Gỡ khó cho đấu thầu thiết bị y tế: Cần tiếp tục rà soát, hoàn thiện về tính pháp lý

NGUYỄN LY |

Nghị quyết 30, Nghị định 07 của Chính phủ vừa ban hành cách đây vài ngày, các đơn vị y tế sự nghiệp công lập như vớ được phao cứu sinh sau nhiều năm bế tắc thiếu trang thiết bị y tế, vật tư. Khách quan nhìn nhận vấn đề này, bà Phạm Khánh Phong Lan - thành viên Đoàn Đại biểu Quốc hội TPHCM - khẳng định, Nghị quyết 30, Nghị định 07 chỉ mang tính chữa cháy, giải quyết tình thế trước mắt.

Thưa bà, Chính phủ vừa ban hành Nghị quyết 30 và Nghị định 07 gỡ rối cho ngành y tế hiện nay. Bà có những nhận định gì về vấn đề này? 

Bà Phạm Khánh Phong Lan: Theo tôi, chúng ta có thể thấy hai văn bản này có tính chất chữa cháy và giải quyết tình trạng trước mắt.
Đại biểu Quốc hội Phạm Khánh Phong Lan (đoàn TPHCM). Ảnh: Phạm Đông
Đại biểu Quốc hội Phạm Khánh Phong Lan (đoàn TPHCM). Ảnh: Phạm Đông

Nghị định 07 chủ yếu về quy định quản lý trang thiết bị y tế. Tuy nhiên, Nghị định 07 này không đả động đến quy trình đấu thầu mà việc này đang có nhiều vướng mắc cần được tháo gỡ.

Tôi cho rằng, có những vướng mắc về trang thiết bị đối với những đơn vị sự nghiệp y tế công lập. Khó khăn thứ nhất là tiền đâu để mua, rõ ràng đầu tư của Nhà nước cho các bệnh viện để mua sắm trang thiết bị rất hạn hẹp.

Trong thời gian vừa qua, đầu tư công cho các bệnh viện không đáng kể, còn nhỏ so với nhu cầu thực tế. Bệnh viện phải phát huy những nguồn khác như xã hội hoá, máy đặt, máy mượn… Rõ ràng đối với Nghị định 07, Nghị quyết 30 chưa nói về những chuyện này và vấn đề ở đây là cơ chế tài chính.

Khó khăn thứ hai, đứng về mặt thủ tục, quản lý phụ thuộc vào giấy phép lưu hành, giấy phép nhập khẩu đang bị đình trệ, đặc biệt sau dịch bệnh COVID-19, nhiều máy móc rơi vào tình trạng không có số lưu hành, không có giấy phép nhập khẩu.

Có những đơn vị tư nhân họ mua máy móc về tới cảng, bị kẹt lại vì không thể thông quan được, những việc này thuộc thủ tục pháp lý.

Trang thiết bị có một cái khó là có hàng loạt các Nghị định, mỗi Nghị định lại kéo dài gia hạn từng năm. Chúng ta lại chưa có phương pháp quản lý căn cơ, bớt quản lý xin cho, cái này thực chất là nộp hồ sơ lên cơ quan quản lý xem xét.

Nhiều đơn vị vẫn đang lúng túng về tính bền vững của những Nghị quyết 30, Nghị định 07 này. Bà nghĩ sao về ý kiến này?

Bà Phạm Khánh Phong Lan: Chúng ta đều biết, đối với các đơn vị sự nghiệp công lập, muốn mua máy móc đâu phải tự dưng mang tiền đi mua, mà phải đấu thầu. Trong những quy định của đấu thầu máy móc, tức là coi trang thiết bị y tế giống như tất cả các mặt hàng khác, yêu cầu điều kiện phải có 3 báo giá, điều này rất khó. Bởi vì, đối với những trang thiết bị chỉ có một đơn vị sản xuất nắm giữ bí mật sản xuất hiện đại, việc có 3 báo giá là điều không thể.

