Giấy phép con "hành" giáo viên: Trường đề nghị công an phối hợp điều tra

Nhóm PV |

Đại học Khoa học Thái Nguyên đã có công văn đề nghị Công an tỉnh Thái Nguyên phối hợp, điều tra làm rõ các nội dung mà báo Lao Động đã phản ánh trong loạt bài "Giấy phép con hành giáo viên".

Video: “Thủ phủ” gian lận chứng chỉ vẫn tấp nập như thách thức Bộ GDĐT.

Ngày 5.11, Báo Lao Động đăng tải bài loạt bài "Giấy phép con hành giáo viên" phản ánh về những kỳ thi chứng chỉ diễn ra với nhiều tiêu cực, gian lận diễn ra tại Đại học Khoa học và Đại học sư phạm Thái Nguyên.

Tàn nhẫn ở chỗ, các thí sinh đóng tiền "chống trượt" hầu hết là các giáo viên vùng cao, có người già cả, sắp về hưu, có những giáo viên mầm non lương ba cọc, ba đồng. Họ phải bỏ cả số tiền bằng cả tháng lương của mình để đạt được tấm chứng chỉ gian lận.

Nhiều giáo viên tâm sự, đó là những tấm chứng chỉ, có sở hữu cũng không có tác dụng gì về mặt kiến thưc, chỉ để "làm đẹp hồ sơ".

 
Một giáo viên sắp về hưu ở Bắc Kạn lặn lội lên Đại học Khoa học Thái Nguyên thi chứng chỉ.

Ngay sau khi bài viết được đăng tải, Đại học Khoa học Thái Nguyên đã có phản hồi chính thức về phản ánh của Lao Động.

Trong công văn phản hồi, Đại học Khoa học Thái Nguyên cho biết đơn vị đã có văn bản đề nghị dừng hoạt động Trung tâm Ngoại ngữ - Tin học để tiến hành kiểm tra, xác minh và kiểm điểm tập thể, cá nhân liên quan đến tiêu cực (nếu có).

Công văn nếu rõ: Nhà trường đã có thông báo số 1027/ ĐHKH-TN ngày 5.11.2019 về việc đề nghị Trung tâm Ngoại ngữ- Tin học dừng các hoạt động tổ chức bồi dưỡng, sát hạch và cấp phát chứng chỉ. Báo cáo giải trình những nội dung  theo phản ánh mà báo Lao Động nêu.

Đồng thời Nhà trường cũng chỉ đạo thành lập Đoàn kiểm tra công tác quản lý và cấp phát chứng chỉ Ngoại ngữ- Tin học để tiến hành rà soát, kiểm tra toàn bộ công tác bồi dưỡng, tổ chức thi, cấp phát chứng chỉ của Trung tâm Ngoại ngữ- Tin học.

Bên cạnh đó, Đại học Khoa học còn mời  Phòng An ninh chính trị nội bộ (PA03)- Công an Tỉnh Thái Nguyên phối hợp điều tra, làm rõ các nội dung liên quan đến Trung tâm Ngoại  ngữ- Tin học thuộc trường Đại học Khoa Học mà Báo điện tử Lao Động phản ánh.

Công văn của trường Đại học Khoa hoc Thái Nguyên khẳng định sẽ xử lý nghiêm đối với các đơn vị, cá nhân liên quan đến tiêu cực (nếu có). Nhà trường sẽ có văn bản báo cáo, giải trình chính thức tới Cục quản lý chất lượng- Bộ Giáo dục và Đào tạo, Giám đốc Đại học Thái Nguyên và sẽ tiếp tục phản hồi với Báo Lao Động sau khi kết thúc đợt kiểm tra.

