Giáo viên ngoài công lập tạm nghỉ việc sẽ được hỗ trợ từ gói 62.000 tỉ đồng: Thủ tục cần phù hợp với thực tế

ANH THƯ - BẢO HÂN |

Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đã đề xuất mở rộng hỗ trợ cho người lao động tạm hoãn hợp động lao động, nghỉ việc không hưởng lương tại cơ sở giáo dục dân lập, tư thục, cơ sở giáo dục công lập tự bảo đảm chi thường xuyên. Phấn khởi khi nghe được thông tin này, song giáo viên mong muốn điều kiện nhận hỗ trợ không quá khắt khe, nhiêu khê để dễ tiếp cận được hơn.

Xoay xở nhiều nghề để mưu sinh

Giáo viên trường ngoài công lập bị ảnh hưởng nặng nề do dịch COVID-19 trong thời gian qua. Kể lại, chị N.T.Trang - cô giáo mầm non một trường mẫu giáo tư thục tại phường Quan Hoa (quận Cầu Giấy, TP.Hà Nội) - cho biết, vừa qua, nhà trường buộc phải tạm đóng cửa trong 3 tháng do dịch khiến những giáo viên như chị cũng phải nghỉ.

Thu nhập 6 triệu đồng/tháng, song chị Trang vừa học liên thông lên đại học và phải nuôi em cũng đang ăn học nên cuộc sống khá chật vật giữa Thủ đô đắt đỏ. Chị Trang đã phải xoay xở các nghề khác nhau để kiếm sống, như tối đi bán quần áo thuê, bán hàng online. Vì vậy, khi dịch COVID-19 xảy ra, cuộc sống của chị nơi đất khách quê người ngày càng khốn đốn.

Để vơi đi khó khăn, chị phải tạm thời về quê ở tỉnh Yên Bái, đi bán rau cùng mẹ và dọn dẹp vệ sinh thuê cho một trường học gần nhà. Thời điểm đó, mặc dù về quê, nhưng chị vẫn phải trả tiền thuê nhà trọ ở Hà Nội, rồi tiền điện nước, Internet… nên cuộc sống hết sức khó khăn. Cũng may, nhà trường đã hỗ trợ cho những giáo viên như chị tổng cộng được 2,5 triệu đồng/tháng trong vòng 2 tháng. Sau dịch, trường mở cửa trở lại, nhưng do lượng học sinh không còn được như trước nữa, nên chị Trang chỉ được hưởng mức lương cơ bản.

Mới đây, Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) vừa chính thức gửi Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ tờ trình Ban hành Nghị quyết sửa đổi, bổ sung Nghị quyết số 42/NQ-CP ngày 9.4.2020 của Chính phủ và Quyết định sửa đổi, bổ sung một số điều Quyết định số 15/2020/QĐ-TTg ngày 24.2.2020 của Thủ tướng Chính phủ. Theo đó, Bộ LĐTBXH đề xuất mở rộng hỗ trợ cho người lao động (NLĐ) tạm hoãn hợp đồng lao động (HĐLĐ), nghỉ việc không hưởng lương tại “cơ sở giáo dục dân lập, tư thục, cơ sở giáo dục công lập tự bảo đảm chi thường xuyên ở các cấp mầm non, mẫu giáo, tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông”.

Thời gian tạm hoãn thực hiện HĐLĐ, nghỉ việc không lương tính từ ngày 1.2.2020 cho đến tháng 1.6.2020. Thời gian hỗ trợ không quá 3 tháng. Mức hỗ trợ cho các đối tượng trên là 1,8 triệu đồng/người/tháng.

Sau khi biết được thông tin Bộ LĐTBXH đề xuất mở rộng đối tượng hỗ trợ, trong đó có những người như mình, chị Trang rất vui mừng và bày tỏ hy vọng sẽ được nhận khoản hỗ trợ trong 3 tháng bị nghỉ do dịch COVID-19 vừa rồi để cuộc sống đỡ phần nào vất vả, chật vật.

