Giấy phép con "hành" giáo viên: Tiếp tục xử lý các cán bộ liên quan

Nhóm PV Lao Động |

Trường Đại học Sư phạm - Đại học Thái Nguyên (Đại học Sư phạm Thái Nguyên) vừa có công văn phản hồi một số thông tin liên quan đến loạt bài: Giấy phép con hành giáo viên do Báo Lao Động đăng tải.

Ngày 5.11.2019, Báo Lao Động đăng tải bài loạt bài "Giấy phép con hành giáo viên" trong đó có nội dung phản ánh về những kỳ thi chứng chỉ diễn ra với nhiều tiêu cực, gian lận tại Trường Đại học Khoa học và bất cập trong việc tổ chức học chứng chỉ bồi dưỡng chức danh nghề nghiệp cho giáo viên tại Trường Đại học sư phạm Thái Nguyên.

Sau khi nhận được công văn của Trường Đại học Khoa học Thái Nguyên về việc kỷ luật và xử lý các cán bộ, tập thể, cá nhân liên quan đến vấn đề loạt bài đã nêu (ngày 14.1), mới đây, ngày 14.2, Báo Lao Động đã nhận được công văn phản hồi từ phía trường Đại học sư phạm Thái Nguyên về vấn đề này.

Công văn nêu rõ, sau phản ánh của Báo Lao Động, Ban giám hiệu trường Đại học Sư phạm Thái Nguyên đã chỉ đạo các đơn vị kiểm tra, chấn chỉnh công tác bồi dưỡng của Trung tâm phát triển kỹ năng sư phạm, thông báo tạm dừng làm việc với ông Nguyễn Thành Luân để báo cáo giải trình đồng thời yêu cầu các cá nhân liên quan báo cáo, giải trình những nội dung Báo phản ánh.

Sau khi nghe các bên liên quan giải trình, trường Đại học Sư phạm Thái Nguyên đã thành lập hội đồng xem xét xử lý một số nội dung vi phạm của Trung tâm phát triển kỹ năng sư phạm và đưa ra kết luận như sau:

Chấm dứt hợp đồng lao động tại Trung tâm phát triển kỹ năng sư phạm đối với ông Nguyễn Thành Luân do có khuyết điểm trong việc thực hiện nhiệm vụ.

Nghiêm khắc phê bình (thông báo trong toàn trường) và không xét thi đua trong năm 2019 - 2020 đối với bà Nông Thị Thuý - chuyên viên phòng đào tạo do có khuyết điểm trong công tác theo dõi, quản lý hoạt động bồi dưỡng tại Trung tâm Phát triển kỹ năng sư phạm.

Nghiêm túc kiểm điểm rút kinh nghiệm và phê bình 3 giảng viên tham gia bồi dưỡng.

Nghiêm túc, kiểm điểm rút kinh nghiệm và phê bình ông Nguyễn Phúc Chỉnh, Phó giám đốc Trung tâm phát triển kỹ năng sư phạm do có khuyết điểm thiếu giám sát trong công tác quản lý hoạt động bồi dưỡng.

Ban giám đốc Trung tâm phát triển kỹ năng sư phạm, Ban chủ nhiệm khoa Giáo dục mầm non nghiêm túc rút kinh nghiệm trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo hoạt động bồi dưỡng.

Trường Đại học Sư phạm Thái Nguyên gửi lời cảm ơn Báo Lao Động đã phản ánh vụ việc và cam kết nghiêm túc khắc phục sai sót, không để xảy ra sự việc tương tự.

Năm 2019, Báo Lao Động đã có loạt bài “Giấy phép con hành giáo viên”, phản ánh những bất trong quy định về chứng chỉ phục vụ cho việc nâng ngạch, thăng hạng. Các quy định về chứng chỉ này bị áp đặt một cách rất rập khuôn, máy móc, khiến đội ngũ công chức, viên chức khổ sở bổ sung hoàn thiện.

Những "giấy phép con" đó đã tạo ra những hành vi tiêu cực, gian lận để "đạt chuẩn" theo yêu cầu; tạo "vùng đất màu mỡ" cho các đối tượng “cò bằng cấp”, “cò chứng chỉ” sống gửi.

Ngay sau khi loạt bài được đăng tải, Bộ GDĐT đã vào cuộc thanh tra, cam kết xử lý nghiêm những sai phạm. Các đơn vị tổ chức thi, cấp chứng chỉ gian lận phải dừng cấp chứng chỉ. Bộ GDĐT cũng nêu quan điểm là không nên “hành” giáo viên bằng những quy định không cần thiết.