Nghị quyết 30 đã đề cập đến những vấn đề này và cố gắng tháo gỡ, hiện không cần quy định 3 báo giá, cho phép thanh toán BHYT, cho phép sử dụng máy đặt, máy mượn mà điều này trước đó Bộ Tài chính đã từng phát biểu “chuyện đặt máy không có trong luật”, nên tôi đánh giá Nghị định 07 và Nghị quyết 30 đã đáp ứng theo yêu cầu thực tế, dù muộn nhưng có còn hơn không.

Tuy nhiên, nó cũng chỉ có tính tạm thời, chữa cháy, bởi bản chất của nó vẫn chỉ là nghị quyết. Nếu mai kia thanh tra, kiểm tra, lúc đó, đơn vị tổ chức đấu thầu, mua sắm trả lời căn cứ vào Nghị quyết 30 của Chính phủ, tôi không biết, cơ quan thanh tra, kiểm tra có chấp nhận không, vì cao nhất vẫn là Luật Đấu thầu.

Vậy bà có những góp ý nào để nhằm hạn chế những rủi ro, sai sót trong quá trình các đơn vị công lập thực hiện Nghị quyết 30 và Nghị định 07?

Bà Phạm Khánh Phong Lan: Tôi nghĩ, Quốc hội thông qua Luật Đấu thầu cần phải có những quy định dành riêng cho trang thiết bị y tế, thuốc vì mảng này đặc thù, ảnh hưởng lớn đến xã hội. Chúng ta không thể coi như thép, ximăng… và nhiều mặt hàng khác mà tiến hành đấu thầu rộng rãi một cách bình thường, phải thay đổi luật và có phần dành riêng cho vấn đề này.

Chúng ta cần đứng về mặt chủ trương, đấu thầu không phải là con đường duy nhất để mua sắm được trang thiết bị, mà chúng ta có thể phát huy những hình thức khác, có thể thành lập một trung tâm quốc gia về đấu thầu tập trung và trung tâm này có kiểm toán, thanh tra, công an… thảo luận. Tránh tình trạng hậu kiểm, khiến cho anh em y tế không dám làm.

* Nhìn rộng ra so sánh với các nước trên thế giới, bà có nhận định gì về đấu thầu hiện nay?

Bà Phạm Khánh Phong Lan: Tôi thấy ở nước ngoài và trong nước, thời điểm dịch bệnh COVID-19 đều bị đứt gãy chuỗi cung ứng. Những vấn đề cơ chế bất cập trong đấu thầu mua sắm trang thiết bị đã tồn đọng nhiều năm nhưng các đơn vị vẫn cố gắng xoay sở. Sau dịch bệnh là "nước tràn ly".

Kể cả những bệnh viện lớn, giờ chỉ có bác sĩ, trong khi trang thiết bị không có thì khám chữa sao được. Ở nước ngoài không thấy có tình trạng này.

Các nước trên thế giới hiện không đặt nặng chuyện đấu thầu, mà theo cơ chế tự chủ. Nhà nước vẫn có nghĩa vụ đầu tư, trong đó có duy trì hệ thống công lập đủ mạnh để chăm sóc cả người nghèo. Đồng thời, họ rất rạch ròi, đảm bảo ngân sách và được quyền tự chủ nhân sự tại các bệnh viện, cơ chế tài chính cũng thoáng hơn. Còn Việt Nam vẫn theo bậc lương và bị ràng buộc nhiều quy định. Quá nhiều thủ tục cơ chế xin cho, dễ phát sinh tham nhũng.

Tại buổi họp do Sở Y tế TPHCM tổ chức. Bà Đinh Thị Liễu - chuyên gia của Sở Y tế TPHCM - nhận định, Nghị định 07 và Nghị quyết 30 chỉ hướng dẫn về trang thiết bị, còn các gói phi tư vấn (sửa chữa, bảo trì, bảo hành…) chưa được nhắc đến. Các đơn vị vẫn còn lúng túng với việc sửa chữa các gói máy móc trang thiết bị lớn.