Hỗ trợ sớm hơn sẽ ý nghĩa hơn

Là giáo viên gắn bó với Trường THPT T.Đ (Hà Nội) hơn chục năm nay, thầy giáo N.V.H (36 tuổi, quê ở Hải Phòng) cho hay: “Thời gian qua, nguồn thu nhập tích cóp được đã phải vét sạch để chi tiêu. Nếu nhận được hỗ trợ thêm cũng rất đáng quý, song nếu những hỗ trợ này đến tay của các thầy cô giáo đúng dịp nghỉ dịch thì ý nghĩa hơn biết bao”.

Trong quá trình triển khai gói hỗ trợ 62.000 tỉ đồng, nhiều điều kiện thụ thưởng khắt khe khiến NLĐ thuộc diện hỗ trợ e ngại việc làm thủ tục. Từ thực tế này, thầy giáo N.V.H cho rằng, để nhận được hỗ trợ 1,8 triệu đồng/tháng mà yêu cầu NLĐ quá nhiều thủ tục như phải xin xác nhận địa phương… có lẽ sẽ từ bỏ. Hiện nay, công việc của những giáo viên như anh H đã vào guồng, nên mong muốn thủ tục nhanh, gọn như nhà trường căn cứ vào HĐLĐ của giáo viên để lập danh sách thụ hưởng sẽ đơn giản hơn.

Chị N.H.T - chủ một nhóm trẻ mầm non độc lập tại thôn Bầu, xã Kim Chung, huyện Đông Anh, TP.Hà Nội - nói rằng, chị chưa nắm được thông tin về tờ trình này của Bộ LĐTBXH. Theo chị N.H.T, thời điểm trước, được sự hướng dẫn của Phòng Giáo dục và Đào tạo (GDĐT), chị đã làm hồ sơ để các giáo viên mầm non được hưởng hỗ trợ trong gói 62.000 tỉ đồng. Cơ sở trông trẻ của chị phải nghỉ tháng 2, 3, 4 và nửa đầu tháng 5.

“Đợt đó, Phòng GDĐT yêu cầu nộp giấy tờ gì, tôi đều nộp đầy đủ. Chỉ có khó khăn đó là các cô nghỉ làm, về quê, nên liên hệ mất khá nhiều thời gian để hoàn thiện hồ sơ”- chị N.H.T kể lại. Tuy vậy, sau đó, các cô giáo không được nhận hỗ trợ.

“Nếu tờ trình được thông qua, chắc chắn tôi sẽ làm hồ sơ để các cô được hưởng hỗ trợ, dù thủ tục có mất thời gian đi chăng nữa”- chị N.H.T chia sẻ.

ANH THƯ - BẢO HÂN
TIN LIÊN QUAN

Nhiều giáo viên mầm non ngoài công lập chưa biết đến chính sách hỗ trợ

Nam Dương - Đình Trọng |

Thời gian qua, nhiều người mong chờ chính sách phát triển giáo dục mầm non của Chính phủ sớm được triển khai để tiếp sức cho giáo viên, chủ trường tư thục và cả người lao động. Tuy nhiên, nhiều chủ trường và giáo viên mầm non ngoài công lập lại chưa biết đến chính sách hỗ trợ này.

800.000 đồng hỗ trợ giúp giáo viên mầm non tư thục KCN thêm gắn bó với nghề

Tú Quỳnh - Bảo Hân |

Với nhiều giáo viên mầm non tư thục trên địa bàn có khu công nghiệp, khoản tiền hỗ trợ 800.000 đồng/tháng chính là nguồn động viên tinh thần to lớn để họ gắn bó với nghề.

Cán bộ giáo viên Hà Nội thi đua, phát huy 539 đề tài, sáng kiến

Hải Anh |

Liên đoàn Lao động Hà Nội cho biết hưởng ứng thi đua, trong năm học 2019 - 2020, cán bộ giáo viên các trường đã phát huy 539 đề tài, sáng kiến kinh nghiệm được ứng dụng vào thực tế, có giá trị làm lợi hơn 4 tỷ 912 triệu đồng; 173 người đạt giáo viên dạy giỏi các cấp.

