Giáo viên trèo đèo, lội suối giao bài tập tại nhà cho học sinh

THANH TUẤN |

Đầu năm học mới 2021-2022, nhiều giáo viên ở điểm trường xã Krong, huyện Kbang, tỉnh Gia Lai, phải dậy từ sớm, chạy xe máy vào sâu trong rừng để giao bài tập tại nhà cho các em học sinh.

Xã Krong là địa bàn nằm giữa núi rừng, tiếp giáp với Vườn Quốc gia Kon Ka Kinh. Học sinh nơi đây chủ yếu là người đồng bào dân tộc thiểu số Ba Na, Ê Đê.

Từ tờ mờ sáng, cô Nguyễn Võ Hoài Linh, Giáo viên dạy môn Ngữ Văn, Trường Phổ thông dân tộc bán trú Tiểu học và Trung học cơ sở Krong, đã chuẩn bị vài cuốn tập, bút, sách vở bỏ vào cặp. Cô sẽ chạy xe máy hơn 3 tiếng đồng hồ để vào tận các bản làng, thôn buôn tìm gặp các em học sinh của mình.

Dạy bài tại nhà cho các em học sinh vùng khó khăn. Ảnh T.T
Dạy bài tại nhà cho các em học sinh vùng khó khăn. Ảnh: T.T

“Việc tìm gặp các em không phải dễ dàng, vì các em thường theo bố mẹ vào các chòi rẫy sâu trong rừng để trồng ngô, trồng khoai kiếm sống qua ngày”, cô Linh nói.

Vào đến bản làng, cô Linh tặng các em món quà là những cuốn tập, cuốn sách cho năm học mới. Với bài tập giao bằng bản giấy, cô sẽ yêu cầu học sinh làm các bài trọng tâm, dễ trước khó sau. Học sinh nào năng lực yếu, hiểu chậm sẽ được giáo viên nán lại nhà để tranh thủ chỉ bảo thêm.

Cô Linh chia sẻ: “Ở vùng núi xã Krong, sóng di động không có, đời sống người dân còn nhiều khó khăn nên việc học trực tuyến qua mạng Internet không thể diễn ra. Việc học trực tiếp tại lớp, thầy cô giáo đứng lớp giảng bài giúp các em tiếp thu bài tốt hơn. Tuy nhiên, do dịch bệnh nên phải dùng đến phương án giao bài tận nhà, thầy cô sẽ dành thời gian để bù đắp cho các em, tránh bị hổng kiến thức”.

Vừa giao bài, thầy cô giáo cũng vào từng nhà, động viên phụ huynh học sinh khuyên con em chăm chỉ học bài, đừng để các cháu lên nương rẫy hay rong chơi ngoài đường.

Cô giáo tặng sách vở cho các em vào năm học mới. Ảnh T.T
Cô giáo tặng sách vở cho các em vào năm học mới. Ảnh T.T

Ông Nguyễn Văn Thuấn - Hiệu trưởng Trường Phổ thông dân tộc bán trú Tiểu học và Trung học cơ sở Krong cho biết, năm học này, nhà trường có 227 học sinh 2 cấp học. Ngoài công tác dạy học thì việc vận động học sinh đến trường, ôn tập bài vở cũng là nhiệm vụ quan trọng của thầy cô giáo nơi vùng sâu này.

Bước vào năm học, có nhiều thầy cô giáo phải mang gùi bỏ sẵn gạo, nước, đèn pin lội bộ vào tận sâu trong rừng Kon Ka Kinh vận động học sinh trở lại lớp.

“Do gia đình các em nghèo khó, không có điện thoại nên hầu hết thầy cô phải vào tận bản làng động viên các em, cho các em sách vở, cuốn truyện tranh mới. Dù khó khăn nhưng thầy cô giáo luôn tận tình, nhiệt huyết với nghề và thương yêu học sinh như con em mình. Từ đầu năm học, nhà trường cũng tích cực vận động nguồn sách giáo khoa, vở viết để hỗ trợ cho các em”, thầy Thuấn tâm sự.

Theo Sở GDĐT Gia Lai, toàn tỉnh có hơn 392.000 học sinh thuộc 714 trường. So với định mức giáo viên/lớp, ngành giáo dục tỉnh Gia Lai hiện thiếu 3.721 giáo viên các bậc học. Mới đây, Sở đã gửi công văn yêu cầu các nhà trường chủ động phương thức học tập trực tiếp, trực tuyến hoặc ra bài tập tại nhà cho học sinh. Vừa đảm bảo công tác giảng dạy vừa chống dịch COVID-19.