Nhóm PV
TIN LIÊN QUAN

Video điều tra: Bi hài lớp đào tạo chứng chỉ ở Đại học Sư phạm Thái Nguyên

Nhóm Phóng Viên Lao Động |

Giáo viên mất hơn 2 triệu đồng học chứng chỉ bồi dưỡng chức danh nghề nghiệp tại Đại học Sư phạm Thái Nguyên để đổi lại những kiến thức "rất cũ", "đã được học trong trường sư phạm". Thời lượng học thì bị cắt xén đến mức tối đa, bài thu hoạch để đạt chứng chỉ cũng được các "cò" làm hộ, miễn sao đóng đủ tiền.

Bỏ tiền triệu học chứng chỉ kiểu "cho có" tại Trường Đại học sư phạm Thái Nguyên

Nhóm Phóng viên |

Giáo viên mất hơn 2 triệu đồng học chứng chỉ bồi dưỡng chức danh nghề nghiệp tại Trường Đại học Sư phạm (Đại học Thái Nguyên) để đổi lại những kiến thức "rất cũ", "đã được học trong trường sư phạm". Thời lượng học thì bị cắt xén đến mức tối đa, bài thu hoạch để đạt chứng chỉ cũng được các "cò" làm hộ, miễn sao đóng đủ tiền.

Giấy phép con "hành" giáo viên: Tiền tỉ vào túi ai?

Nhóm PV Lao Động |

Cả nước có khoảng 1 triệu giáo viên, số tiền tối thiểu mỗi giáo viên cần phải bỏ ra để có đủ 3 chứng chỉ để đạt điều kiện thăng hạng là 3 triệu đồng. Làm một phép tính đơn giản, tổng số tiền thấp nhất để 1 triệu giáo viên có thể thăng hạng lên đến hàng nghìn tỉ đồng. Nguồn tiền "khủng" này đã “chảy” đi đâu và ai đang hưởng lợi?

Xử lý nghiêm việc tổ chức gian lận thi chứng chỉ, “làm tiền” giáo viên

Nhóm phóng viên Lao Động |

Ngay sau khi Báo Lao Động đăng tải loạt bài "Giấy phép con hành giáo viên”, phản ánh việc Trường Đại học Khoa học (Đại học Thái Nguyên) tổ chức kỳ thi chứng chỉ ngoại ngữ và tin học gian lận, với sự tiếp tay của chính những người tự xưng là cán bộ của nhà trường với các “cò” để "làm tiền" giáo viên vùng cao, các cơ quan chức năng đã nhanh chóng vào cuộc.

Giáo viên vay tiền ngân hàng, ngập trong nợ để dự kỳ thi chứng chỉ gian lận

Nhóm PV |

Những tháng cùng ăn, cùng học với giáo viên, chúng tôi tận thấy nỗi thống khổ, vất vả của thầy cô trên hành trình chinh phục những chứng chỉ để đủ điều kiện được thăng hạng chức danh nghề nghiệp. Những chuyện bi hài đằng sau tấm chứng chỉ lần lượt được giáo viên kể ra, xót xa và chua chát. Họ tự hỏi: “Ai đã vẽ ra quy định để tận thu những đồng tiền từ mồ hôi, nước mắt giáo viên?”.

Trục lợi từ những kỳ thi chứng chỉ gian lận, "làm tiền" giáo viên vùng cao

Nhóm Phóng Viên |

Nhiều giáo viên vùng cao mà chúng tôi tiếp xúc phải đau khổ và dằn vặt. Họ dạy học sinh của mình phải trung thực trong học tập, trong thi cử, trong mọi việc làm... nhưng chính họ buộc phải gian lận, thậm chí phải mua chứng chỉ để được thăng hạng, nâng lương. 

Bến xe lớn nhất nước đông nghẹt người về quê đón Tết

MINH QUÂN |

TPHCM - Chiều 16.1, hàng nghìn người đổ về bến xe Miền Đông mới để về quê đón Tết. Do lượng khách tăng đột biến nên bến xe Miền Đông mới không đủ ghế cho khách ngồi chờ, nhiều người phải ngồi dưới sàn nhà.

