Giáo viên lao đao vì dịch COVID-19: Xoay đủ cách để kiếm sống

Nhóm pV |

Để phòng dịch bệnh COVID-19 lây lan trong trường học, hơn 1 tháng qua, học sinh trên cả nước đã được cho nghỉ học ở nhà. Tuy nhiên, việc học sinh nghỉ học kéo dài đang gây ra những xáo trộn lớn cho các trường cũng như ảnh hưởng đến đời sống của giáo viên, nhất là giáo viên mầm non, tiểu học làm việc theo chế độ hợp đồng.

Giáo viên đi bán hàng online kiếm thêm thu nhập

Cô T.T.A - giáo viên dạy Văn THPT của tỉnh Thái Bình - chia sẻ, bình thường cuộc sống gia đình của cô đã rất khó khăn. Lương mỗi tháng cô được nhận là 6 triệu đồng; cộng tiền phụ đạo cho các học sinh được thêm 1-2 triệu đồng. Mức thu nhập này không đủ để trang trải cho cuộc sống gia đình, vì vậy, hàng ngày cô phải “xoay” ra đủ việc để có thêm “đồng ra đồng vào”: Làm giò, chả, chả nem, bánh chưng… để bán cho mọi người.

Cô A bày tỏ lo lắng không biết mình sẽ bị trừ lương vì nghỉ dạy trong tháng 2 hay không. Nhưng cô nghĩ sẽ vẫn được giữ nguyên khoản thu nhập cứng là 6 triệu đồng; còn khoản tiền từ phụ đạo cho học sinh chắc chắn sẽ không có. Vì vậy, dịp này, cô lại làm các món ăn để bán hàng online. “Tuy vậy, do đang trong thời gian dịch COVID-19 nên người mua ít đi. Tôi phải làm nhiều mặt hàng hơn so với trước để thứ nọ bù cho thứ kia” - cô A chia sẻ.

Theo cô Tâm An - giáo viên Trường Tiểu học Thị trấn Yên Viên (Gia Lâm, Hà Nội), trong thời gian học sinh được nghỉ, giáo viên vẫn đến trường thực hiện dọn dẹp vệ sinh, chuẩn bị bài vở để gửi cho học sinh ôn tập. Nhưng tâm lý chung của giáo viên là nhớ lớp, nhớ học sinh khi mỗi ngày đến trường không có tiếng cười đùa của các em. Ngoài ra, việc nghỉ học kéo dài cũng ít nhiều ảnh hưởng đến đời sống của giáo viên khi thu nhập bị giảm đi đáng kể.

Cô An cho biết, với giáo viên của trường mình, khi học sinh nghỉ thì thầy cô vẫn được trả lương cơ bản và phụ cấp thâm niên. Còn các khoản phụ cấp khác như tiền trông bán trú, dạy 2 buổi/ngày đều bị cắt. “Tháng 2 vừa qua, thu nhập của chúng tôi giảm hơn 5 triệu đồng. Thu nhập giảm, đương nhiên đời sống sẽ khó khăn hơn. Song tôi còn may mắn hơn rất nhiều đồng nghiệp khác là giáo viên hợp đồng, hay đang dạy ở các trường ngoài công lập. Họ còn không có lương, không có thu nhập để có thể trang trải cuộc sống trong thời gian này” - cô An nói.

Ra Tết đến nay, thầy N.V.T - giáo viên hợp đồng thị xã Sơn Tây và hàng trăm giáo viên hợp đồng ở Hà Nội cũng lâm cảnh khó khăn, phải làm thêm nhiều nghề để có tiền nuôi con và chi trả các nhu cầu thiết yếu hằng ngày. Trong thời gian chờ đợi TP.Hà Nội xét tuyển đặc cách, giáo viên được ký hợp đồng thỉnh giảng, hưởng lương theo tiết dạy và không được hưởng thêm bất kỳ khoản phụ cấp nào khác. Khi học sinh nghỉ học để phòng dịch, các thầy cô sẽ không có lương.

“Trong một tháng học sinh được nghỉ, tôi và nhiều giáo viên thỉnh giảng khác không có một khoản thu nhập nào. Là lao động chính trong gia đình, việc này đương nhiên ảnh hưởng rất lớn. Để duy trì cuộc sống, vượt qua giai đoạn khó khăn này, giáo viên hợp đồng chúng tôi phải làm thêm các công việc khác như bán hàng online, ra chợ bán rau hay bán hàng thuê lấy tiền trang trải sinh hoạt hằng ngày” - thầy N.V.T tâm sự.

