"Giang hồ mạng" Phúc XO, Khá Bảnh và “lưới lọc” từ lương tri cộng đồng

THẾ LÂM |

Trong vài tháng trở lại đây hay chính xác hơn là từ sau Tết Nguyên đán 2019, thông tin giả, xấu, độc trên mạng xã hội ngày càng trở nên nhức nhối. Cùng với đó, làn sóng dư luận đồng thuận với việc phải có biện pháp quyết liệt chống tin giả, thông tin nhảm nhí, độc hại… trên mạng xã hội ngày càng dâng cao qua các vụ việc như Momo Challenge, Khá Bảnh…

Kiên quyết nói “không”

Dư luận đã nói không một cách rõ ràng và kiên quyết khi làn sóng game “hướng dẫn tự sát” Momo Challenge quay trở lại trên YouTube và YouTube Kids dưới dạng “nguyên con” hay chỉ là một trường đoạn từ 10-15 giây cài vào các clip dành cho trẻ em. Cho dù ban đầu phía Google phủ nhận rằng không thấy có sự xuất hiện của Momo Challenge trên YouTube nhưng sau đó, cứ qua mỗi ngày mỗi tuần, các nội dung “hướng dẫn tự sát” từ Momo Challenge đã được “day tận tay chỉ tận mặt” ẩn trong các clip trên YouTube Kids.

Hàng loạt Facebooker, các phương tiện truyền thông đã bất bình trước việc thả lỏng nội dung đăng tải trên YouTube của “ông lớn” mạng xã hội video này. Thậm chí, các nhà quan sát còn chỉ ra, suốt nhiều năm qua YouTube chỉ chạy theo views, chạy theo lượng người theo dõi trên các kênh mà sao nhãng việc kiểm soát nội dung, khiến lọt lưới rất nhiều nội dung độc hại mà điển hình là Momo Challenge, hay các clip nội dung nhảm nhí, phản cảm, chửi bới, bạo lực như của Khá “bảnh”, “thánh chửi” Dương Minh Tuyền, Huấn Hoa hồng, Dũng “trọc”, v.v…

Từ áp lực của dư luận và yêu cầu của cơ quan chức năng Việt Nam, YouTube buộc phải xóa kênh YouTube của Khá “bảnh” và kênh YouTube của Dương Minh Tuyền. Một số “thánh chửi” khác có kênh YouTube chuyên chửi bới, bạo lực, nhảm nhí cũng phải tự đóng kênh hoặc tự lọc nội dung bằng cách xóa những clip nội dung nhảm nhí phản cảm và để lại những clip có nội dung bình thường hoặc hướng thiện như đi làm từ thiện chẳng hạn.

Làn sóng phản ứng với các trang Facebook đưa tin giả, tin thêu dệt cũng đang dần thể hiện sự chín chắn. Đơn cử trường hợp trang Facebook “Đầm bầu thời trang Mami” tung tin sai sự thật về dịch tả lợn Châu Phi, đã bị dư luận phản ứng dữ dội. Sau đó, cơ quan chức năng vào cuộc làm rõ và xử lý vi phạm đối với Facebooker với mức phạt hành chính 20 triệu đồng. Mới đây nhất là trường hợp đám tang cố nghệ sĩ hài Anh Vũ, một số YouTuber đến đám tang có những hành động phản cảm như cười cợt, thả “tim” và quay cảnh đám tang về để tung lên câu views trên YouTube, cũng đã bị cộng đồng lên án.

Dư luận đã phản ứng đầy cảnh tỉnh về nội dung game “hướng dẫn tự sát” Momo Challenge quay trở lại trên YouTube. Ảnh: P.K
Dư luận đã phản ứng đầy cảnh tỉnh về nội dung game “hướng dẫn tự sát” Momo Challenge quay trở lại trên YouTube. Ảnh: P.K

“Lưới lọc” từ cộng đồng

Có một thực tế là, chính YouTube và Facebook thời gian qua đã thả lỏng quản lý nội dung bao gồm những thông tin, hình ảnh dung tục, phản cảm, bạo lực, phân biệt chủng tộc, thông tin độc hại, tin giả, nhảm nhí, v.v… Các “ông lớn” này cho dù có trang bị những bộ máy lọc với đội ngũ hùng hậu và những phần mềm trí tuệ nhân tạo thông minh đến mấy thì cũng phải tận dụng “lưới lọc” từ cộng đồng báo cáo xấu về những nội dung, thông tin trên. Vấn đề ở chỗ, có nhiều báo cáo xấu nhưng vì những quyền lợi khác nhau, các “ông lớn” Internet này không xử lý triệt để.

