Giấy phép "con" hành giáo viên:

Giáo viên bày tỏ gì sau cam kết của Bộ trưởng sửa quy định về chứng chỉ?

Nhóm phóng viên |

Sau khi Bộ trưởng Bộ Nội vụ Lê Vĩnh Tân cam kết trước Quốc hội rằng sẽ sửa quy định về văn bằng chứng chỉ tin học, ngoại ngữ để "không còn là gánh nặng với cán bộ công chức, viên chức nữa", nhiều viên chức, giáo viên tỏ ra vui mừng và gửi nhiều bình luận dưới các bài viết trên Laodong.vn.

Nỗi khổ chung của nhiều giáo viên

Trong vô vàn các bình luận về thực trạng "giấy phép con hành giáo viên", đa số các ý kiến đều cho rằng nhiều loại chứng chỉ không cần thiết, gây lãng phí, tốn kém tiền của và làm đời sống của giáo viên càng thêm khó khăn.

Bạn đọc Kiều Sử bày tỏ nỗi trăn trở khi chính bản thân cũng trải qua tình trạng học các loại chứng chỉ theo quy định, tốn kém và không có tác dụng gì:

"Tôi đã đi dạy nhiều năm. Mặc dù hằng năm luôn hoàn thành xuất sắc hoặc hoàn thành tốt nhiệm vụ nhưng không được chuyển ngạch. Học bao nhiêu chứng chỉ, tốn kém thời gian tiền bạc nhưng cũng chẳng để làm gì. Bây giờ gần về hưu, thấy tiếc công sức đã bỏ ra nên vừa rồi tôi 51 tuổi vẫn tham gia thi thăng hạng 3. Cũng thử sức mình, kết quả đã đậu, nhưng quyền lợi thì chẳng được gì. Nghĩ lại cũng tủi thân".

Cùng quan điểm với bạn đọc Kiều Sử, bạn đọc Thành Phong cho rằng nên bỏ những loại chứng chỉ mang tính hình thức này đi để giáo viên bớt được một gánh nặng.

"Tôi thấy chứng chỉ này học xong không có tác dụng gì. Tất nhiên là chỉ đóng tiền học phí đầy đủ là đảm bảo thi đậu. Lấy chứng chỉ xong đem về xếp vào tủ rồi bỏ quên luôn. Vì sao giáo viên lại phải làm trái đạo đức nghề nghiệp để lấy những tấm chứng chỉ bằng cách thi gian dối đó. Không thiếu gì tiêu chuẩn sát thực để đánh giá trình độ giáo viên. Nên bỏ những loại chứng chỉ này đi để giáo viên bớt đi một gánh nặng tập trung cho công tác giảng dạy".

Bạn đọc Vo Thuong thể hiện nỗi băn khoăn khi đồng tiền lương giáo viên ít ỏi phải gánh đủ loại chứng chỉ.

"Cứ tưởng làm giáo viên là không phải thi nữa nhưng ai dè khi làm giáo viên rồi thì thi mãi mới được làm giáo viên. Muốn thăng hạng thì phải học lấy chứng chỉ thăng hạng. Kể cả không muốn thăng hạng thì cũng phải đi học giữ hạng, nếu không thì tụt hạng. Đồng lương giáo viên đã còm cõi, vừa nuôi con giờ còn phải nuôi cả các loại chứng chỉ...".

Trong vô vàn các bình luận về nỗi khổ của nghề giáo khi bị hành hạ bởi các loại "giấy phép con", bạn đọc Vũ Vân bày tỏ nguyện vọng cấp thiết phải sửa đổi quy định về những loại chứng chỉ để khỏi làm khó các thầy cô.

"Bộ Nội vụ cần sửa ngay quy định chứ không để diễn ra tình trạng những đồng lương chân chính, vốn ít ỏi của người thầy phải nộp cho đội "cò chứng chỉ". Giáo viên làm tốt chuyên môn của họ, sao còn yêu cầu họ đa tài thế?".