Giáo viên trường tư... về quê tạm lánh

Được biết, một số trường mầm non ở Hà Nội đã viết thư để kêu gọi sự chia sẻ của phụ huynh. Có nơi, lãnh đạo nhà trường quyết định rút tiền tiết kiệm gia đình để thanh toán lương cho giáo viên, nhân viên nhà trường theo quy định nhà nước để giữ chân họ…

Trước bối cảnh này, nhiều giáo viên các trường ngoài công lập đang phải tính cách tự “cứu” mình. Có người trả nhà trọ về quê để bố mẹ nuôi, hay đến xin ở nhờ trường học, đi làm thêm, bán hàng, có người nghĩ đến việc làm xe ôm công nghệ...

Cô giáo K.A (23 tuổi, Bình Thuận) - giáo viên Trường mầm non tư thục N.N.T.T (quận 12, TPHCM) - đã phải cùng đồng nghiệp của mình đứng bán hàng giữa cái nắng gắt trên Quốc lộ 1. Các cô giáo cùng nhau nấu nước, mua thêm nước rửa tay, giày dép, áo quần về bán để kiếm thêm. Để bắt mắt, các nữ giáo viên phải nhờ bảo vệ trường dựng lều rồi trang trí thêm cho đẹp. Túp lều lá nơi các cô đứng bán treo dòng chữ “giải cứu giáo viên mầm non”.

“Dù trường đã hỗ trợ 50% lương song mức đó vẫn không đủ để trang trải các chi phí sinh hoạt cho cuộc sống ở TPHCM nên chúng em buộc phải trả phòng trọ xin vào trường ở tạm chờ đến ngày học sinh đi học trở lại” - nữ giáo viên kể.

Còn cô Nguyễn Hoàng Lăng Viên - Hiệu trưởng Trường Mầm non Mỹ Đức (Quận 12) - cho biết, để tạo điều kiện cho giáo viên có thêm thu nhập, cô cũng đã “vào vai” thương lái về quê lấy cam, xoài, măng cụt… mang lên cho các cô bán. Một số cô khác của trường thì ban ngày đến nhà phụ huynh giữ con, tối lại về trường ở.

Cô giáo H.N.C (27 tuổi, Đồng Nai) - giáo viên một trường mầm non ở quận 12, TPHCM - cũng rơi vào hoàn cảnh khó khăn đành phải về quê “ăn bám bố mẹ”. Theo nữ giáo viên, hai vợ chồng dưới Đồng Nai lên thành phố làm ăn, chồng lái taxi còn vợ đi dạy mầm non, cuộc sống vốn khó khăn nay lại càng khó khăn hơn. Cô C sau khi thử đi xin việc một số nơi nhưng lại yêu cầu phải làm lâu dài mới được hưởng lương nhưng lịch nghỉ học chưa biết đến khi nào nên không xin được việc. Cô C sau đó đành phải về quê giúp bố mẹ việc đồng áng để hạn chế tối đa chi phí ăn uống, nhà trọ, điện nước… ở thành phố.

Đã ngoài 40 tuổi nên thầy giáo H.S - giáo viên một trường tiểu học ở quận Bình Thạnh - càng khó để tìm việc làm thêm. Thầy S cho hay, mấy ngày nay đã phải chạy xe ôm công nghệ để kiếm thêm thu nhập.

Các chủ trường tư cũng lâm cảnh lao đao

Các chủ trường tư cũng đang lâm vào tình cảnh lao đao. Mới đây, chủ trường mầm mon Đ.R.M (thị xã Dĩ An, Bình Dương) đã ra thông báo quyết định giảm biên chế, cho thôi việc 1/3 giáo viên và các vị trí vòng ngoài tại trường.

Là chủ 2 cơ sở mầm non tại quận Thủ Đức (TPHCM), ông Nguyễn Trọng Trung chia sẻ rằng, ông cũng đang trong tình cảnh vô cùng khó khăn. Mặc dù giáo viên đồng ý giảm 50% thu nhập nhưng mỗi tháng, ông vẫn phải bù gần 500 triệu đồng: 110 triệu tiền thuê mặt bằng, 300 triệu tiền lương giáo viên, 90 triệu tiền đóng bảo hiểm. Do đó, để giữ trường, vợ chồng ông đang làm hồ sơ để cầm cố căn nhà đang ở.

Nhóm pV
TIN LIÊN QUAN

Giáo viên tất bật vệ sinh trường lớp, chuẩn bị đón học sinh

Đình Trọng - Hà Anh Chiến - Phương Linh |

Nhằm đảm bảo an toàn cho học sinh, theo ghi nhận của phóng viên Lao Động, trong ngày 1.3, cơ sở giáo dục tại các địa phương đã gấp rút thực hiện vệ sinh, khử khuẩn trường lớp, chuẩn bị mọi điều kiện để đón học sinh trở lại trường từ 2.3.

