ của bánh chưng. Những ngày này, dân làng tất bật chạy đua với thời gian để kịp phục vụ người dân dịp Tết Nguyên đán 2024.

Về nơi gói hơn 5.000 bánh chưng mỗi ngày, bếp đỏ lửa xuyên đêm

Tô Công |

Phú Thọ - Những ngày giáp Tết Nguyên đán Nhâm Dần 2024, Hợp tác xã nông thương Đất Tổ tại xã Hùng Việt, huyện Cẩm Khê cung cấp ra thị trường hàng nghìn chiếc bánh chưng mỗi ngày.

Sôi nổi hội thi gói 180 bánh chưng tặng đoàn viên, người lao động

NHƯ Ý |

Ngày 6.2, Công đoàn Công ty Cổ phần Sài Gòn Kim Liên tổ chức chương trình “Tết sum vầy, xuân chia sẻ” và Hội thi gói bánh chưng với sự tham dự của lãnh đạo Công đoàn ngành Công Thương Nghệ An, lãnh đạo Ban Giám đốc và toàn thể cán bộ công nhân viên công ty.

Không bày bán nhưng vẫn nhận ship thịt thú rừng ở lễ hội chùa Hương

NHÓM PHÓNG VIÊN |

Trước sự vào cuộc quyết liệt của cơ quan chức năng, tình trạng bày bán thịt thú rừng tại lễ hội chùa Hương đã không còn diễn ra. Tuy vậy, vẫn có tiểu thương nhận ship "hàng rừng" từ khu vực động Hương Tích ra bến đò suối Yến.

Mới đầu năm, môi giới đã rao bán cắt lỗ chung cư tới hàng trăm triệu đồng

Tuyết Lan |

Đầu năm, nhiều môi giới bất động sản đăng tin rao bán chung cư cắt lỗ hàng trăm triệu đồng. Đáng chú ý, phân khúc chung cư từ nửa cuối năm 2023 đều ghi nhận tốc độ tăng giá cao, có căn hộ lãi đậm gần 1 tỉ đồng chỉ sau 2 năm.

Biển người đổ về trung tâm thương mại tối mùng 4 Tết Giáp Thìn

Nhật Minh |

Mùng 4 Tết Giáp Thìn (ngày 13.2), nhiều trung tâm thương mại mở cửa trở lại để phục vụ nhu cầu vui chơi, ăn uống của người dân. Vào giờ cao điểm, nhiều quán ăn tại đây rơi vào cảnh đông kín, quá tải khách hàng.

Người nước ngoài nói về “đặc quyền” đón Tết hai lần một năm ở Việt Nam

Ý Yên |

“Thật sự là một “đặc quyền” khi được đón năm mới hai lần một năm, với hai không khí và phong cách hoàn toàn khác biệt”, ông Franck Rodriguez, chia sẻ cảm nhận về Tết Nguyên đán.

Cháy chợ ở Hoà Bình mùng 4 Tết, nhiều ki-ốt, hàng hóa bị thiêu rụi

Minh Nguyễn |

Hoà Bình - Vụ cháy lớn vừa xảy ra tại chợ trung tâm huyện Yên Thủy khiến nhiều ki-ốt, hàng hóa của tiểu thương bị thiêu rụi.

Người dân làng làm bánh chưng ngon nức tiếng "tiết lộ" cách gói bánh chuẩn hương vị Tết

HẢI ĐĂNG |

Làng Tranh Khúc (xã Duyên Hà, huyện Thanh Trì, Hà Nội) vốn được mệnh danh là thủ phủ của bánh chưng. Những ngày này, dân làng tất bật chạy đua với thời gian để kịp phục vụ người dân dịp Tết Nguyên đán 2024.

Về nơi gói hơn 5.000 bánh chưng mỗi ngày, bếp đỏ lửa xuyên đêm

Tô Công |

Phú Thọ - Những ngày giáp Tết Nguyên đán Nhâm Dần 2024, Hợp tác xã nông thương Đất Tổ tại xã Hùng Việt, huyện Cẩm Khê cung cấp ra thị trường hàng nghìn chiếc bánh chưng mỗi ngày.

Sôi nổi hội thi gói 180 bánh chưng tặng đoàn viên, người lao động

NHƯ Ý |

Ngày 6.2, Công đoàn Công ty Cổ phần Sài Gòn Kim Liên tổ chức chương trình “Tết sum vầy, xuân chia sẻ” và Hội thi gói bánh chưng với sự tham dự của lãnh đạo Công đoàn ngành Công Thương Nghệ An, lãnh đạo Ban Giám đốc và toàn thể cán bộ công nhân viên công ty.