Rét buốt 13 độ C, người dân vẫn chen chân đến chợ hoa Quảng An ngày cận Tết

Minh Hà - Việt Anh |

Mặc dù Hà Nội đang rét buốt, nhiệt độ về đêm giảm sâu dưới 13 độ C nhưng chợ hoa Quảng An (Tây Hồ, Hà Nội) vẫn tấp nập, nhộn nhịp người bán, kẻ mua trong những ngày cận Tết Nguyên đán 2023.

Giờ thứ 9: Điếng người khi biết con nuôi của chồng chính là con riêng (P1)

Nhóm PV |

Trong cuộc sống hiện đại, quan niệm "con nào cũng là con" được rất nhiều người ủng hộ. Và dù rằng là con trai hay gái cũng được yêu thương, chăm sóc như nhau. Tuy nhiên, vẫn có những người còn giữ những tư tưởng cổ hủ, lạc hậu, mong muốn có một cậu con trai để nối dõi và để hương hỏa cho ông bà tổ tiên. Vì lí do đó, nhiều người đã đánh mất niềm hạnh phúc của gia đình và những đứa con của chính họ.

Chương trình Giờ thứ 9 do NSND Khải Hưng là đạo diễn. Giọng đọc: NSND Minh Hòa – NSƯT Phú Thăng. Âm nhạc: Xuân Phương.

Bạn đang có những câu chuyện riêng muốn chia sẻ với độc giả của Báo Lao Động? Hãy liên hệ với chúng tôi qua địa chỉ email: media@laodong.vn.

Bản tin dự báo thời tiết đêm nay và ngày mai 19.1

NHÓM PV |

Dự báo thời tiết mới nhất 19.1: Khu vực Nam Bộ ngày mai có mây, sáng sớm có sương mù và sương mù nhẹ rải rác, ngày nắng, đêm không mưa.

Hà Nội: Tết vẫn chưa về đến... làng chài

Kim Sơn |

Hà Nội - Những ngày này không khí xuân đã tràn ngập khắp phố phường, người người nhà nhà ra đường sắm Tết. Tuy nhiên, ở làng chài Văn Đức (Gia Lâm) người dân vẫn đang tất bật mưu sinh, kiếm con tôm con cá cho bữa ăn hàng ngày.

Nhiều lý do để trừ, cắt thưởng Tết của người lao động

Bảo Hân |

Vụ việc một công ty tại Bạc Liêu có thông báo về việc cắt thưởng cuối năm do không like, share bài của giám đốc đang thu hút sự chú ý của dư luận.

Nhiều giáo viên mầm non ngoài công lập chưa biết đến chính sách hỗ trợ

Nam Dương - Đình Trọng |

Thời gian qua, nhiều người mong chờ chính sách phát triển giáo dục mầm non của Chính phủ sớm được triển khai để tiếp sức cho giáo viên, chủ trường tư thục và cả người lao động. Tuy nhiên, nhiều chủ trường và giáo viên mầm non ngoài công lập lại chưa biết đến chính sách hỗ trợ này.

800.000 đồng hỗ trợ giúp giáo viên mầm non tư thục KCN thêm gắn bó với nghề

Tú Quỳnh - Bảo Hân |

Với nhiều giáo viên mầm non tư thục trên địa bàn có khu công nghiệp, khoản tiền hỗ trợ 800.000 đồng/tháng chính là nguồn động viên tinh thần to lớn để họ gắn bó với nghề.

Cán bộ giáo viên Hà Nội thi đua, phát huy 539 đề tài, sáng kiến

Hải Anh |

Liên đoàn Lao động Hà Nội cho biết hưởng ứng thi đua, trong năm học 2019 - 2020, cán bộ giáo viên các trường đã phát huy 539 đề tài, sáng kiến kinh nghiệm được ứng dụng vào thực tế, có giá trị làm lợi hơn 4 tỷ 912 triệu đồng; 173 người đạt giáo viên dạy giỏi các cấp.