Máy CT Bệnh viện Chợ Rẫy hư hỏng chưa thay mới. Ảnh: Anh Tú
Máy CT Bệnh viện Chợ Rẫy hư hỏng chưa thay mới. Ảnh: Anh Tú

Vị chuyên gia này cũng cho rằng, với hóa chất máy đặt, các bệnh viện cần chủ động thực hiện gói thầu mua sắm, tránh trường hợp phải gửi mẫu xét nghiệm ra ngoài hoặc không thực hiện được.

Bà Hoài Thanh, Trưởng phòng Kế hoạch Tài chính, Sở Y tế TPHCM - cho biết, ngày 24.2, cơ quan này đã có văn bản báo cáo các khó khăn, vướng mắc và 7 kiến nghị gửi Bộ trưởng Bộ Y tế. Với 2 văn bản Chính phủ vừa ban hành, các kiến nghị này đã được giải quyết phần nào. Cụ thể:

1. Sở Y tế kiến nghị tiếp tục cho phép thanh toán chi phí các dịch vụ kỹ thuật theo hình thức máy đặt cho đến khi cơ quan có thẩm quyền quy định, hướng dẫn hình thức tổ chức phù hợp và cơ sở y tế đảm bảo được đầy đủ trang thiết bị nhằm đảm bảo liên tục hoạt động khám chữa bệnh phục vụ người bệnh.

2. Xem xét, chấp thuận hình thức máy đặt theo kết quả trúng thầu hóa chất, vật tư y tế được thực hiện theo quy định của Luật Đấu thầu để đảm bảo trang thiết bị cho cơ sở y tế.

3. Kiến nghị bổ sung quy định về căn cứ xác định giá gói thầu với các gói thầu mua sắm trang thiết bị, dịch vụ phi tư vấn (sửa chữa bảo trì bảo hành) với trang thiết bị đặc thù, riêng biệt. Mục 3 của Nghị quyết 30 cũng cơ bản giải quyết vấn đề này.

4. Kiến nghị Bộ Y tế sớm cấp giấy phép nhập khẩu, giấy chứng nhận đăng ký lưu hành của trang thiết bị. Khoản 18, điều 1, Nghị định 07, đã gia hạn giấy phép nhập khẩu cũng như giấy chứng nhận lưu hành trang thiết bị, có hiệu lực đến 31.12.2024.

Các kiến nghị còn lại không nằm trong nội dung, tinh thần của Nghị định 07 và Nghị quyết 30 Chính phủ vừa ban hành. Ly Nguyễn

NGUYỄN LY
TIN LIÊN QUAN

TPHCM sẽ không để thiếu vật tư, thiết bị y tế

NGUYỄN LY |

Sau khi Chính phủ ban hành Nghị quyết 30 và Nghị định 07 nhằm tháo gỡ những tồn đọng trong việc mua sắm trang, thiết bị y tế, Sở Y tế thành phố TPHCM đã có cuộc họp khẩn để triển khai với các bệnh viện trên địa bàn.

Bệnh viện thở phào mua sắm thiết bị y tế không lo phạm luật

NGUYỄN LY |

TPHCM - Sau khi Chính phủ ban hành Nghị quyết số 30/NQ-CP ngày 4.3.2023 về việc tiếp tục thực hiện các giải pháp bảo đảm thuốc, trang thiết bị y tế, các bệnh viện đã thở phào vì được gỡ rối dần dần trong việc đấu thầu trang thiết bị y tế, vật tư hiện đang trong cảnh thiếu thốn.

Thiếu thiết bị y tế: Người dân tự mua thuốc có được thanh toán BHYT?

