Giáo viên mầm non tư thục ở Hà Nội: Xoay đủ nghề, mòn mỏi chờ ngày trường học mở cửa

THƯ HÂN |

Một thời gian dài cơ sở mầm non tư thục ở Hà Nội phải đóng cửa, những cô giáo rất nhiều năm gắn bó với nghề cũng phải kiếm tìm công việc khác để mưu sinh. Mỗi ngày, từ chủ cơ sở đến giáo viên đều mong mỏi thời điểm trường mở cửa hoạt động bình thường.

Giáo viên đi làm công nhân thời vụ

Theo ghi nhận của phóng viên, các cơ sở mầm non tư thục trên địa bàn các xã Kim Chung, Đại Mạch (Đông Anh, Hà Nội) - khu vực có nhiều con công nhân theo học đều cửa đóng then cài. Tình trạng bỏ không, đóng cửa lâu ngày khiến đồ đạc xuống cấp, lớp sơn cửa bên ngoài cũng bong tróc, phai màu. Qua đường dây nóng của các cơ sở, có chủ cơ sở đã về quê chăm con, có người bán hàng online…

Bà Phạm Thị Yến - chủ Trường Mầm non Hoạ Mi (xã Kim Chung) - cho biết: “Trường không đủ điều kiện để hỗ trợ lâu dài cho các giáo viên. Riêng chi phí mặt bằng, hằng tháng, trường vẫn phải trả tiền thuê nhà, mặc dù được giảm một nửa (từ 10 triệu xuống còn 5 triệu đồng/tháng”. Dù tạm đóng cửa, nhưng trường vẫn phải duy trì mặt bằng để có thể hoạt động trở lại ngay khi được phép”.

Bà Yến cho hay, Trường Hoạ Mi có 4 giáo viên mầm non thì có 3 người đi làm công nhân thời vụ, còn một người ở nhà trông con.

“Các cô giáo mầm non đi làm công nhân thời vụ đều hẹn là khi nào trường mở cửa trở lại thì các cô sẽ quay lại, nên trường chưa cần tuyển mới nếu sắp tới mở cửa trở lại” - bà Yến thông tin.

Chia sẻ với chúng tôi, chị Hương - giáo viên Trường Mầm non Hoạ Mi (đội 7, thôn Bầu, xã Kim Chung, huyện Đông Anh, Hà Nội) - đi làm công nhân thời vụ đã được 8 tháng nay. Chồng chị Hương là lao động tự do, thu nhập không ổn định, trong khi hai vợ chồng đang nuôi hai con trong tuổi ăn học. Vì vậy, áp lực tài chính lên đôi vợ chồng trẻ này rất lớn, nhất là khi chị Hương phải tạm nghỉ việc sau khi trường tạm thời đóng cửa.

Khi phải nghỉ dạy ở trường, chị Hương đã tính tới việc mở dịch vụ trông trẻ, nhưng do đang ở nhà trọ thuê, không có không gian rộng; hơn nữa, tình hình dịch bệnh còn phức tạp, nên chị đành bỏ ý định trên. Nghĩ đi nghĩ lại, thấy chỉ có đi làm công nhân là dễ kiếm việc và có thu nhập ổn định, chị Hương quyết định nộp đơn xin việc vào nhà máy tại khu công nghiệp gần nơi trọ.

Thu nhập từ nghề mới này mang lại cho chị Hương thu nhập mỗi tháng 5-6 triệu đồng - tương đương với thu nhập của nghề giáo viên mầm non tư thục tại khu công nghiệp.

“Làm công nhân vất vả hơn nhiều so với giáo viên mầm non. Nếu muốn thu nhập cao hơn thì phải tăng ca, làm thêm” - chị Hương cho biết.

Nếu làm thêm, làm buổi đêm, thu nhập của chị Hương có thể lên 7,5-8 triệu đồng/tháng, tuy vậy, cái giá phải trả là phải thức đêm, ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ. Nhưng vì “ham” kiếm thêm tiền, chị Hương thường xuyên đăng ký làm thêm, làm buổi đêm.