THANH TUẤN
TIN LIÊN QUAN

Kon Tum thiếu hàng nghìn biên chế, một số giáo viên đang “kẹt” ở tỉnh khác

THANH TUẤN |

Bước vào năm học mới 2021-2022, tỉnh Kon Tum thiếu hơn 1.200 biên chế giáo viên các cấp. Hiện một số giáo viên của tỉnh Kon Tum đang mắc kẹt ở địa bàn tỉnh khác do dịch COVID-19.

Kon Tum và “bí quyết” giữ vùng xanh, sống chung với COVID-19

THANH TUẤN |

Kon Tum là một trong những tỉnh có ca bệnh COVID-19 ít nhất khu vực Tây Nguyên và cả nước. Vừa lấy nhiệm vụ chống dịch làm trọng tâm lâu dài, tỉnh Kon Tum vừa đẩy mạnh hoạt động sản xuất bình thường trong "vùng xanh" an toàn.

Nông dân ở Kon Tum khó khăn vì thị trường tiêu thụ dược liệu giảm sâu

THANH TUẤN |

Kon Tum là tỉnh được mệnh danh là vùng đất thuốc với trên 800 loài cây dược liệu có giá trị cao đối với sức khỏe. Tuy nhiên, khi đang vào mùa thu hoạch một số loài dược liệu quý thì dịch bệnh COVID-19 diễn biến phức tạp, làm ảnh hưởng đến nguồn thu nhập của nông dân vùng cao.

Điều gì khiến lăng mộ Nefetari được mệnh danh là ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập

Yến Nhi |

Được mệnh danh là "ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập", lăng mộ cổ của nữ hoàng Nefetari không chỉ có kiến trúc xa hoa mà còn chứa đựng một câu chuyện hấp dẫn.

Tiền vệ Hùng Dũng: Tôi buồn vì không thể tặng quà thầy Park Hang-seo

AN NGUYÊN |

Tiền vệ Hùng Dũng và các đồng đội tuyển Việt Nam bày tỏ sự tiếc nuối khi không thể mang về món quà ý ở giải đấu cuối cùng của huấn luyện viên Park Hang-seo.

Bắt tạm giam 2 nữ phó giám đốc Bệnh viện TP Thủ Đức

Việt Dũng |

Mở rộng điều tra vụ án sai phạm về đấu thầu xảy ra tại Bệnh viện TP Thủ Đức (TPHCM), Cơ quan Cảnh sát điều tra đã bắt tạm giam 2 phó giám đốc đơn vị này.

Bến xe lớn nhất nước đông nghẹt người về quê đón Tết

MINH QUÂN |

TPHCM - Chiều 16.1, hàng nghìn người đổ về bến xe Miền Đông mới để về quê đón Tết. Do lượng khách tăng đột biến nên bến xe Miền Đông mới không đủ ghế cho khách ngồi chờ, nhiều người phải ngồi dưới sàn nhà.

Tết Hà Nội với hương vị ô mai gừng thân quen

Vân Hoa |

Dịp Tết đến, người người đổ về Hàng Đường, con phố nổi tiếng về mứt, ô mai. Trong đó, ô mai gừng là món được mua nhiều hơn cả, bởi vị cay nồng, ấm đượm rất hợp với tiết xuân.

Kon Tum thiếu hàng nghìn biên chế, một số giáo viên đang “kẹt” ở tỉnh khác

THANH TUẤN |

Bước vào năm học mới 2021-2022, tỉnh Kon Tum thiếu hơn 1.200 biên chế giáo viên các cấp. Hiện một số giáo viên của tỉnh Kon Tum đang mắc kẹt ở địa bàn tỉnh khác do dịch COVID-19.

Kon Tum và “bí quyết” giữ vùng xanh, sống chung với COVID-19

THANH TUẤN |

Kon Tum là một trong những tỉnh có ca bệnh COVID-19 ít nhất khu vực Tây Nguyên và cả nước. Vừa lấy nhiệm vụ chống dịch làm trọng tâm lâu dài, tỉnh Kon Tum vừa đẩy mạnh hoạt động sản xuất bình thường trong "vùng xanh" an toàn.

Nông dân ở Kon Tum khó khăn vì thị trường tiêu thụ dược liệu giảm sâu

THANH TUẤN |

Kon Tum là tỉnh được mệnh danh là vùng đất thuốc với trên 800 loài cây dược liệu có giá trị cao đối với sức khỏe. Tuy nhiên, khi đang vào mùa thu hoạch một số loài dược liệu quý thì dịch bệnh COVID-19 diễn biến phức tạp, làm ảnh hưởng đến nguồn thu nhập của nông dân vùng cao.