Không bình luận về việc đúng sai, nên giữ hay bỏ, bạn đọc Van Ngai Tran chỉ lặng lẽ bày tỏ nỗi chua chát trước thực trạng thầy cô phải vạy nợ ngân hàng để có tiền thi các loại chứng chỉ.

"Với mức lương của nghề giáo, các thầy cô cố gắng sống được với nghề đã là điều hết sức đáng trân trọng. Vậy mà còn phải vay mượn để hợp thức hóa các tiêu chí của ngành, thật đáng suy ngẫm...".

Hân hoan khi biết sẽ có quy định mới

Trong phiên chất vấn tại Quốc hội chiều 7.11, nhiều đại biểu đã chất vấn Bộ trưởng Nội vụ Lê Vĩnh Tân về vấn nạn chứng chỉ làm khổ công chức, viên chức nhiều năm qua. Có đại biểu gọi đây là một loại “giấy phép con”.

Trả lời chất vấn, Bộ trưởng Lê Vĩnh Tân thừa nhận “văn bằng, chứng chỉ phiền hà lắm” và nhận khuyết điểm vì để vấn nạn chứng chỉ làm khổ công chức suốt nhiều năm qua. Ông Tân cam kết: “Xin hứa với Quốc hội, sau khi Luật sửa đổi bổ sung Luật Cán bộ công chức, viên chức ban hành thì chúng tôi sẽ sửa quy định về văn bằng chứng chỉ tin học, ngoại ngữ để không còn là gánh nặng với cán bộ công chức, viên chức nữa".

Sau đó, trên nhiều diễn đàn dành cho viên chức, giáo viên đã dẫn lại bài viết: "Bộ trưởng Lê Vĩnh Tân cam kết sửa quy định về chứng chỉ tin học, ngoại ngữ" đăng tải trên Laodong.vn. Nhiều thầy cô bày tỏ sự vui mừng.

"Quy định bất hợp lý đã tồn tại nhiều năm, rất mong Luật Công chức, Viên chức 2020 sẽ có những quy định mới phù hợp hơn để giáo viên chúng tôi không còn khổ sở vì chứng chỉ nữa"- cô giáo Nguyễn Thị Hương (Bắc Ninh) bày tỏ.

Nhóm phóng viên
TIN LIÊN QUAN

Giấy phép con "hành" giáo viên: Từ nỗi khổ giáo viên đến lời hứa Bộ trưởng

Nhóm Phóng Viên |

Sau khi nhận được phản ánh của bạn đọc về tình trạng nhiều giáo viên vùng cao phải vay mượn tiền để đi thi chứng chỉ  Ngoại ngữ, Tin học kiểu gian lận nhằm hoàn thiện hồ sơ viên chức, thăng hạng, phóng viên Lao Động đã vào cuộc tìm hiểu và đăng tải loạt bài phản ánh tình trạng này. Sau đó, tại phiên chất vấn tại Quốc hội, Bộ trưởng Nội vụ Lê Vĩnh Tân cam kết: "Xin hứa với Quốc hội, sau khi Luật sửa đổi bổ sung Luật Cán bộ công chức ban hành thì chúng tôi sẽ sửa quy định về văn bằng chứng chỉ tin học, ngoại ngữ để không còn là gánh nặng với cán bộ công chức, viên chức nữa".

Đại học Sư phạm Thái Nguyên đã cắt xén thời lượng học chứng chỉ thế nào?

Nhóm Phóng viên |

Đại học sư phạm Thái Nguyên đã có văn bản phản hồi loạt bài "Giấy phép con hành giáo viên" mà báo Lao Động phản ánh. Tuy vậy, khi đối chiếu nội dung học theo quy định mà nhà trường cung cấp, chúng tôi thấy thời lượng thực học đã bị cắt xén đi quá nhiều...

Video điều tra: Bi hài lớp đào tạo chứng chỉ ở Đại học Sư phạm Thái Nguyên

Nhóm Phóng Viên Lao Động |

Giáo viên mất hơn 2 triệu đồng học chứng chỉ bồi dưỡng chức danh nghề nghiệp tại Đại học Sư phạm Thái Nguyên để đổi lại những kiến thức "rất cũ", "đã được học trong trường sư phạm". Thời lượng học thì bị cắt xén đến mức tối đa, bài thu hoạch để đạt chứng chỉ cũng được các "cò" làm hộ, miễn sao đóng đủ tiền.