Được học hành, đào tạo bài bản về nghề giáo viên mầm non, nhưng vì cuộc sống đưa đẩy mà đành phải tạm đi làm công nhân thời vụ, chị Hương có đôi chút tủi thân.

“Đi làm công nhân người ta không đòi hỏi trình độ, chỉ cần bằng cấp 2 hoặc cấp 3 thôi; nếu nói là học cao đẳng, hay đại học là họ không nhận vào làm. Khi mình làm sai, mắc lỗi gì đó thì bị quát mắng, nhiều khi tủi thân, có khi còn khóc” - chị Hương chia sẻ. Chị Hương cho biết, rất mong trở lại làm giáo viên mầm non - là ngành nghề mà mình đã được đào tạo và gắn bó một thời gian.

Mong mỏi ngày được lên lớp

Từ Lâm Đồng ra Hà Nội làm giáo viên mầm non một trường tư thục tại xã Đại Mạch, Đông Anh, Hà Nội được 4 năm nay, đây là năm đầu tiên chị Nguyễn Thị Hằng đón Tết tại phòng trọ ở thủ đô. Hơn 1 năm qua trường mầm non đóng cửa hoàn toàn, chị Hằng cùng con gái đã phải nỗ lực rất nhiều để bám trụ được ở thủ đô. Sau khi trường học đóng cửa được vài tháng, chị Hằng vẫn nghĩ rằng mình có thể cầm cự được. Khi tình hình căng thẳng hơn, chị Hằng nhận trông 3 trẻ là con công nhân tại phòng trọ.

Những cháu bé này vốn là học sinh của chị, bố mẹ làm công nhân, bận bịu ngày nào chị nhận trông ngày đó. 75.000 đồng/ngày là tiền công mà chị Hằng trông trẻ từ 7h30 đến 17h, trong đó chị vừa trông nom, dạy dỗ, cho bé ăn bữa trưa, bữa phụ buổi chiều. Đây là nguồn thu duy nhất mà chị có được để trang trải cuộc sống tại Hà Nội.

Đọc những thông tin các địa phương khác cho học sinh mầm non đi học, chị Hằng cũng ao ước được đến trường đi dạy.

“Tôi vẫn trông 3 cháu tại nhà, toàn là con của công nhân. Lúc nào cũng ngóng trông thông tin được trường mầm non được mở cửa hay chưa” - chị Hằng nói.

THƯ HÂN
TIN LIÊN QUAN

Nỗi buồn mang tên "Tết của giáo viên mầm non tư thục"

Tường Vân |

Thất nghiệp liên tục nhiều tháng, năm nay, giáo viên mầm non tư thục phải đón một cái tết buồn không lương, không thưởng.

Giáo viên mầm non tư thục không hy vọng về thưởng Tết

ANH THƯ |

Trường học đóng cửa, nhiều giáo viên của trường mầm non tư thục đã phải rẽ ngang, tìm công việc khác để có nguồn thu nhập. Một năm khó khăn của ngành, các cô giáo không còn ngóng trông khoản thưởng Tết.

Mơ ước về thưởng Tết của giáo viên mầm non tư thục

Bảo Hân |

Dù chưa được thông báo, nhưng khi được hỏi, nhiều giáo viên mầm non tư thục đều có chung nhận định: Năm nay, do trường học đóng cửa trong thời gian dài, không có nguồn thu nên sẽ không có thưởng Tết. Có chăng, chỉ là món quà động viên sau một năm ảnh hưởng rất lớn bởi dịch COVID-19.

Mầm non tư thục "đỏ mắt" tìm giáo viên bám nghề, dù trả lương cao

Lan Nhi |

Hà Nội - Nhiều trường mầm non tư thục trên địa bàn TP.Hà Nội gần đây đang liên tục đưa ra mức lương hậu hĩnh, kèm theo chính sách đãi ngộ tốt để giữ chân giáo viên mầm non sau dịch COVID-19.

