Gỡ khó về cơ chế để giúp tiêu thụ hàng hóa, nông sản cho Hải Dương

Mai Dung |

Do ảnh hưởng của dịch COVID-19, hàng chục nghìn tấn nông sản, hàng hóa ở tỉnh Hải Dương gặp khó khăn trong lưu thông, người dân đứng trước nguy cơ thiệt hại cả trăm tỉ đồng. Trước tình hình đó, Hải Dương liên tiếp có công văn đề nghị trung ương và các địa phương "gỡ khó" về cơ chế, "giải cứu" nông sản.

Hàng hóa, nông sản "kêu cứu"

Thông tin với Báo Lao Động, ông Phạm Thanh Hải - Giám đốc Sở Công Thương tỉnh Hải Dương - cho biết, trên thực tế, hầu hết chốt, trạm kiểm soát dịch bệnh COVID-19 tại cửa ngõ ra vào địa bàn các tỉnh, thành phố lân cận đều hạn chế xe hàng hoá ra vào Hải Dương. Nhiều xe hàng phải nằm chờ rất lâu, sau đó vẫn buộc phải quay đầu... dẫn đến việc vận chuyển hàng hóa bị gián đoạn, ách tắc; nông sản bị hư hỏng, vứt bỏ, vật nuôi, con giống bị quá hạn xuất chuồng...

Tính đến ngày 19.2, Hải Dương còn khoảng 90.000 tấn rau màu vụ đông cần tiêu thụ, chủ yếu là hành, tỏi, cà rốt, rau ăn lá. Diện tích cà rốt đang thu hoạch khoảng 500ha, trồng tập trung tại huyện Cẩm Giàng, Nam Sách, TP.Chí Linh và TP.Hải Dương, với sản lượng 30.000 tấn. Trong đó, 90% sản lượng cà rốt đã có đầu mối thu mua phục vụ xuất khẩu. Đối với các loại như su hào, bắp cải, diện tích đang thu hoạch còn khoảng 200ha, sản lượng 7.000 tấn (5.000 tấn đã đến thời điểm thu hoạch).

Điển hình như tại xã Đức Chính (huyện Cẩm Giàng), tổng diện tích trồng cà rốt vụ đông (trên địa bàn xã và người dân đi thuê đất ở địa phương khác) là hơn 1.100ha với sản lượng 66.000 tấn. Đến thời điểm ngày 20.2, nhân dân thu hoạch gần 300ha, còn hơn 800ha đã đến kỳ thu hoạch, nếu không được tiếp tục thu hoạch sẽ hỏng ngay trên ruộng, gây thiệt hại rất lớn cho nông dân (ước tính thiệt hại gần 250 tỉ đồng).

Không chỉ nông sản, hàng hóa, nguyên vật liệu phục vụ xuất khẩu cũng bị ách tắc do dịch. Tại công văn đề nghị ngày 19.2 của Công ty May Makalot Việt Nam (huyện Thanh Hà) nêu rõ, 90% hàng hóa phục vụ sản xuất tại công ty này đều nhập khẩu/xuất khẩu qua cảng Hải Phòng. Tuy nhiên, việc lưu thông qua địa phương này gặp khó khăn vì lái xe, người giao hàng phải có xét nghiệm SARS-CoV-2 (xét nghiệm PCR) âm tính trong vòng 3 ngày. Tuy nhiên, hiện tại năng lực xét nghiệm PCR tại Hải Dương rất hạn chế vì phải ưu tiên xét nghiệm cho các F1, F2... nên thông thường sau 1 - 2 ngày mới có kết quả, khi đó Giấy xác nhận đã gần hết hiệu lực để được đi qua chốt.

Hàng loạt công văn đề nghị "giải cứu"

Trước tình hình trên, ngày 5.2, UBND tỉnh Hải Dương có công văn đề nghị các tỉnh, thành phố Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh, Bắc Giang, Bắc Ninh, Hưng Yên, Thái Bình tạo điều kiện cho các xe chở hàng hóa, vật tư, nhu yếu phẩm và các sản phẩm nông nghiệp của các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Hải Dương được lưu thông qua địa bàn các tỉnh và thành phố và ngược lại.

Đến ngày 16.2, khi có thông tin một số địa phương dừng tiếp nhận người và hàng hóa từ Hải Dương, UBND tỉnh này lập tức có công văn số 517/UBND-VP ngày 16.2.2021 gửi Bộ Công Thương, UBND TP.Hải Phòng, UBND tỉnh Quảng Ninh và các tỉnh, thành phố có cửa khẩu về việc tạo điều kiện thông thương hàng hóa.

"Đáp lại" Hải Dương, nhiều tỉnh, thành phố có động thái "mở cửa" với điều kiện tuân thủ quy định phòng, chống dịch. Tuy nhiên, theo Sở Công Thương tỉnh Hải Dương, do cách hiểu và vận dụng chưa thống nhất giữa các tỉnh, thành phố trong cả nước, nên các phương tiện (đến Hải Dương hoặc từ Hải Dương đi) của doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh để thu mua nông sản, cung cấp vật tư, nguyên liệu đầu vào cho sản xuất, vận chuyển hàng hóa xuất khẩu từ Hải Dương qua địa bàn các tỉnh bạn gặp vô vàn khó khăn.