Giáo viên hiến kế chương trình học phù hợp với dịch COVID-19

HUYÊN NGUYỄN |

Trước tình hình diễn biến phức tạp của dịch COVID-19, cô giáo Phạm Thái Lê – giáo viên Trường Marie Curie, Hà Nội kiến nghị Bộ Giáo dục và Đào tạo cần có kế hoạch cụ thể, chủ động hơn để ứng phó với diễn biến của dịch bệnh. Thời điểm kết thúc năm học vào cuối tháng 6 là hợp lý.

Cuộc sống chật vật khi nghỉ dạy vì dịch COVID-19

Quế Chi - Anh Thư |

Hiện tại, các trường vẫn cho học sinh nghỉ để phòng chống dịch COVID-19. Nếu như ở các trường công, giáo viên vẫn được nhận lương trong thời gian nghỉ, thì ở các trường tư thục, nhất là các trường tư thục mầm non, các giáo viên đang phải xoay xở để vượt qua khó khăn khi không còn thu nhập - vốn đã thấp của mình.

Ông Nguyễn Xuân Phúc thôi giữ chức vụ Chủ tịch nước

Thanh Hà |

Ban Chấp hành Trung ương Đảng đồng ý để ông Nguyễn Xuân Phúc thôi giữ các chức vụ Uỷ viên Bộ Chính trị, Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XIII, Chủ tịch nước CHXHCN Việt Nam, Chủ tịch Hội đồng Quốc phòng, an ninh nhiệm kỳ 2021 - 2026.

Các nhà vườn miền Tây tất bật vận chuyển hoa ra chợ bán Tết

YẾN PHƯƠNG |

Tại một số vườn hoa Tếtmiền Tây, vào thời điểm này, các nhà vườn đang tất bật với việc xuất hoa bán cho thương lái, hoặc vất vả vận chuyển từng chậu hoa từ vườn ra chợ để bán Tết.

Tăng cường củng cố tin cậy chính trị Việt Nam - Hàn Quốc

Thanh Hà |

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ và Chủ tịch Quốc hội Hàn Quốc Kim Jin-pyo nhất trí tiếp tục tăng cường củng cố tin cậy chính trị.

Tướng hàng đầu Mỹ thị sát quân đội Ukraina

Ngọc Vân |

Tướng Mỹ Mark Milley đến Đức để giám sát chương trình huấn luyện binh sĩ Ukraina của Lầu Năm Góc.

Hà Nội ngày cận Tết, ra khỏi nhà là gặp... tắc đường

Tô Thế |

Hà Nội - Cũng như mọi năm vào dịp cận Tết Nguyên đán, các tuyến đường ở Hà Nội luôn có mật độ phương tiện lưu thông rất cao. Nhiều tuyến phố ùn tắc bất kể ngày đêm.

Giáo viên tất bật vệ sinh trường lớp, chuẩn bị đón học sinh

Đình Trọng - Hà Anh Chiến - Phương Linh |

Nhằm đảm bảo an toàn cho học sinh, theo ghi nhận của phóng viên Lao Động, trong ngày 1.3, cơ sở giáo dục tại các địa phương đã gấp rút thực hiện vệ sinh, khử khuẩn trường lớp, chuẩn bị mọi điều kiện để đón học sinh trở lại trường từ 2.3.

Giáo viên hiến kế chương trình học phù hợp với dịch COVID-19

HUYÊN NGUYỄN |

Trước tình hình diễn biến phức tạp của dịch COVID-19, cô giáo Phạm Thái Lê – giáo viên Trường Marie Curie, Hà Nội kiến nghị Bộ Giáo dục và Đào tạo cần có kế hoạch cụ thể, chủ động hơn để ứng phó với diễn biến của dịch bệnh. Thời điểm kết thúc năm học vào cuối tháng 6 là hợp lý.

Cuộc sống chật vật khi nghỉ dạy vì dịch COVID-19

Quế Chi - Anh Thư |

Hiện tại, các trường vẫn cho học sinh nghỉ để phòng chống dịch COVID-19. Nếu như ở các trường công, giáo viên vẫn được nhận lương trong thời gian nghỉ, thì ở các trường tư thục, nhất là các trường tư thục mầm non, các giáo viên đang phải xoay xở để vượt qua khó khăn khi không còn thu nhập - vốn đã thấp của mình.