Bị nợ lương, giáo viên mầm non tư thục chật vật sống qua ngày

Lan Nhi |

Nghỉ việc vì dịch COVID-19, nhiều giáo viên trường mầm non tư thục trên địa bàn TP.Hà Nội ngày đêm thấp thỏm chờ đợi từng đồng lương. Họ đang phải tìm đủ mọi cách đi làm thêm, vay nợ khắp nơi, chật vật kiếm sống.

Giờ thứ 9: Bóng tối của hôn nhân - Phần 2

Nhóm PV |

Giờ thứ 9 - Nếu chỉ nhìn bề ngoài, ai cũng tin chắc rằng chị rất hạnh phúc, một thứ hạnh phúc thật khó kiếm tìm. Nhưng như những gì chị viết trong lá thư gửi tới chương trình Giờ thứ 9 thì đó chỉ là cái bề nổi che giấu những đợt sóng ngầm dữ dội trong cuộc sống hôn nhân của chị mà thôi.

Nóng Sài Gòn: 4 trung tâm đăng kiểm tại TPHCM được hoạt động trở lại

NGUYỄN LY - CHÂN PHÚC |

4 trung tâm đăng kiểm tại TPHCM được hoạt động trở lại; Phố ông đồ những nét đẹp văn hoá cho chữ du xuân được tiếp nối; Người phụ nữ điều khiển xe máy tử vong sau va chạm với xe ben;... là những thông tin chính có trong bản tin Nóng Sài Gòn ngày 15.1.

Đen Vâu lên tiếng về chuyện đám hỏi với Hoàng Thùy Linh

ĐÔNG DU |

Sau thông tin Đen Vâu và Hoàng Thuỳ Linh bí mật tổ chức đám hỏi đăng trên một số trang tin, chiều 15.1, nam rapper đã lên tiếng.

Nỗi buồn mang tên "Tết của giáo viên mầm non tư thục"

Tường Vân |

Thất nghiệp liên tục nhiều tháng, năm nay, giáo viên mầm non tư thục phải đón một cái tết buồn không lương, không thưởng.

Giáo viên mầm non tư thục không hy vọng về thưởng Tết

ANH THƯ |

Trường học đóng cửa, nhiều giáo viên của trường mầm non tư thục đã phải rẽ ngang, tìm công việc khác để có nguồn thu nhập. Một năm khó khăn của ngành, các cô giáo không còn ngóng trông khoản thưởng Tết.

Mơ ước về thưởng Tết của giáo viên mầm non tư thục

Bảo Hân |

Dù chưa được thông báo, nhưng khi được hỏi, nhiều giáo viên mầm non tư thục đều có chung nhận định: Năm nay, do trường học đóng cửa trong thời gian dài, không có nguồn thu nên sẽ không có thưởng Tết. Có chăng, chỉ là món quà động viên sau một năm ảnh hưởng rất lớn bởi dịch COVID-19.

Mầm non tư thục "đỏ mắt" tìm giáo viên bám nghề, dù trả lương cao

Lan Nhi |

Hà Nội - Nhiều trường mầm non tư thục trên địa bàn TP.Hà Nội gần đây đang liên tục đưa ra mức lương hậu hĩnh, kèm theo chính sách đãi ngộ tốt để giữ chân giáo viên mầm non sau dịch COVID-19.

Bị nợ lương, giáo viên mầm non tư thục chật vật sống qua ngày

Lan Nhi |

Nghỉ việc vì dịch COVID-19, nhiều giáo viên trường mầm non tư thục trên địa bàn TP.Hà Nội ngày đêm thấp thỏm chờ đợi từng đồng lương. Họ đang phải tìm đủ mọi cách đi làm thêm, vay nợ khắp nơi, chật vật kiếm sống.