Tiếp thu phản ánh của Báo Lao Động, Bộ GDĐT đã xây dựng kế hoạch, lộ trình sửa đổi các văn bản, quy định về chứng chỉ trong việc thi, xét thăng hạng cho giáo viên, đội ngũ viên chức trong ngành giáo dục. Bắt đầu bằng Thông tư quy định từ ngày 15.1.2020 bãi bỏ các quy định về kiểm tra và cấp chứng chỉ ngoại ngữ theo chương trình giáo dục thường xuyên tại Quyết định số 30/2008/QĐ-BGDĐT của Bộ trưởng Bộ GDĐT.

Tại phiên chất vấn trong kỳ họp thứ tám Quốc hội khóa XIV, nhiều đại biểu đã chất vấn Bộ trưởng Nội vụ Lê Vĩnh Tân về vấn nạn chứng chỉ làm khổ công chức, viên chức nhiều năm qua. Trước diễn đàn Quốc hội, Bộ trưởng Lê Vĩnh Tân đã nhận trách nhiệm và hứa sẽ rà soát, tham mưu với Chính phủ để sửa đổi quy định về chứng chỉ, không để công chức, viên chức phải khổ vì chứng chỉ nữa.

Nhóm PV Lao Động
TIN LIÊN QUAN

Gian lận chứng chỉ, giấy phép con hành giáo viên: Kỷ luật cán bộ liên quan

Nhóm PV Lao Động |

Trong công văn phản hồi gửi tới Báo Lao Động vào ngày 14.1, Trường Đại học Khoa học (Đại học Thái Nguyên) cho biết đã kỷ luật và xử lý các cán bộ, tập thể, cá nhân liên quan đến việc gian lận thi chứng chỉ ngoại ngữ, tin học mà Báo Lao Động phản ánh.

Giấy phép con "hành" giáo viên: Bộ Giáo dục và Đào tạo sẽ sửa các quy định

NHÓM PV LAO ĐỘNG |

Trao đổi với Lao Động, ông Phạm Tuấn Anh - Phó Cục trưởng Cục Nhà giáo và Cán bộ quản lý giáo dục - Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) cho biết, quan điểm của bộ là không nên “hành” giáo viên của mình bằng những quy định không cần thiết. Tiếp thu phản ánh của Báo Lao Động, Bộ GDĐT sẽ xây dựng kế hoạch, lộ trình sửa đổi các văn bản, quy định về chứng chỉ trong việc thi, xét thăng hạng cho giáo viên, đội ngũ viên chức trong ngành giáo dục.

Giáo viên bày tỏ gì sau cam kết của Bộ trưởng sửa quy định về chứng chỉ?

Nhóm phóng viên |

Sau khi Bộ trưởng Bộ Nội vụ Lê Vĩnh Tân cam kết trước Quốc hội rằng sẽ sửa quy định về văn bằng chứng chỉ tin học, ngoại ngữ để "không còn là gánh nặng với cán bộ công chức, viên chức nữa", nhiều viên chức, giáo viên tỏ ra vui mừng và gửi nhiều bình luận dưới các bài viết trên Laodong.vn.

Giấy phép con "hành" giáo viên: Từ nỗi khổ giáo viên đến lời hứa Bộ trưởng

Nhóm Phóng Viên |

Sau khi nhận được phản ánh của bạn đọc về tình trạng nhiều giáo viên vùng cao phải vay mượn tiền để đi thi chứng chỉ  Ngoại ngữ, Tin học kiểu gian lận nhằm hoàn thiện hồ sơ viên chức, thăng hạng, phóng viên Lao Động đã vào cuộc tìm hiểu và đăng tải loạt bài phản ánh tình trạng này. Sau đó, tại phiên chất vấn tại Quốc hội, Bộ trưởng Nội vụ Lê Vĩnh Tân cam kết: "Xin hứa với Quốc hội, sau khi Luật sửa đổi bổ sung Luật Cán bộ công chức ban hành thì chúng tôi sẽ sửa quy định về văn bằng chứng chỉ tin học, ngoại ngữ để không còn là gánh nặng với cán bộ công chức, viên chức nữa".

Bỏ “giấy phép con” hành công chức, viên chức

NHÓM PHÓNG VIÊN |

Trong phiên chất vấn Bộ trưởng Bộ Nội vụ Lê Vĩnh Tân ngày 7.11, vấn đề bất cập trong các quy định về văn bằng, chứng chỉ với công chức, viên chức mà Báo Lao Động phản ánh được đại biểu Quốc hội quan tâm, chất vấn và tham gia tranh luận khá sôi nổi. Trước việc Bộ trưởng Nội vụ hứa sẽ sửa quy định về chứng chỉ, nhiều đại biểu cho rằng, đây là thông tin khiến hàng triệu người trên cả nước vui mừng, bởi sẽ bớt hành trình khốn khổ, tốn kém vì phải “chạy” chứng chỉ.