Bỏ tiền triệu học chứng chỉ kiểu "cho có" tại Trường Đại học sư phạm Thái Nguyên

Nhóm Phóng viên |

Giáo viên mất hơn 2 triệu đồng học chứng chỉ bồi dưỡng chức danh nghề nghiệp tại Trường Đại học Sư phạm (Đại học Thái Nguyên) để đổi lại những kiến thức "rất cũ", "đã được học trong trường sư phạm". Thời lượng học thì bị cắt xén đến mức tối đa, bài thu hoạch để đạt chứng chỉ cũng được các "cò" làm hộ, miễn sao đóng đủ tiền.

Giáo viên vay tiền ngân hàng, ngập trong nợ để dự kỳ thi chứng chỉ gian lận

Nhóm PV |

Những tháng cùng ăn, cùng học với giáo viên, chúng tôi tận thấy nỗi thống khổ, vất vả của thầy cô trên hành trình chinh phục những chứng chỉ để đủ điều kiện được thăng hạng chức danh nghề nghiệp. Những chuyện bi hài đằng sau tấm chứng chỉ lần lượt được giáo viên kể ra, xót xa và chua chát. Họ tự hỏi: “Ai đã vẽ ra quy định để tận thu những đồng tiền từ mồ hôi, nước mắt giáo viên?”.

Video: "Thủ phủ” gian lận chứng chỉ vẫn tấp nập như thách thức Bộ GDĐT

Nhóm Phóng viên |

Thời gian qua, Bộ Giáo dục Đào tạo đã có nhiều động thái siết lại việc quản lý hệ thống văn bằng, chứng chỉ, đặc biệt là việc gian lận thi chứng chỉ. Tháng 9.2019, Bộ đã có quyết định dừng cấp chứng chỉ Tin học và Ngoại ngữ của 48 đơn vị. Nhưng bất chấp việc này, tại Thái Nguyên,những kỳ thi chứng chỉ gian lận vẫn được tổ chức đều đặn. Đáng nói hơn, trước đó chỉ vài tháng, Báo Lao Động cũng đã có loạt bài phản ánh tình trạng gian lận thi chứng chỉ một cách công khai diễn ra tại Thái Nguyên.

Trục lợi từ những kỳ thi chứng chỉ gian lận, "làm tiền" giáo viên vùng cao

Nhóm Phóng Viên |

Nhiều giáo viên vùng cao mà chúng tôi tiếp xúc phải đau khổ và dằn vặt. Họ dạy học sinh của mình phải trung thực trong học tập, trong thi cử, trong mọi việc làm... nhưng chính họ buộc phải gian lận, thậm chí phải mua chứng chỉ để được thăng hạng, nâng lương. 

Chênh lệch sốc giữa tài sản 1% người giàu nhất thế giới và 99% còn lại

Song Minh |

1% người giàu nhất thế giới đã trở nên giàu có hơn rất nhiều, nhanh hơn rất nhiều so với 99% phần còn lại của thế giới.

Giấy phép con "hành" giáo viên: Từ nỗi khổ giáo viên đến lời hứa Bộ trưởng

Nhóm Phóng Viên |

Sau khi nhận được phản ánh của bạn đọc về tình trạng nhiều giáo viên vùng cao phải vay mượn tiền để đi thi chứng chỉ  Ngoại ngữ, Tin học kiểu gian lận nhằm hoàn thiện hồ sơ viên chức, thăng hạng, phóng viên Lao Động đã vào cuộc tìm hiểu và đăng tải loạt bài phản ánh tình trạng này. Sau đó, tại phiên chất vấn tại Quốc hội, Bộ trưởng Nội vụ Lê Vĩnh Tân cam kết: "Xin hứa với Quốc hội, sau khi Luật sửa đổi bổ sung Luật Cán bộ công chức ban hành thì chúng tôi sẽ sửa quy định về văn bằng chứng chỉ tin học, ngoại ngữ để không còn là gánh nặng với cán bộ công chức, viên chức nữa".

