"Giun tặc" hoành hành: Có gì trong những lò sấy giun xuất khẩu?

Minh Nguyễn |

Hòa Bình - Tình trạng kích giun đất trộm làm ảnh hưởng đến cây cối hoa màu, khiến người dân bức xúc. Trong khi các lò sấy, nơi tiếp tay, tiêu thụ cho hoạt động kích giun vẫn hoạt động ngang nhiên.

Gian nan tiếp cận những lò sấy giun

Theo tìm hiểu, hiện nay có hàng chục lò sấy giun tập trung chủ yếu tại các xã Tú Sơn (huyện Kim Bôi), xã Dũng Phong (huyện Cao Phong) và phường Thống Nhất (TP Hòa Bình). Để làm rõ về vấn đề này, PV trong vai một người đang muốn học hỏi làm lò sấy giun để tiếp cận các lò sấy trên địa bàn xóm Thung Dao Bắc, xã Tú Sơn.

Khi được hỏi về địa chỉ của các lò sấy rất nhiều người dân trên địa bàn xóm Thung Dao Bắc nghi ngại và lảng đi chuyện khác. Thậm chí PV tiếp cận 1 số lò sấy thì những ông chủ, người làm đều tỏ ra cảnh giác và cho biết là ở đây không ai sấy giun nữa.

Sau nhiều ngày có mặt tại xóm Thung Dao Bắc và sử dụng các mối quan hệ, PV đã tiếp cận được với chủ 1 lò sấy giun tên Phong (tên nhân vật được thay đổi).

Khu vực mổ giun trước khi cho vào lò sấy. Ảnh: Minh Nguyễn.
Khu vực mổ giun trước khi cho vào lò sấy. Ảnh: Minh Nguyễn.

Ông Phong cho biết, tiền đầu tư ban đầu để làm lò sấy giun khoảng hơn 100 triệu đồng. Trong đó đầu tư khoảng 5-10 triệu đồng để làm lò, khoảng 10 máy kích điện chủ yếu là hàng của Trung Quốc, mua ở đâu cũng có (mỗi máy khoảng 5-6 triệu đồng) và tiền vốn để thu mua giun tươi.

Với số vốn như vậy, trung bình mỗi ngày sẽ sơ chế khoảng 300-400kg giun tươi và cần 2 người mổ, 3 người xếp giun lên khay và đưa vào sấy, công suất như thế này sẽ đạt hiệu quả cao nhất.

Theo ông Phong, quy trình sấy giun rất đơn giản, sau khi mổ sơ chế, xếp giun lên khay, tiếp đó đưa vào lò và dùng củi đốt tạo nhiệt và sấy khoảng 6-8 tiếng tùy thuộc vào thời tiết là có thể ra được thành phẩm.

Thu nhập bất ngờ của những lò sấy giun

“Hiện nay các lò ở đây thường trang bị máy kích cho người dân đi kích ở khắp nơi rồi bán về cho lò. Trung bình mỗi lò có thể sấy được khoảng 300-400kg giun tươi, cũng có nhà làm nhiều lò nên sấy được 1 tấn giun tươi mỗi ngày.

Giun tươi được thu mua với giá khoảng 65.000 đồng/kg, sau khi sấy thì 10 kg tươi sẽ ra được 1kg khô và các thương lái sẽ thu mua với giá gần 800.000 đồng/kg. Với 100kg giun tươi sau khi sấy và trừ các loại chi phí như nhân công, tiền củi đốt thì sẽ lãi được 800.000 đồng, trung bình mỗi ngày lãi được hơn 2 triệu đồng” – ông Phong chia sẻ.

Giun được cho lên khay bằng tay không. Ảnh: Minh Nguyễn.
Giun được cho lên khay bằng tay không. Ảnh: Minh Nguyễn.

Cũng theo ông Phong, năm 2017 có người ở Vĩnh Phúc lên xóm Thung Dao Bắc để kích, sấy giun, sau đó người dân ở đây làm theo đến bây giờ. Giun khô được thương lái thu mua sau đó bán cho Trung Quốc và cũng không biết họ sẽ sử dụng để làm gì.

Khi được hỏi về đầu ra thì người này cho biết: “Sợ anh không có giun để bán, bao nhiêu cũng sẽ có người mua bấy nhiêu”.

Sau khi chia sẻ kinh nghiệm, ông Phong đã dẫn PV đi thực tế các lò sấy giun, theo quan sát lò sấy giun nằm ở nơi hẻo lánh rất khó phát hiện, phía sau nhà dân, bên ngoài có nhiều cây củi khô được chất lên thành đống.

Bên trong là một lò sấy khoảng với thể tích khoảng 12 khối và đang được 1 người trông, chăm lửa, ngay cạnh đó là 1 người khác đang dùng tay không để sếp giun đã được mổ cho lên khay.

Theo ghi nhận của PV, quá trình mổ giun, rửa giun tốn rất nhiều nước và thường được xả thẳng ra suối, còn khi sấy cũng tạo ra nhiều khói bụi tiềm ẩn nguy cơ ô nhiễm môi trường.

Bộ kích điện mà người dân thu giữ được. Ảnh: Người dân cung cấp.
Bộ kích điện mà người dân thu giữ được. Ảnh: Người dân cung cấp.

Ngoài ra, theo những người kích giun, một bộ kích giun gồm có bình tích điện (loại giống bình trên xe ô tô), bộ kích và các dây điện có gắn thanh sắt để cắm xuống đất.

Sau khi tìm được vị trí có giun (thường là các vườn cây), những người kích giun sẽ cắm các dây điện xuống vườn thành đường thẳng hoặc hình chữ nhật rồi tiến hành kích và nhặt giun cho vào xô chậu. Thường bộ kích sẽ kích điện lên đến 3.800 - 5.000W.