Tăng cường củng cố tin cậy chính trị Việt Nam - Hàn Quốc

Thanh Hà |

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ và Chủ tịch Quốc hội Hàn Quốc Kim Jin-pyo nhất trí tiếp tục tăng cường củng cố tin cậy chính trị.

Tướng hàng đầu Mỹ thị sát quân đội Ukraina

Ngọc Vân |

Tướng Mỹ Mark Milley đến Đức để giám sát chương trình huấn luyện binh sĩ Ukraina của Lầu Năm Góc.

Hà Nội ngày cận Tết, ra khỏi nhà là gặp... tắc đường

Tô Thế |

Hà Nội - Cũng như mọi năm vào dịp cận Tết Nguyên đán, các tuyến đường ở Hà Nội luôn có mật độ phương tiện lưu thông rất cao. Nhiều tuyến phố ùn tắc bất kể ngày đêm.

Gian lận chứng chỉ, giấy phép con hành giáo viên: Kỷ luật cán bộ liên quan

Nhóm PV Lao Động |

Trong công văn phản hồi gửi tới Báo Lao Động vào ngày 14.1, Trường Đại học Khoa học (Đại học Thái Nguyên) cho biết đã kỷ luật và xử lý các cán bộ, tập thể, cá nhân liên quan đến việc gian lận thi chứng chỉ ngoại ngữ, tin học mà Báo Lao Động phản ánh.

Giấy phép con "hành" giáo viên: Bộ Giáo dục và Đào tạo sẽ sửa các quy định

NHÓM PV LAO ĐỘNG |

Trao đổi với Lao Động, ông Phạm Tuấn Anh - Phó Cục trưởng Cục Nhà giáo và Cán bộ quản lý giáo dục - Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) cho biết, quan điểm của bộ là không nên “hành” giáo viên của mình bằng những quy định không cần thiết. Tiếp thu phản ánh của Báo Lao Động, Bộ GDĐT sẽ xây dựng kế hoạch, lộ trình sửa đổi các văn bản, quy định về chứng chỉ trong việc thi, xét thăng hạng cho giáo viên, đội ngũ viên chức trong ngành giáo dục.

Giáo viên bày tỏ gì sau cam kết của Bộ trưởng sửa quy định về chứng chỉ?

Nhóm phóng viên |

Sau khi Bộ trưởng Bộ Nội vụ Lê Vĩnh Tân cam kết trước Quốc hội rằng sẽ sửa quy định về văn bằng chứng chỉ tin học, ngoại ngữ để "không còn là gánh nặng với cán bộ công chức, viên chức nữa", nhiều viên chức, giáo viên tỏ ra vui mừng và gửi nhiều bình luận dưới các bài viết trên Laodong.vn.

Giấy phép con "hành" giáo viên: Từ nỗi khổ giáo viên đến lời hứa Bộ trưởng

Nhóm Phóng Viên |

Sau khi nhận được phản ánh của bạn đọc về tình trạng nhiều giáo viên vùng cao phải vay mượn tiền để đi thi chứng chỉ  Ngoại ngữ, Tin học kiểu gian lận nhằm hoàn thiện hồ sơ viên chức, thăng hạng, phóng viên Lao Động đã vào cuộc tìm hiểu và đăng tải loạt bài phản ánh tình trạng này. Sau đó, tại phiên chất vấn tại Quốc hội, Bộ trưởng Nội vụ Lê Vĩnh Tân cam kết: "Xin hứa với Quốc hội, sau khi Luật sửa đổi bổ sung Luật Cán bộ công chức ban hành thì chúng tôi sẽ sửa quy định về văn bằng chứng chỉ tin học, ngoại ngữ để không còn là gánh nặng với cán bộ công chức, viên chức nữa".

Bỏ “giấy phép con” hành công chức, viên chức

NHÓM PHÓNG VIÊN |

Trong phiên chất vấn Bộ trưởng Bộ Nội vụ Lê Vĩnh Tân ngày 7.11, vấn đề bất cập trong các quy định về văn bằng, chứng chỉ với công chức, viên chức mà Báo Lao Động phản ánh được đại biểu Quốc hội quan tâm, chất vấn và tham gia tranh luận khá sôi nổi. Trước việc Bộ trưởng Nội vụ hứa sẽ sửa quy định về chứng chỉ, nhiều đại biểu cho rằng, đây là thông tin khiến hàng triệu người trên cả nước vui mừng, bởi sẽ bớt hành trình khốn khổ, tốn kém vì phải “chạy” chứng chỉ.