Đại học Sư phạm Thái Nguyên đã cắt xén thời lượng học chứng chỉ thế nào?

Nhóm Phóng viên |

Đại học sư phạm Thái Nguyên đã có văn bản phản hồi loạt bài "Giấy phép con hành giáo viên" mà báo Lao Động phản ánh. Tuy vậy, khi đối chiếu nội dung học theo quy định mà nhà trường cung cấp, chúng tôi thấy thời lượng thực học đã bị cắt xén đi quá nhiều...

Video điều tra: Bi hài lớp đào tạo chứng chỉ ở Đại học Sư phạm Thái Nguyên

Nhóm Phóng Viên Lao Động |

Giáo viên mất hơn 2 triệu đồng học chứng chỉ bồi dưỡng chức danh nghề nghiệp tại Đại học Sư phạm Thái Nguyên để đổi lại những kiến thức "rất cũ", "đã được học trong trường sư phạm". Thời lượng học thì bị cắt xén đến mức tối đa, bài thu hoạch để đạt chứng chỉ cũng được các "cò" làm hộ, miễn sao đóng đủ tiền.

Bỏ tiền triệu học chứng chỉ kiểu "cho có" tại Trường Đại học sư phạm Thái Nguyên

Nhóm Phóng viên |

Giáo viên mất hơn 2 triệu đồng học chứng chỉ bồi dưỡng chức danh nghề nghiệp tại Trường Đại học Sư phạm (Đại học Thái Nguyên) để đổi lại những kiến thức "rất cũ", "đã được học trong trường sư phạm". Thời lượng học thì bị cắt xén đến mức tối đa, bài thu hoạch để đạt chứng chỉ cũng được các "cò" làm hộ, miễn sao đóng đủ tiền.

Giáo viên vay tiền ngân hàng, ngập trong nợ để dự kỳ thi chứng chỉ gian lận

Nhóm PV |

Những tháng cùng ăn, cùng học với giáo viên, chúng tôi tận thấy nỗi thống khổ, vất vả của thầy cô trên hành trình chinh phục những chứng chỉ để đủ điều kiện được thăng hạng chức danh nghề nghiệp. Những chuyện bi hài đằng sau tấm chứng chỉ lần lượt được giáo viên kể ra, xót xa và chua chát. Họ tự hỏi: “Ai đã vẽ ra quy định để tận thu những đồng tiền từ mồ hôi, nước mắt giáo viên?”.

Video: "Thủ phủ” gian lận chứng chỉ vẫn tấp nập như thách thức Bộ GDĐT

Nhóm Phóng viên |

Thời gian qua, Bộ Giáo dục Đào tạo đã có nhiều động thái siết lại việc quản lý hệ thống văn bằng, chứng chỉ, đặc biệt là việc gian lận thi chứng chỉ. Tháng 9.2019, Bộ đã có quyết định dừng cấp chứng chỉ Tin học và Ngoại ngữ của 48 đơn vị. Nhưng bất chấp việc này, tại Thái Nguyên,những kỳ thi chứng chỉ gian lận vẫn được tổ chức đều đặn. Đáng nói hơn, trước đó chỉ vài tháng, Báo Lao Động cũng đã có loạt bài phản ánh tình trạng gian lận thi chứng chỉ một cách công khai diễn ra tại Thái Nguyên.

Trục lợi từ những kỳ thi chứng chỉ gian lận, "làm tiền" giáo viên vùng cao

Nhóm Phóng Viên |

Nhiều giáo viên vùng cao mà chúng tôi tiếp xúc phải đau khổ và dằn vặt. Họ dạy học sinh của mình phải trung thực trong học tập, trong thi cử, trong mọi việc làm... nhưng chính họ buộc phải gian lận, thậm chí phải mua chứng chỉ để được thăng hạng, nâng lương.