Còn nhớ mùa World Cup 2018 diễn ra tại Nga, VTV đã phải rất khó khăn mới mua được bản quyền phát sóng tại Việt Nam trong bối cảnh tình trạng vi phạm bản quyền tràn lan rất có thể khiến đối tác cắt quyền phát sóng giữa chừng. Lúc đó, cộng đồng “Hiệp sĩ online” được hình thành và công việc tự nguyện của họ là hằng ngày “canh sóng World Cup” xem các cá nhân, tổ chức, trang mạng, tài khoản nào xâm phạm bản quyền giúp cho VTV, HTV kịp thời xử lý hàng nghìn trường hợp vi phạm.

Trường hợp cảnh báo về “giang hồ mạng” vừa qua cũng thế, từ “lưới lọc” trong cộng đồng chính là những người dùng Facebook, YouTube có trách nhiệm đã cảm thấy “chối tai gai mắt” và lên tiếng tạo nên làn sóng dư luận lên án các nội dung nhảm nhí phản cảm và tình trạng “giang hồ mạng” đầy nguy hại đối với xã hội đặc biệt là đối với giới trẻ. Từ đó, cơ quan chức năng đã vào cuộc xử lý. Bởi nghĩ cho cùng, ngay cả các cơ quan chức năng cũng không thể đủ triệu tay triệu mắt để kiểm tra, phát hiện hết các vi phạm trên hơn 60 triệu tài khoản Facebook và hơn 30 triệu người dùng YouTube tại Việt Nam.

Anh xử mạnh mạng xã hội để lọt nội dung “bẩn”

Luật An toàn trực tuyến mới vừa có hiệu lực tại Vương quốc Anh, quy định các tập đoàn truyền thông, những “ông lớn” mạng xã hội sẽ bị xử phạt rất nặng nếu để lọt lưới các nội dung “bẩn” và độc hại như khủng bố, bạo lực, phân biệt chủng tộc, lạm dụng tình dục trẻ em, tự tử, v.v… Những nội dung như thế bị xem là thiếu sự bảo vệ đối với người dùng, gây ra các hiệu ứng tiêu cực tràn lan trong xã hội và trở thành mối lo ngại cho hàng triệu gia đình. Chính phủ Anh có thể xem xét các mức xử lý như phạt tiền, cấm truy cập vào các trang web bị nghi ngờ có chứa hình ảnh, thông tin độc hại cho người dùng. Bằng cách đó, Chính phủ Anh muốn buộc các Cty Internet không thể tiếp tục lảng tránh trách nhiệm của họ.

EU chống tin giả trên các mạng xã hội

Đầu tháng 3.2019, ngay trong lúc làn sóng game “hướng dẫn tự sát” Momo Challenge quay trở lại trên YouTube, Liên minh Châu Âu (EU) đã đưa ra phát ngôn rằng Facebook, Twitter và Google chưa làm đủ để chống lại những thông tin sai lệch trên các nền tảng mạng xã hội này. Chính các “ông lớn” mạng xã hội này đã từng ký vào một đề xuất với Ủy ban Châu Âu về việc thiết lập cơ chế để tăng tính minh bạch và chống lại các tài khoản giả mạo. Tuy nhiên với thực trạng đã và đang diễn ra về tin giả, EU có thể sẽ áp đặt thêm các quy định ngặt nghèo hơn với các Cty Internet để thúc đẩy xử lý tình trạng tin giả trên nền tảng của họ.

YouTube nhiều lần bị tẩy chay quảng cáo vì nội dung “bẩn”

Do buông lỏng quản lý nội dung trên nền tảng của mình để cho các thông tin độc hại, phản cảm, nhảm nhí, bạo lực, phân biệt chủng tộc, quấy rối tình dục, v.v… xuất hiện trên các kênh YouTube, mạng xã hội này đã nhiều lần phải hứng chịu sự tẩy chay về quảng cáo từ các doanh nghiệp.

Tháng 11.2017, một làn sóng tẩy chay quảng cáo trên YouTube do một loạt tập đoàn và Cty lớn tiến hành, gồm Mars Inc, Deutsche Bank AG, Adidas AG… Còn trước đó là những Cty như Johnson & Johnson, JPMorgan Chase, Verizon, AT&T, Starbucks, Pepsi, Walmart, HSBC, Marks and Spencer, L’Oreal, BBC... Làn sóng tẩy chay này bắt nguồn từ việc YouTube để lọt nhiều video có nội dung tin giả, mang tư tưởng ấu dâm, các clip khiêu dâm… ảnh hưởng đến trẻ em.

Đầu năm 2018, Unilever - tập đoàn hàng đầu về sản xuất hàng tiêu dùng của Anh - đã yêu cầu cả Google và Facebook phải dẹp những video tin giả, phân biệt chủng tộc và cực đoan tràn lan.