Ông Triệu Xuân Tình, Trưởng xóm Thung Dao Bắc cho biết, ở xóm có khoảng 13-14 lò sấy giun đang hoạt động. Chủ yếu giun được thu mua ở nơi khác và trên địa bàn xóm không có gia đình nào nuôi giun.

Những chiếc khay bằng lưới thép được vứt la liệt tại lò sấy giun. Ảnh: Minh Nguyễn.
Những chiếc khay bằng lưới thép được vứt la liệt tại lò sấy giun. Ảnh: Minh Nguyễn.

Còn ông Bạch Công Dương, Phó Chủ tịch UBND xã Tú Sơn xác nhận, trên địa bàn xóm Thung Dao Bắc vẫn còn nhiều các lò sấy giun đang hoạt động. Các lò này không được cấp phép, hoạt động kiểu tự phát và xây dựng trong đất của gia đình.

Theo ông Dương, hiện nay chưa có căn cứ nào để xử lý các lò sấy và cũng gây khó khăn cho địa phương. Trong khi đó, người dân cũng đang bức xúc về tình trạng kích trộm giun, sấy giun, tại các buổi tiếp xúc cử tri đã có ý kiến về việc này. Địa phương mong muốn sớm có quy định để xử lý vấn đề trên.

Minh Nguyễn
TIN LIÊN QUAN

"Giun tặc" lộng hành, nông dân lao đao, hoa màu kiệt quệ

Minh Nguyễn |

Thời gian gần đây, trên địa bàn tỉnh Hòa Bình xảy ra tình trạng "giun tặc", hoạt động với quy mô rầm rộ, làm ảnh hưởng đến cây cối hoa màu và khiến người dân bức xúc.

Kiểm tra, ngăn chặn sử dụng kích điện đánh bắt giun đất

TRẦN TUẤN |

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh vừa có văn bản gửi UBND các huyện, thành phố, thị xã trên địa bàn tỉnh này về việc kiểm tra, tuyên truyền, ngăn chặn tình trạng sử dụng kích điện đánh bắt giun đất.

Khách Việt bất ngờ trước vẻ đẹp của Grand Canyon phiên bản Trung Quốc

Ninh Phương |

Hẻm núi Bình Sơn Hồ là khu bảo tồn thiên nhiên nổi tiếng của Trung Quốc, với cảnh quan hùng vĩ tựa Grand Canyon ở Mỹ.

Dấu hiệu điều động thiết bị trái quy định của Công ty Bách Long tại Bắc Giang

Nhóm phóng viên |

Mặc dù không được phép huy động thiết bị qua lại giữa các dự án cùng thời điểm triển khai, tuy nhiên, Công ty Cổ phần Bách Long vẫn điều động thiết bị trùng lặp tại 3 gói thầu ở huyện Lạng Giang và Lục Nam, tỉnh Bắc Giang.

Dự kiến sáp nhập 6 quận ở TPHCM: Người dân lo phiền hà khi phải ngược xuôi đổi giấy tờ

HỮU CHÁNH - CHÂN PHÚC |

Nhiều ý kiến lo ngại nếu TPHCM sáp nhập 6 quận nội thành và 142 phường, xã sẽ gây nhiều xáo trộn, nhất là việc người dân phải tốn thời gian, công sức để thay đổi thông tin hồ sơ, giấy tờ.

Công nhân thất nghiệp chạy đôn chạy đáo đi tìm việc làm

ĐÌNH TRỌNG |

Công nhân thất nghiệp ở Bình Dương cầm hồ sơ chạy đôn chạy đáo khắp nơi gõ cửa doanh nghiệp tìm việc làm. Tuy nhiên, thời điểm này gần như các doanh nghiệp không tuyển lao động phổ thông, nhiều người mang nỗi thất vọng nặng trĩu ra về.

Vì sao chỉ làm rõ được thiệt hại 2/6 gói thầu tại Sở Giáo dục và Đào tạo Quảng Ninh?

Việt Dũng |

6 gói thầu các Công ty của Hoàng Thị Thuý Nga trúng tại Sở Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) Quảng Ninh có trị giá hơn 660 tỉ đồng, song cơ quan chức năng chỉ làm rõ được thiệt hại của 2 gói.

Bản tin công đoàn: Đề xuất mức tăng lương tối thiểu vùng năm 2024

Nhóm PV |

Bản tin công đoàn hôm nay có những nội dung chính sau: Đề xuất tăng lương tối thiểu vùng năm 2024; Hơn 54.300 đơn vị, doanh nghiệp tại Hà Nội chậm đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế; Chủ trọ ở Bình Dương thất thu khi công nhân thất nghiệp về quê; Nhờ tổ chức công đoàn hỗ trợ, nhiều lao động đã có được căn nhà mơ ước...

"Giun tặc" lộng hành, nông dân lao đao, hoa màu kiệt quệ

Minh Nguyễn |

Thời gian gần đây, trên địa bàn tỉnh Hòa Bình xảy ra tình trạng "giun tặc", hoạt động với quy mô rầm rộ, làm ảnh hưởng đến cây cối hoa màu và khiến người dân bức xúc.

Kiểm tra, ngăn chặn sử dụng kích điện đánh bắt giun đất

TRẦN TUẤN |

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh vừa có văn bản gửi UBND các huyện, thành phố, thị xã trên địa bàn tỉnh này về việc kiểm tra, tuyên truyền, ngăn chặn tình trạng sử dụng kích điện đánh bắt giun đất.