Tết Hà Nội với hương vị ô mai gừng thân quen

Vân Hoa |

Dịp Tết đến, người người đổ về Hàng Đường, con phố nổi tiếng về mứt, ô mai. Trong đó, ô mai gừng là món được mua nhiều hơn cả, bởi vị cay nồng, ấm đượm rất hợp với tiết xuân.

Video điều tra: Bi hài lớp đào tạo chứng chỉ ở Đại học Sư phạm Thái Nguyên

Nhóm Phóng Viên Lao Động |

Giáo viên mất hơn 2 triệu đồng học chứng chỉ bồi dưỡng chức danh nghề nghiệp tại Đại học Sư phạm Thái Nguyên để đổi lại những kiến thức "rất cũ", "đã được học trong trường sư phạm". Thời lượng học thì bị cắt xén đến mức tối đa, bài thu hoạch để đạt chứng chỉ cũng được các "cò" làm hộ, miễn sao đóng đủ tiền.

Bỏ tiền triệu học chứng chỉ kiểu "cho có" tại Trường Đại học sư phạm Thái Nguyên

Nhóm Phóng viên |

Giáo viên mất hơn 2 triệu đồng học chứng chỉ bồi dưỡng chức danh nghề nghiệp tại Trường Đại học Sư phạm (Đại học Thái Nguyên) để đổi lại những kiến thức "rất cũ", "đã được học trong trường sư phạm". Thời lượng học thì bị cắt xén đến mức tối đa, bài thu hoạch để đạt chứng chỉ cũng được các "cò" làm hộ, miễn sao đóng đủ tiền.

Giấy phép con "hành" giáo viên: Tiền tỉ vào túi ai?

Nhóm PV Lao Động |

Cả nước có khoảng 1 triệu giáo viên, số tiền tối thiểu mỗi giáo viên cần phải bỏ ra để có đủ 3 chứng chỉ để đạt điều kiện thăng hạng là 3 triệu đồng. Làm một phép tính đơn giản, tổng số tiền thấp nhất để 1 triệu giáo viên có thể thăng hạng lên đến hàng nghìn tỉ đồng. Nguồn tiền "khủng" này đã “chảy” đi đâu và ai đang hưởng lợi?

Xử lý nghiêm việc tổ chức gian lận thi chứng chỉ, “làm tiền” giáo viên

Nhóm phóng viên Lao Động |

Ngay sau khi Báo Lao Động đăng tải loạt bài "Giấy phép con hành giáo viên”, phản ánh việc Trường Đại học Khoa học (Đại học Thái Nguyên) tổ chức kỳ thi chứng chỉ ngoại ngữ và tin học gian lận, với sự tiếp tay của chính những người tự xưng là cán bộ của nhà trường với các “cò” để "làm tiền" giáo viên vùng cao, các cơ quan chức năng đã nhanh chóng vào cuộc.

Giáo viên vay tiền ngân hàng, ngập trong nợ để dự kỳ thi chứng chỉ gian lận

Nhóm PV |

Những tháng cùng ăn, cùng học với giáo viên, chúng tôi tận thấy nỗi thống khổ, vất vả của thầy cô trên hành trình chinh phục những chứng chỉ để đủ điều kiện được thăng hạng chức danh nghề nghiệp. Những chuyện bi hài đằng sau tấm chứng chỉ lần lượt được giáo viên kể ra, xót xa và chua chát. Họ tự hỏi: “Ai đã vẽ ra quy định để tận thu những đồng tiền từ mồ hôi, nước mắt giáo viên?”.

Trục lợi từ những kỳ thi chứng chỉ gian lận, "làm tiền" giáo viên vùng cao

Nhóm Phóng Viên |

Nhiều giáo viên vùng cao mà chúng tôi tiếp xúc phải đau khổ và dằn vặt. Họ dạy học sinh của mình phải trung thực trong học tập, trong thi cử, trong mọi việc làm... nhưng chính họ buộc phải gian lận, thậm chí phải mua chứng chỉ để được thăng hạng, nâng lương.