Do đó, ngày 19.2, Sở Công Thương Hải Dương có văn bản số 279/SCT-QLTM gửi Bộ Công Thương để kiến nghị triển khai các biện pháp để hỗ trợ, tạo điều kiện cho lưu thông hàng hoá. Theo đó, sở đề nghị Bộ Công Thương có ý kiến với Bộ Y tế, Bộ Giao thông Vận tải, báo cáo Chính phủ chỉ đạo UBND các tỉnh, thành phố trong cả nước xem xét, thống nhất cách áp dụng các biện pháp an toàn phòng dịch cho người, phương tiện và hàng hóa; xác định rõ các điều kiện để cho phương tiện vận chuyển hàng hóa được lưu thông thuận tiện qua địa bàn các tỉnh nói chung, cũng như trong vùng có dịch nói riêng. Trong đó, cần xem xét đưa ra những điều kiện tạm thời như: Áp dụng 5K, mặc quần áo bảo hộ y tế, sát khuẩn xe và bảo đảm các điều kiện phòng dịch khác... để tạo điều kiện cho các xe lưu thông trong ngắn hạn (1-2 ngày); trước khi đưa ra các điều kiện chung áp dụng trong dài hạn để các doanh nghiệp có thời gian chuẩn bị.

Mai Dung
TIN LIÊN QUAN

Giãn cách xã hội ở Hải Dương: Kiểm soát chặt chẽ người và hàng hóa ra vào

ĐỨC ĐÔNG - XUÂN HẢI |

Do ảnh hưởng của dịch COVID-19 khiến tỉnh Hải Dương phải thực hiện giãn cách xã hội. Tại đây, người dân đều nghiêm chỉnh chấp hành quy định cách ly phòng chống dịch.

Hải Dương: Mua nông sản rồi phát miễn phí cho người dân đang cách ly

XUÂN HẢI - ĐỨC ĐÔNG |

Để phòng chống dịch, tỉnh Hải Dương phải thực hiện giãn cách xã hội khiến việc lưu thông hàng hóa, nhất là nông sản gặp khó khăn. Để chia sẻ với nông dân, các cá nhân, tổ chức thiện nguyện ở nhiều nơi đã chung tay giúp đỡ.

“Giải cứu nông sản Hải Dương”: Khi dịch COVID-19 “kích hoạt” lòng tốt

Bảo Hân |

Những thông tin về giải cứu nông sản Hải Dương đang lan toả mạnh mẽ trên mạng xã hội, thu hút nhiều người tham gia, chung tay, góp sức.

Thanh niên, phụ nữ chung tay "giải cứu" nông sản Hải Dương

Mai Dung |

Trước tình trạng hàng tấn nông sản đứng trước nguy cơ phải vứt bỏ do không tiêu thụ được, những ngày qua, các tổ chức, đoàn thể tỉnh Hải Dương chung tay thu hoạch nông sản giúp bà con nông dân để chuyển tặng người dân khu cách ly.

Ông Lê Tiến Châu làm Bí thư Thành ủy Hải Phòng

Mai Chi |

Ông Lê Tiến Châu, Phó Chủ tịch, Tổng thư ký Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, được Bộ Chính trị phân công làm Bí thư Thành ủy Hải Phòng, nhiệm kỳ 2021 - 2025.

Hà Nội: Đường Huỳnh Thúc Kháng kéo dài trước ngày thông xe

Tô Thế |

Hà Nội - Theo dự kiến, đường Huỳnh Thúc Kháng kéo dài (quận Đống Đa) sẽ chính thức thông xe vào sáng 17.1.2023 sau hơn 20 năm triển khai.

Hiệp định Paris là đỉnh cao thắng lợi của ngoại giao Việt Nam

Thanh Hà |

Hiệp định Paris là đỉnh cao thắng lợi của nền ngoại giao Việt Nam trong 30 năm chiến tranh giải phóng dân tộc, là minh chứng hùng hồn cho việc vận dụng nhuần nhuyễn phương châm "dĩ bất biến ứng vạn biến" của Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Người nhà bệnh nhân mong chờ đón Tết ở bệnh viện không còn lạnh lẽo

MINH HÀ - HẢI DANH |

Hàng trăm người nhà bệnh nhân tại Bệnh viện Bạch Mai, Bệnh viện Việt Đức vẫn phải chịu cảnh màn trời chiếu đất khi bệnh viện không có chỗ lưu trú. Vào thời điểm cận Tết, họ cảm thấy chạnh lòng, lo lắng phải đón Tết ở bệnh viện trong cảnh thiếu thốn, lạnh lẽo.

Giãn cách xã hội ở Hải Dương: Kiểm soát chặt chẽ người và hàng hóa ra vào

ĐỨC ĐÔNG - XUÂN HẢI |

Do ảnh hưởng của dịch COVID-19 khiến tỉnh Hải Dương phải thực hiện giãn cách xã hội. Tại đây, người dân đều nghiêm chỉnh chấp hành quy định cách ly phòng chống dịch.

Hải Dương: Mua nông sản rồi phát miễn phí cho người dân đang cách ly

XUÂN HẢI - ĐỨC ĐÔNG |

Để phòng chống dịch, tỉnh Hải Dương phải thực hiện giãn cách xã hội khiến việc lưu thông hàng hóa, nhất là nông sản gặp khó khăn. Để chia sẻ với nông dân, các cá nhân, tổ chức thiện nguyện ở nhiều nơi đã chung tay giúp đỡ.

“Giải cứu nông sản Hải Dương”: Khi dịch COVID-19 “kích hoạt” lòng tốt

Bảo Hân |

Những thông tin về giải cứu nông sản Hải Dương đang lan toả mạnh mẽ trên mạng xã hội, thu hút nhiều người tham gia, chung tay, góp sức.

Thanh niên, phụ nữ chung tay "giải cứu" nông sản Hải Dương

Mai Dung |

Trước tình trạng hàng tấn nông sản đứng trước nguy cơ phải vứt bỏ do không tiêu thụ được, những ngày qua, các tổ chức, đoàn thể tỉnh Hải Dương chung tay thu hoạch nông sản giúp bà con nông dân để chuyển tặng người dân khu cách ly.