Tại Việt Nam, vào tháng 3.2017, một loạt doanh nghiệp như FPT Shop, Vinamilk, Vietnam Airlines, Ford Việt Nam cùng nhiều Cty khác đã rút quảng cáo khỏi YouTube vì quảng cáo của họ bị gắn vào các clip có nội dung độc hại, không phù hợp gây ảnh hưởng đến thương hiệu và uy tín. Vào thời điểm đó, Cục Phát thanh truyền hình và Thông tin điện tử xác định được 15 kênh, tài khoản cá nhân đưa lên Internet hơn 8.000 clip có nội dung phản cảm, bạo lực, tuyên truyền sai lệch. Còn mới đây, trong làng sóng phản đối “giang hồ mạng”, Ngân hàng Hàng hải Việt Nam (MSB) cũng cho biết tạm dừng quảng cáo trên YouTube để tiến hành rà soát lại. P.K (ghi)

THẾ LÂM
TIN LIÊN QUAN

Khá Bảnh xuất hiện trong đề thi học sinh giỏi

Theo Trí thức trẻ |

Khá Bảnh vừa xuất hiện trong một đề thi học sinh giỏi lớp 11 ở Hải Phòng. Đề thi này đã và đang được chia sẻ rất nhiều trên các mạng xã hội.

Khá Bảnh kiếm tiền tỉ qua Youtube: Tổng cục Thuế nói gì?

CAO NGUYÊN |

Trong trường hợp, nếu cơ quan thuế phát hiện Khá Bảnh không kê khai nộp thuế thì phải đóng thêm tiền phạt, bị tính tiền chậm nộp thuế, ông Đặng Ngọc Minh, Tổng cục phó Tổng cục Thuế (Bộ Tài chính) khẳng định.

Phụ huynh chú ý: "Thử thách Momo" trở lại, yêu cầu trẻ tự cắt tay

Phan Anh (T/H) |

Momo - nhân vật ảo đưa ra các thử thách nguy hiểm tới trẻ em vừa xuất hiện trong các clip nổi tiếng, gồm cả bài hát Baby Shark. Cảnh sát Tây Ban Nha đã phải ra cảnh báo các bậc cha mẹ để có phương án bảo vệ con.

Điều gì khiến lăng mộ Nefetari được mệnh danh là ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập

Yến Nhi |

Được mệnh danh là "ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập", lăng mộ cổ của nữ hoàng Nefetari không chỉ có kiến trúc xa hoa mà còn chứa đựng một câu chuyện hấp dẫn.

Tiền vệ Hùng Dũng: Tôi buồn vì không thể tặng quà thầy Park Hang-seo

AN NGUYÊN |

Tiền vệ Hùng Dũng và các đồng đội tuyển Việt Nam bày tỏ sự tiếc nuối khi không thể mang về món quà ý ở giải đấu cuối cùng của huấn luyện viên Park Hang-seo.

Bắt tạm giam 2 nữ phó giám đốc Bệnh viện TP Thủ Đức

Việt Dũng |

Mở rộng điều tra vụ án sai phạm về đấu thầu xảy ra tại Bệnh viện TP Thủ Đức (TPHCM), Cơ quan Cảnh sát điều tra đã bắt tạm giam 2 phó giám đốc đơn vị này.

Bến xe lớn nhất nước đông nghẹt người về quê đón Tết

MINH QUÂN |

TPHCM - Chiều 16.1, hàng nghìn người đổ về bến xe Miền Đông mới để về quê đón Tết. Do lượng khách tăng đột biến nên bến xe Miền Đông mới không đủ ghế cho khách ngồi chờ, nhiều người phải ngồi dưới sàn nhà.

Tết Hà Nội với hương vị ô mai gừng thân quen

Vân Hoa |

Dịp Tết đến, người người đổ về Hàng Đường, con phố nổi tiếng về mứt, ô mai. Trong đó, ô mai gừng là món được mua nhiều hơn cả, bởi vị cay nồng, ấm đượm rất hợp với tiết xuân.

Khá Bảnh xuất hiện trong đề thi học sinh giỏi

Theo Trí thức trẻ |

Khá Bảnh vừa xuất hiện trong một đề thi học sinh giỏi lớp 11 ở Hải Phòng. Đề thi này đã và đang được chia sẻ rất nhiều trên các mạng xã hội.

Khá Bảnh kiếm tiền tỉ qua Youtube: Tổng cục Thuế nói gì?

CAO NGUYÊN |

Trong trường hợp, nếu cơ quan thuế phát hiện Khá Bảnh không kê khai nộp thuế thì phải đóng thêm tiền phạt, bị tính tiền chậm nộp thuế, ông Đặng Ngọc Minh, Tổng cục phó Tổng cục Thuế (Bộ Tài chính) khẳng định.

Phụ huynh chú ý: "Thử thách Momo" trở lại, yêu cầu trẻ tự cắt tay

Phan Anh (T/H) |

Momo - nhân vật ảo đưa ra các thử thách nguy hiểm tới trẻ em vừa xuất hiện trong các clip nổi tiếng, gồm cả bài hát Baby Shark. Cảnh sát Tây Ban Nha đã phải ra cảnh báo các bậc cha mẹ để có phương án bảo vệ con.