Nhóm PV |

Để kịp thời khám chữa bệnh, nhiều người có bảo hiểm y tế (BHYT) đã phải bỏ tiền túi để mua thuốc, mặc dù các loại vật tư y tế này đều nằm trong danh mục được BHYT chi trả. Thậm chí, số tiền nhiều người bỏ ra lên tới hàng triệu đồng, ảnh hưởng nghiêm trọng tới quyền lợi tham gia BHYT của người bệnh.

Làm gì để giữ chân du khách hạng sang chi 4-7 triệu/ngày ở Việt Nam?

Phạm Đông |

Nhóm du khách hạng sang thường chi 200-300 USD/ngày (4-7 triệu/ngày), cao gấp 2 - 3 lần so với khách quốc tế đến Việt Nam. Thậm chí những thị trường trọng điểm, khách có thể ở đến 15 ngày, chi tiêu khoảng 1.100-2.000 USD/chuyến đi.

Từ ngày 18.3, đăng kiểm có thêm 30 kiểm định viên Bộ Quốc phòng hỗ trợ

HỮU CHÁNH |

Từ ngày 18.3, ngành Đăng kiểm sẽ có thêm 30 cán bộ, chiến sĩ Bộ Quốc phòng hỗ trợ kiểm định xe cơ giới.

Đề nghị xử lý tình trạng yêu cầu người dân làm giấy xác nhận cư trú

PHẠM ĐÔNG |

Theo Trưởng Ban Dân nguyện Dương Thanh Bình, tình trạng yêu cầu người dân xuất trình các loại giấy tờ chứng minh thông tin về nơi cư trú… vẫn còn, và vấn đề này cần sớm được giải quyết.

Rà soát 18 công ty liên quan đến đường dây mua bán hóa đơn nghìn tỉ

Mai Chi |

Cục Thuế TP.Hải Phòng vừa có văn bản hỏa tốc, yêu cầu các doanh nghiệp trên địa bàn sử dụng hoá đơn GTGT của 18 doanh nghiệp “ma” do Trương Xuân Đước - “trùm” hoá đơn mới bị Cơ quan An ninh điều tra Công an tỉnh Quảng Ninh bắt giam, khởi tố.

Bệnh viện Việt Đức mổ phiên trở lại sau 2 tuần tạm dừng do thiếu hóa chất

Thùy Linh |

Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức đã mổ phiên trở lại sau 2 tuần phải tạm dừng mổ phiên, chỉ mổ cấp cứu do thiếu hóa chất, vật tư y tế.

TPHCM sẽ không để thiếu vật tư, thiết bị y tế

NGUYỄN LY |

Sau khi Chính phủ ban hành Nghị quyết 30 và Nghị định 07 nhằm tháo gỡ những tồn đọng trong việc mua sắm trang, thiết bị y tế, Sở Y tế thành phố TPHCM đã có cuộc họp khẩn để triển khai với các bệnh viện trên địa bàn.

Bệnh viện thở phào mua sắm thiết bị y tế không lo phạm luật

NGUYỄN LY |

TPHCM - Sau khi Chính phủ ban hành Nghị quyết số 30/NQ-CP ngày 4.3.2023 về việc tiếp tục thực hiện các giải pháp bảo đảm thuốc, trang thiết bị y tế, các bệnh viện đã thở phào vì được gỡ rối dần dần trong việc đấu thầu trang thiết bị y tế, vật tư hiện đang trong cảnh thiếu thốn.

Thiếu thiết bị y tế: Người dân tự mua thuốc có được thanh toán BHYT?

Nhóm PV |

Để kịp thời khám chữa bệnh, nhiều người có bảo hiểm y tế (BHYT) đã phải bỏ tiền túi để mua thuốc, mặc dù các loại vật tư y tế này đều nằm trong danh mục được BHYT chi trả. Thậm chí, số tiền nhiều người bỏ ra lên tới hàng triệu đồng, ảnh hưởng nghiêm trọng tới quyền lợi tham gia BHYT của người bệnh.